Nghiên cứu sử dụng phối hợp các nguyên tố vi lượng (B, Zn, Mo) và chất điều hòa sinh trưởng (a-NAA) và tác động tăng sinh trưởng và năng suất lạc (Aracchis hypogaea) trên đất cát ở Thừa Thiên Huế
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 155.69 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Nông nghiệp có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Nghiên cứu sử dụng phối hợp các nguyên tố vi lượng (B, Zn, Mo) và chất điều hòa sinh trưởng (a-NAA) và tác động tăng sinh trưởng và năng suất lạc (Aracchis hypogaea) trên đất cát ở Thừa Thiên Huế". Hy vọng nội dung bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng phối hợp các nguyên tố vi lượng (B, Zn, Mo) và chất điều hòa sinh trưởng (a-NAA) và tác động tăng sinh trưởng và năng suất lạc (Aracchis hypogaea) trên đất cát ở Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG (B, Mo, Zn) VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG (α-NAA) TÁC ĐỘNG TĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea) TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Đình Thi Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Sử dụng phối hợp các nguyên tố vi lượng B, Mo, Zn và chất kích thích sinh trưởng α- NAA tác động tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng đã được thực hiện rất thành công ở nhiều nước trên thế giới nhưng chưa có nghiên cứu nào theo hướng này cho cây lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm này được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ năm 2007 – 2008 đã xác định được: Sử dụng phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA đã tăng sinh trưởng và năng suất lạc ở mức sai khác có ý nghĩa; Sử dụng hỗn hợp B, Mo, Zn đã tăng năng suất củ tới 23,23%; Sử dụng phối hợp B, Mo, Zn kết hợp với α-NAA tăng năng suất củ tới 28,69%. Nồng độ phù hợp của các nguyên tố vi lượng là 0,03% và của α-NAA là 20 ppm. I. Đặt vấn đề Sử dụng hợp lý nguyên tố vi lượng (B, Mo, Zn) và chất điều hoà sinh trưởng (α- NAA) góp phần tăng năng suất cây trồng là hướng nghiên cứu có hiệu quả cao, đã được khẳng định ở nhiều nước trên thế giới [2, 6] nhưng còn ít được thực hiện ở Việt Nam. Ở Thừa Thiên Huế, lạc là cây trồng chính nhưng năng suất hiện còn thấp (17,6 tạ/ha, 2005). Việc nghiên cứu bón bổ sung vi lượng và chất điều hoà sinh trưởng cho lạc trên đất cát ở đây là hướng nghiên cứu mới, có triển vọng do: 1) Thừa Thiên Huế là tỉnh có diện tích đất cát nghèo dinh dưỡng lớn và khí hậu tương đối khắc nghiệt; 2) Các loại đất cát ở Việt Nam đã được xác định là rất thiếu vi lượng; 3) Chưa có công trình nghiên cứu toàn diện nào theo hướng diện được công bố [7]. Từ năm 2005 đến nay, tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ, chúng tôi đã tiến hành nhiều thí nghiệm riêng rẽ và đã xác định được liều lượng cũng như thời kỳ xử lý thích hợp góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc [4, 5]. Thí nghiệm này được bố trí dựa trên những kết quả thu được nhằm nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của các nguyên tố vi lượng (B, Mo, Zn) và chất điều hoà sinh trưởng (α-NAA) đến sinh trưởng và sự tạo năng suất lạc, làm cơ sở tạo hỗn hợp tăng năng suất lạc trên đất cát ở Thừa Thiên Huế và những vùng tương tự khác. 127 II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu Giống lạc thí nghiệm: L14, đây là giống có triển vọng ở miền Trung [1] Hóa chất sử dụng: ZnSO4.4H2O; H3BO3; (NH4)6Mo7O24.4H2O và α - NAA 80% hoạt chất 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm gồm 8 công thức, được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Các công thức đều được xử lý vi lượng cho hạt trước khi gieo và phun lên lá vào thời kỳ sau ra hoa [4, 5]. Diện tích mỗi ô là: 1,5 x 5 = 7,5 m2. Công thức 1: đối chứng (xử lý nước lã) Công thức 2: xử lý α - NAA (20 ppm) Công thức 3: xử lý B (0,02%) + Mo (0,02%) + Zn (0,02%) Công thức 4: xử lý B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) Công thức 5: xử lý B (0,04%) + Mo (0,04%) + Zn (0,04%) Công thức 6: xử lý B (0,02%) + Mo (0,02%) + Zn (0,02%) + α - NAA 20 ppm Công thức 7: xử lý B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α - NAA 20 ppm Công thức 8: xử lý B (0,04%) + Mo (0,04%) + Zn (0,04%) + α - NAA 20 ppm Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm gồm: chiều cao thân, số cành và chiều dài cành, số lượng và khối lượng nốt sần, chỉ số diện tích lá, khối lượng diện tích lá, hiệu suất quang hợp, tích luỹ chất khô, số lượng và khối lượng quả trên cây, khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt, năng suất sinh vật, năng suất kinh tế, hệ số kinh tế. Mỗi chỉ tiêu được xác định theo phương pháp nghiên cứu hiện hành cho cây lạc và cho sinh lý thực vật [3]. Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học theo chương trình MSTATC. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của B, Mo, Zn và α-NAA đến sinh trưởng và năng suất lạc, chúng tôi thu được một số kết quả mới lần lượt trình bày ở các bảng sau: 3.1. Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến sinh trưởng thân cành lạc Chiều cao cây là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng tạo nên bộ khung tán cây, mang lá (nguồn) và quả (vật chứa kinh tế). Kết quả ở bảng 1 cho thấy sử dụng các hỗn hợp tác động đã thay đổi chiều cao cây qua các thời kỳ theo dõi. Công thức xử lý phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA làm tăng chiều cao cây ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng và các công thức phối hợp khác. Công thức 7 có chiều cao cây lớn nhất, chiều cao cây 128 thấp nhất ở công thức đối chứng và công thức 5. Như vậy, phối hợp vi lượng và chất điều hoà sinh trưởng cho lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế đã có tác dụng tăng trưởng chiều cao cây. Bảng 1: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến chiều cao thân chính Chiều cao thân chính tại thời kỳ ...... (cm/cây) Công thức Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa Thu hoạch 1 3,00 de 10,16 d 27,20 e 32,820 e 2 2,89 e 10,78 c 26,57 e 33,79 cd 3 3,00 de 10,83 c 29,67 c 33,36 de 4 3,28 bc 11,13 c 30,46 bc 34,11 bc 5 3,13 cd 9,34 e 28,56 d 33,01 e 6 3,39 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng phối hợp các nguyên tố vi lượng (B, Zn, Mo) và chất điều hòa sinh trưởng (a-NAA) và tác động tăng sinh trưởng và năng suất lạc (Aracchis hypogaea) trên đất cát ở Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG (B, Mo, Zn) VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG (α-NAA) TÁC ĐỘNG TĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea) TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Đình Thi Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Sử dụng phối hợp các nguyên tố vi lượng B, Mo, Zn và chất kích thích sinh trưởng α- NAA tác động tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng đã được thực hiện rất thành công ở nhiều nước trên thế giới nhưng chưa có nghiên cứu nào theo hướng này cho cây lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm này được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ năm 2007 – 2008 đã xác định được: Sử dụng phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA đã tăng sinh trưởng và năng suất lạc ở mức sai khác có ý nghĩa; Sử dụng hỗn hợp B, Mo, Zn đã tăng năng suất củ tới 23,23%; Sử dụng phối hợp B, Mo, Zn kết hợp với α-NAA tăng năng suất củ tới 28,69%. Nồng độ phù hợp của các nguyên tố vi lượng là 0,03% và của α-NAA là 20 ppm. I. Đặt vấn đề Sử dụng hợp lý nguyên tố vi lượng (B, Mo, Zn) và chất điều hoà sinh trưởng (α- NAA) góp phần tăng năng suất cây trồng là hướng nghiên cứu có hiệu quả cao, đã được khẳng định ở nhiều nước trên thế giới [2, 6] nhưng còn ít được thực hiện ở Việt Nam. Ở Thừa Thiên Huế, lạc là cây trồng chính nhưng năng suất hiện còn thấp (17,6 tạ/ha, 2005). Việc nghiên cứu bón bổ sung vi lượng và chất điều hoà sinh trưởng cho lạc trên đất cát ở đây là hướng nghiên cứu mới, có triển vọng do: 1) Thừa Thiên Huế là tỉnh có diện tích đất cát nghèo dinh dưỡng lớn và khí hậu tương đối khắc nghiệt; 2) Các loại đất cát ở Việt Nam đã được xác định là rất thiếu vi lượng; 3) Chưa có công trình nghiên cứu toàn diện nào theo hướng diện được công bố [7]. Từ năm 2005 đến nay, tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ, chúng tôi đã tiến hành nhiều thí nghiệm riêng rẽ và đã xác định được liều lượng cũng như thời kỳ xử lý thích hợp góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc [4, 5]. Thí nghiệm này được bố trí dựa trên những kết quả thu được nhằm nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của các nguyên tố vi lượng (B, Mo, Zn) và chất điều hoà sinh trưởng (α-NAA) đến sinh trưởng và sự tạo năng suất lạc, làm cơ sở tạo hỗn hợp tăng năng suất lạc trên đất cát ở Thừa Thiên Huế và những vùng tương tự khác. 127 II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu Giống lạc thí nghiệm: L14, đây là giống có triển vọng ở miền Trung [1] Hóa chất sử dụng: ZnSO4.4H2O; H3BO3; (NH4)6Mo7O24.4H2O và α - NAA 80% hoạt chất 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm gồm 8 công thức, được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Các công thức đều được xử lý vi lượng cho hạt trước khi gieo và phun lên lá vào thời kỳ sau ra hoa [4, 5]. Diện tích mỗi ô là: 1,5 x 5 = 7,5 m2. Công thức 1: đối chứng (xử lý nước lã) Công thức 2: xử lý α - NAA (20 ppm) Công thức 3: xử lý B (0,02%) + Mo (0,02%) + Zn (0,02%) Công thức 4: xử lý B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) Công thức 5: xử lý B (0,04%) + Mo (0,04%) + Zn (0,04%) Công thức 6: xử lý B (0,02%) + Mo (0,02%) + Zn (0,02%) + α - NAA 20 ppm Công thức 7: xử lý B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α - NAA 20 ppm Công thức 8: xử lý B (0,04%) + Mo (0,04%) + Zn (0,04%) + α - NAA 20 ppm Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm gồm: chiều cao thân, số cành và chiều dài cành, số lượng và khối lượng nốt sần, chỉ số diện tích lá, khối lượng diện tích lá, hiệu suất quang hợp, tích luỹ chất khô, số lượng và khối lượng quả trên cây, khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt, năng suất sinh vật, năng suất kinh tế, hệ số kinh tế. Mỗi chỉ tiêu được xác định theo phương pháp nghiên cứu hiện hành cho cây lạc và cho sinh lý thực vật [3]. Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học theo chương trình MSTATC. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của B, Mo, Zn và α-NAA đến sinh trưởng và năng suất lạc, chúng tôi thu được một số kết quả mới lần lượt trình bày ở các bảng sau: 3.1. Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến sinh trưởng thân cành lạc Chiều cao cây là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng tạo nên bộ khung tán cây, mang lá (nguồn) và quả (vật chứa kinh tế). Kết quả ở bảng 1 cho thấy sử dụng các hỗn hợp tác động đã thay đổi chiều cao cây qua các thời kỳ theo dõi. Công thức xử lý phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA làm tăng chiều cao cây ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng và các công thức phối hợp khác. Công thức 7 có chiều cao cây lớn nhất, chiều cao cây 128 thấp nhất ở công thức đối chứng và công thức 5. Như vậy, phối hợp vi lượng và chất điều hoà sinh trưởng cho lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế đã có tác dụng tăng trưởng chiều cao cây. Bảng 1: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến chiều cao thân chính Chiều cao thân chính tại thời kỳ ...... (cm/cây) Công thức Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa Thu hoạch 1 3,00 de 10,16 d 27,20 e 32,820 e 2 2,89 e 10,78 c 26,57 e 33,79 cd 3 3,00 de 10,83 c 29,67 c 33,36 de 4 3,28 bc 11,13 c 30,46 bc 34,11 bc 5 3,13 cd 9,34 e 28,56 d 33,01 e 6 3,39 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu năng suất lạc Sử dụng nguyên tố vi lượng Phối hợp nguyên tố vi lượng Chất điều hòa sinh trưởng Tác động tăng sinh trưởng lạc Năng suất lạcGợi ý tài liệu liên quan:
-
82 trang 30 0 0
-
Đồ án tốt nghiệp: Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây Xạ đen (Celastrus hindsii)
56 trang 23 0 0 -
Chương 3: CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG
44 trang 19 0 0 -
62 trang 19 0 0
-
10 trang 18 0 0
-
Báo cáo - Auxin chất điều học sinh trưởng thực vật
23 trang 17 0 0 -
Đề tài: Ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng trong nông nghiệp
62 trang 16 0 0 -
27 trang 15 0 0
-
11 trang 13 0 0
-
Bài giảng Sinh lý tế bào thực vật - Chương 7: Sinh trưởng và phát triển
4 trang 13 0 0