Nghiên cứu sử dụng nước thải sau chưng cất cồn để sản suất chế phẩm BIO-HR dùng trong chăn nuôi
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 413.87 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của nghiên cứu này là tận dụng nước thải sau chưng cất cồn của nhà máy rượu bình tây làm môi trường nuôi cấy hỗn hợp vi sinh vật có ích, tạo chế phẩm sinh học giá rẻ dùng trong chăn nuôi. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng nước thải sau chưng cất cồn để sản suất chế phẩm BIO-HR dùng trong chăn nuôi TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 132-136 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC THẢI SAU CHƯNG CẤT CỒN ĐỂ SẢN SUẤT CHẾ PHẨM BIO-HR DÙNG TRONG CHĂN NUÔI Võ Thị Hạnh1*, Lê Thị Bích Phượng1, Trần Thạnh Phong1, Lê Tấn Hưng1, Trương Thị Hồng Vân1, Lê Thị Hương1, Tô Thanh Hằng2 (1) Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)hanhthunhan@gmail.com (2) Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT: Nước thải sau chưng cất cồn (NTSCCC) của nhà máy rượu Bình Tây được sử dụng làm môi trường nuôi cấy giống hỗn hợp vi sinh vật (VSV) có ích tạo chế phẩm sinh học BIO-HR. Chế phẩm BIOHR chứa mật độ tế bào Bacillus sp. ≥ 107 CFU/ml, Lactobacillus sp. ≥ 107 CFU/ml, Saccharomyces sp. ≥ 106 CFU/ml, pH 4-5, không chứa Coliforms, có mùi thơm và vị chua và bảo quản được trong thời gian trên một tháng. Hiệu quả sử dụng của chế phẩm BIO-HR (2,5 ml Bio-HR/lít nước) cho gà Lương Phượng 3 tuần tuổi uống, sau 8 tuần nuôi, tăng trọng bình quân (kg/con) cao hơn lô đối chứng 30%; hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp hơn lô đối chứng 16%. Vì vậy, các nhà máy sản xuất cồn thay vì tốn chi phí để xứ lý toàn bộ nước thải, có thể tận dụng NTSCCC để sản xuất chế phẩm sinh học giàu VSV có ích, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng lợi nhuận cho nhà máy; giúp người chăn nuôi mua được chế phẩm sinh học giá rẻ và hiệu quả sử dụng cao. Từ khóa: Bacillus, Coliforms, Lactobacillus, Saccharomyces, chăn nuôi, vi sinh vật có ích. MỞ ĐẦU Tính trung bình, lượng nước thải của các nhà máy sản xuất ethanol gấp 10 lần thể tích ethanol thành phẩm. Tùy thuộc vào loại nguyên liệu và qui mô sản xuất ethanol mà các nhà máy lựa chọn các phương pháp tái sử dụng và xử lý khác nhau. Nước thải chưng chất cồn từ nguyên liệu tinh bột (bắp, lúa miến, lúa mạch, lúa mì, khoai tây...) có giá trị dinh dưỡng cao, gồm tế bào nấm men tự phân giải, giàu các vitamin nhóm B, protein thô (1-4%, dựa trên chất khô), chất xơ, các axít amin và các chất khoáng [4]. Ở Hoa Kỳ, ethanol được sản xuất từ tinh bột ngô, trung bình 25,4 kg bột ngô sản xuất ra 10,6 lít ethanol, 8,2 kg bã rượu khô và 8,2 kg CO2 [5]. Chất thải sau chứng cất cồn được ly tâm để tách nước, phần chất rắn khoảng 65% độ ẩm, gọi là bã rượu ướt, hoặc được sấy khô gọi là bã rượu khô, phần chất lỏng được cô đặc và phối trộn lại với bã rượu ướt. Tất cả các loại bã rượu được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi [3]. Nước thải chưng cất cồn từ tinh bột còn được sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ [6], nhân sinh khối Lactobacillus sakei CY1 [8] và Saccharomyces cerevisiae [5]. Công ty cổ phần rượu Bình Tây có dây chuyền công nghệ sản xuất cồn thực phẩm tiên tiến, sử dụng nguyên liệu tinh bột gạo và một phần nhỏ tinh bột khoai mì qui mô 20.000 lít/ngày, NTSCCC (100-200 m3 /ngày) được cho qua máy lọc khung bản để tách nước, phần chất rắn dạng bột nhão được bán giá rẻ làm thức ăn gia súc, phần nước được cho qua hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học (vốn đầu tư 16 tỉ đồng) đạt tiêu chuẩn loại A trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, chi phí để vận hành hệ thống xử lý nước thải rất cao (khoảng 35.000 đ/khối nước thải). Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là tận dụng NTSCCC của nhà máy rượu Bình Tây làm môi trường nuôi cấy hỗn hợp VSV có ích, tạo chế phẩm sinh học giá rẻ dùng trong chăn nuôi. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu Nước thải sau chưng cất cồn được lấy từ nhà máy rượu Bình Tây, và được gửi phân tích các chỉ tiêu: chất khô (%), đạm thô (%), tinh bột (%), xơ thô (%), P, K, Mg và Coliforms. Giống VSV có ích: chứa hỗn hợp các chủng Bacillus spp. 109 CFU/ml, Lactobacillus spp., 109 CFU/ml và Saccharomyces spp. 108 CFU/ml (được sản xuất tại Pilot Công nghệ vi sinh, Viện Sinh học nhiệt đới). 132 Vo Thi Hanh et al. Qui trình sản xuất chế phẩm BIO-HR Giống VSV có ích → Môi trường NTSCCC (rỉ đường mía 2% w/v) → Lên men tĩnh 3-5 ngày ở nhiệt độ phòng → đóng chai: chế phẩm Bio-HR [2]. Theo dõi các chỉ tiêu: mật độ tế bào Bacillus spp., vi khuẩn lactic, nấm men, pH, Coliforms, mùi vị của các dịch nuôi cấy (sản xuất 3 mẻ). Xác định mật độ tế bào VSV: bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên môi trường chọn lọc [1]. Thử nghiệm hiệu quả chế phẩm Bio-HR trên gà Lương Phượng Chế phẩm BIO-HR được thử nghiệm trên gà Lương Phượng từ 3 tuần tuổi bằng cách pha với nước sạch cho gà uống, thử nghiệm được chia lô ngẫu nhiên, mỗi lô 30 con (đồng đều giới tính, trọng lượng và khỏe mạnh), tại Trung tâm Nông Lâm Ngư, Đại học Nông lâm tp. Hồ Chí Minh theo các công thức như sau: lô 1 (đối chứng): Cám hỗn hợp Con Cò; Lô 2: Cám hỗn hợp Con Cò + Chế phẩm BIO-HR (2,5 ml/lít nước uống); lô 3: Cám hỗn hợp Con Cò + Chế phẩm BIO-HR (5,0 ml/lít nước uống); Lô 4: Cám hỗn hợp Con Cò + Chế phẩm Bio-HR (7,5 ml/lít nước uống). Theo dõi các chỉ tiêu tăng trọng trung bình, thức ăn tiêu tốn và hệ số tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg thể trọng) sau 8 tuần nuôi. Số liệu thu được của các công thức được phân tích biến lượng (ANOVA) đơn yếu tố để đánh giá sự khác biệt ở mức P ≤ 0,05, thao tác trên phần mềm MINITAB 16 for Window. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thành phần lý hóa sinh của nước thải sau chưng cất cồn Bảng 1. Các chỉ tiêu phân tích của nước thải sau chưng cất cồn Chỉ tiêu pH Chất khô (%) Đạm thô (g/l) Tinh bột (g/l) Xơ thô (g/l) P (mg/l) K (mg/l) Mg (mg/l) Coliforms Hàm lượng 3,9 1,82 12,25 1,03 1,35 222,59 164,62 27,23 Không phát hiện Bảng 1 cho thấy, thành phần NTSCCC của nhà máy rượu Bình Tây gồm đạm thô (12,25 g/l), P (222,59 mg/l), K (164,62 mg/l) và không có Coliforms nên thích hợp cho các chủng VSV có ích sinh trưởng. Sản xuất chế phẩm BIO-HR qui mô 10 lít/mẻ Môi trường NTSCCC được cho thùng nhựa 10 lít, cấy 5% giống hỗn hợp VSV có ích, để lên men tĩnh trong 3 ngày ở nhiệt độ phòng. Mật độ tế bào Bacillus sp., Lactobacillus sp., Saccharomyces sp. và pH của ba đợt sản xuất được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Mật độ VSV có ích và pH trong chế phẩm BIO-HR (qui mô 5 lít/mẻ) Các đợt sản xuất 1 2 3 133 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng nước thải sau chưng cất cồn để sản suất chế phẩm BIO-HR dùng trong chăn nuôi TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 132-136 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC THẢI SAU CHƯNG CẤT CỒN ĐỂ SẢN SUẤT CHẾ PHẨM BIO-HR DÙNG TRONG CHĂN NUÔI Võ Thị Hạnh1*, Lê Thị Bích Phượng1, Trần Thạnh Phong1, Lê Tấn Hưng1, Trương Thị Hồng Vân1, Lê Thị Hương1, Tô Thanh Hằng2 (1) Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)hanhthunhan@gmail.com (2) Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT: Nước thải sau chưng cất cồn (NTSCCC) của nhà máy rượu Bình Tây được sử dụng làm môi trường nuôi cấy giống hỗn hợp vi sinh vật (VSV) có ích tạo chế phẩm sinh học BIO-HR. Chế phẩm BIOHR chứa mật độ tế bào Bacillus sp. ≥ 107 CFU/ml, Lactobacillus sp. ≥ 107 CFU/ml, Saccharomyces sp. ≥ 106 CFU/ml, pH 4-5, không chứa Coliforms, có mùi thơm và vị chua và bảo quản được trong thời gian trên một tháng. Hiệu quả sử dụng của chế phẩm BIO-HR (2,5 ml Bio-HR/lít nước) cho gà Lương Phượng 3 tuần tuổi uống, sau 8 tuần nuôi, tăng trọng bình quân (kg/con) cao hơn lô đối chứng 30%; hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp hơn lô đối chứng 16%. Vì vậy, các nhà máy sản xuất cồn thay vì tốn chi phí để xứ lý toàn bộ nước thải, có thể tận dụng NTSCCC để sản xuất chế phẩm sinh học giàu VSV có ích, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng lợi nhuận cho nhà máy; giúp người chăn nuôi mua được chế phẩm sinh học giá rẻ và hiệu quả sử dụng cao. Từ khóa: Bacillus, Coliforms, Lactobacillus, Saccharomyces, chăn nuôi, vi sinh vật có ích. MỞ ĐẦU Tính trung bình, lượng nước thải của các nhà máy sản xuất ethanol gấp 10 lần thể tích ethanol thành phẩm. Tùy thuộc vào loại nguyên liệu và qui mô sản xuất ethanol mà các nhà máy lựa chọn các phương pháp tái sử dụng và xử lý khác nhau. Nước thải chưng chất cồn từ nguyên liệu tinh bột (bắp, lúa miến, lúa mạch, lúa mì, khoai tây...) có giá trị dinh dưỡng cao, gồm tế bào nấm men tự phân giải, giàu các vitamin nhóm B, protein thô (1-4%, dựa trên chất khô), chất xơ, các axít amin và các chất khoáng [4]. Ở Hoa Kỳ, ethanol được sản xuất từ tinh bột ngô, trung bình 25,4 kg bột ngô sản xuất ra 10,6 lít ethanol, 8,2 kg bã rượu khô và 8,2 kg CO2 [5]. Chất thải sau chứng cất cồn được ly tâm để tách nước, phần chất rắn khoảng 65% độ ẩm, gọi là bã rượu ướt, hoặc được sấy khô gọi là bã rượu khô, phần chất lỏng được cô đặc và phối trộn lại với bã rượu ướt. Tất cả các loại bã rượu được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi [3]. Nước thải chưng cất cồn từ tinh bột còn được sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ [6], nhân sinh khối Lactobacillus sakei CY1 [8] và Saccharomyces cerevisiae [5]. Công ty cổ phần rượu Bình Tây có dây chuyền công nghệ sản xuất cồn thực phẩm tiên tiến, sử dụng nguyên liệu tinh bột gạo và một phần nhỏ tinh bột khoai mì qui mô 20.000 lít/ngày, NTSCCC (100-200 m3 /ngày) được cho qua máy lọc khung bản để tách nước, phần chất rắn dạng bột nhão được bán giá rẻ làm thức ăn gia súc, phần nước được cho qua hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học (vốn đầu tư 16 tỉ đồng) đạt tiêu chuẩn loại A trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, chi phí để vận hành hệ thống xử lý nước thải rất cao (khoảng 35.000 đ/khối nước thải). Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là tận dụng NTSCCC của nhà máy rượu Bình Tây làm môi trường nuôi cấy hỗn hợp VSV có ích, tạo chế phẩm sinh học giá rẻ dùng trong chăn nuôi. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu Nước thải sau chưng cất cồn được lấy từ nhà máy rượu Bình Tây, và được gửi phân tích các chỉ tiêu: chất khô (%), đạm thô (%), tinh bột (%), xơ thô (%), P, K, Mg và Coliforms. Giống VSV có ích: chứa hỗn hợp các chủng Bacillus spp. 109 CFU/ml, Lactobacillus spp., 109 CFU/ml và Saccharomyces spp. 108 CFU/ml (được sản xuất tại Pilot Công nghệ vi sinh, Viện Sinh học nhiệt đới). 132 Vo Thi Hanh et al. Qui trình sản xuất chế phẩm BIO-HR Giống VSV có ích → Môi trường NTSCCC (rỉ đường mía 2% w/v) → Lên men tĩnh 3-5 ngày ở nhiệt độ phòng → đóng chai: chế phẩm Bio-HR [2]. Theo dõi các chỉ tiêu: mật độ tế bào Bacillus spp., vi khuẩn lactic, nấm men, pH, Coliforms, mùi vị của các dịch nuôi cấy (sản xuất 3 mẻ). Xác định mật độ tế bào VSV: bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên môi trường chọn lọc [1]. Thử nghiệm hiệu quả chế phẩm Bio-HR trên gà Lương Phượng Chế phẩm BIO-HR được thử nghiệm trên gà Lương Phượng từ 3 tuần tuổi bằng cách pha với nước sạch cho gà uống, thử nghiệm được chia lô ngẫu nhiên, mỗi lô 30 con (đồng đều giới tính, trọng lượng và khỏe mạnh), tại Trung tâm Nông Lâm Ngư, Đại học Nông lâm tp. Hồ Chí Minh theo các công thức như sau: lô 1 (đối chứng): Cám hỗn hợp Con Cò; Lô 2: Cám hỗn hợp Con Cò + Chế phẩm BIO-HR (2,5 ml/lít nước uống); lô 3: Cám hỗn hợp Con Cò + Chế phẩm BIO-HR (5,0 ml/lít nước uống); Lô 4: Cám hỗn hợp Con Cò + Chế phẩm Bio-HR (7,5 ml/lít nước uống). Theo dõi các chỉ tiêu tăng trọng trung bình, thức ăn tiêu tốn và hệ số tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg thể trọng) sau 8 tuần nuôi. Số liệu thu được của các công thức được phân tích biến lượng (ANOVA) đơn yếu tố để đánh giá sự khác biệt ở mức P ≤ 0,05, thao tác trên phần mềm MINITAB 16 for Window. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thành phần lý hóa sinh của nước thải sau chưng cất cồn Bảng 1. Các chỉ tiêu phân tích của nước thải sau chưng cất cồn Chỉ tiêu pH Chất khô (%) Đạm thô (g/l) Tinh bột (g/l) Xơ thô (g/l) P (mg/l) K (mg/l) Mg (mg/l) Coliforms Hàm lượng 3,9 1,82 12,25 1,03 1,35 222,59 164,62 27,23 Không phát hiện Bảng 1 cho thấy, thành phần NTSCCC của nhà máy rượu Bình Tây gồm đạm thô (12,25 g/l), P (222,59 mg/l), K (164,62 mg/l) và không có Coliforms nên thích hợp cho các chủng VSV có ích sinh trưởng. Sản xuất chế phẩm BIO-HR qui mô 10 lít/mẻ Môi trường NTSCCC được cho thùng nhựa 10 lít, cấy 5% giống hỗn hợp VSV có ích, để lên men tĩnh trong 3 ngày ở nhiệt độ phòng. Mật độ tế bào Bacillus sp., Lactobacillus sp., Saccharomyces sp. và pH của ba đợt sản xuất được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Mật độ VSV có ích và pH trong chế phẩm BIO-HR (qui mô 5 lít/mẻ) Các đợt sản xuất 1 2 3 133 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nước thải sau chưng cất cồn Sản suất chế phẩm BIO HR Môi trường nuôi cấy Hỗn hợp vi sinh vật Chế phẩm sinh họcTài liệu liên quan:
-
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 246 0 0 -
Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
3 trang 233 0 0 -
91 trang 112 0 0
-
114 trang 105 0 0
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng lát hoa
20 trang 101 0 0 -
Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
7 trang 101 0 0 -
91 trang 64 0 0
-
Chăm sóc thỏ mẹ và thỏ mới sinh
3 trang 51 0 0 -
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 44 0 0 -
Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba loài cá biển
6 trang 41 0 0