Danh mục

Nghiên cứu sự phân bố của loài cóc kèn (Derris trifoliata Lour.) ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 901.59 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung chủ yếu nghiên cứu sự phân bố của loài cóc kèn trong mối liên quan với các yếu tố tự nhiên như thành phần cơ giới đất, hàm lượng mùn và nitơ tổng số trong đất, tỉ lệ C:N, độ mặn ở rừng ngập mặn Xuân thuỷ, Nam định góp phần phát triển loài cây dược liệu này trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự phân bố của loài cóc kèn (Derris trifoliata Lour.) ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam ĐịnhHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2021-0078Natural Sciences 2021, Volume 66, Issue 4F, pp. 152-160This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CỦA LOÀI CÓC KÈN (Derris trifoliata LOUR.) Ở XÃ GIAO LẠC, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH Vương Ngọc Thuý1, Nguyễn Thị Hồng Liên2, Trần Thị Loan3 1 Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hà Nội 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 Trường Trung học phổ thông Chuyên Lào Cai Tóm tắt. Cóc kèn là loài cây mọc hoang dại, tham gia vào hệ sinh thái rừng ngập mặn [1]. Phân bố của loài phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là thành phần cơ giới đất. Cây cóc kèn sinh trưởng tốt trên loại đất thịt pha sét hoặc đất thịt pha cát. nơi nền đất cứng chắc ít thuận lợi cho các loài cây ngập mặn thực thụ sinh trưởng do đó độ phong phú của loài ở ở ven đê biển, bờ đầm nuôi thuỷ sản cao hơn hẳn so với trong vùng lõi rừng ngập mặn. Trên nền đất cát hoặc đất thịt nhẹ pha pha cát, loại đất có tỉ lệ cát cao cây sinh trưởng kém, mật độ cây rất thấp. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, cây cóc kèn có thể sinh trưởng trên nhiều loại thể nền khác nhau nhưng phân bố tập trung ở nền đất có tỉ lệ cát từ 39 đến 50%, sét từ 39 đến 45% và limon khoảng 10%. Cây phân bố tập trung ở gần đê biển, bờ đầm nuôi thuỷ sản, càng ra phía biển độ phong phú, mật độ cóc kèn càng giảm. Các nhân tố sinh thái khác như hàm lượng mùn, nitơ tổng số, tỉ lệ C : N, độ mặn cũng có ảnh hưởng tới sự phân bố của cóc kèn nhưng mức độ ảnh hưởng ít hơn. Những nơi có mật độ cây cóc kèn cao, mặc dù lượng mùn trong đất không nhiều nhưng hàm lương nitơ trung bình ở mức cao bởi cóc kèn là loài thực vật thuộc họ Đậu - Fabaceae, trong rễ có Rhizobium cộng sinh tạo thành các nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí quyển. Từ khóa: cóc kèn, phân bố, mật độ, đất cát, sét, limon.1. Mở đầu Rừng ngập mặn là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao, thường xuyên chịu sự thay đổicủa các yếu tố sinh thái như sóng, gió, thuỷ triều. Hiện nay, do áp lực dân số, phát triển kinh tế,tác động của con người vào hệ sinh thái rừng ngập mặn ngày càng lớn, diện tích rừng có xuhướng thu hẹp, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Những loài cây ngập mặn thực thụthường có rễ biến dạng (rễ chống, rễ hô hấp, rễ bạnh) để thích nghi với điều kiện bùn lầy thiếuoxi [1]. Cóc kèn (Derris trifoliata Lour.) là loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae) tham gia vào rừngngập mặn. Cây cóc kèn không có rễ biến dạng như những loài cây ngập mặn thực thụ, không cónhiều vai trò sinh thái như các loài ưu thế nhưng sự có mặt của cóc kèn cũng như các loài câytham gia khác góp phần làm tăng đa dạng sinh học trong khu vực. Từ xa xưa, dịch chiết từ cây cóc kèn bằng cách giã sinh khối tươi đã được người dân Việtnam sống ven biển sử dụng nhiều trong đánh bắt thủy sản mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đếnmôi trường [1]. Ngày nay, dịch chiết từ cây cóc kèn được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong y họcNgày nhận bài: 25/8/2021. Ngày sửa bài: 18/10/2021. Ngày nhận đăng: 25/10/2021.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Liên. Địa chỉ e-mail: liennth@hnue.edu.vn152 Nghiên cứu sự phân bố của loài cóc kèn (Derris trifoliata lour.) ở xã Giao lạc, huyện Giao Thủy,…hiện đại và một số bài thuốc dân gian. Như vậy, đây cũng là loại dây leo có nhiều giá trị trongngành khoa học nghiên cứu về độc chất và y học [2-5]. Trên thế giới, các nghiên cứu chủ yếutập trung vào thành phần hóa học, phương pháp chiết xuất, sử dụng các hoạt chất tách chiết từcây cóc kèn để chiết suất sử dụng trong y học đặc biệt là tiềm năng sản xuất thuốc ức chế sựphát triển tế bào ung thư, thuốc kháng vi khuẩn [4, 5]. Ở Việt nam các nghiên cứu cũng phầnlớn tập trung vào giá trị sử dụng của loài thực vật này [2, 6]. Nghiên cứu về sự phân bố của loàicóc kèn ở vùng đất cát ven biển chưa được chú ý, những điều kiện lập địa nào có liên quan tớiphân bố của loài? Cây phân bố ở trên các vùng đất ngập nước triều hay chỉ ngập khi triềucường? Thành phần cơ giới đất có ảnh hưởng tới sự phân bố của loài không bởi vì trên thực tếsự phân bố, đồ thường gặp của loài không nhiều. Cóc kèn phân bố rác rác, mật độ không đều ởnhững nơi nền đáy cao nên phát triển tài nguyên dược liệu trong tự nhiên sẽ là việc làm khókhăn. Một số nghiên cứu về phân bố của loài cóc kèn ven biển Việt nam mà chúng tôi thamkhảo chủ yếu đề cập tới sự có mặt của loài khi nghiên cứu về đa dạng sinh học vùng rừng ngậpmặn ven biển mà không có thông tin về điều kiện thổ nhưỡng, nhu cầu sinh trưởng của loài [7-9]. Ở Việt nam hiện nay khai thác cây cóc kèn lấy dịch chiết để đánh bắt thuỷ sản hay phục vụcông tác nghiên cứu, sản xuất dược liệu vẫn chủ yếu lấy từ tự nhiên, chưa có các báo cáo vềvùng trồng nguyên liệu. Báo cáo này của chúng tôi tập trung chủ yếu nghiên cứu sự phân bố củaloài cóc kèn trong mối liên quan với các yếu tố tự nhiên như thành phần cơ giới đất, hàm lượngmùn và nitơ tổng số trong đất, tỉ lệ C:N, độ mặn ở rừng ngập mặn Xuân thuỷ, Nam định gópphần phát triển loài cây dược liệu này trong tương lai.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phương pháp nghiên cứu2.1.1. Tuyến nghiên cứu Căn cứ trên kết quả khảo sát toàn bộ khu vực cùng với phỏng vấn người dân địa phương vàcán bộ ban quản lí Vườn Quốc gia chúng tôi thiết lập 5 tuyến điều tra sau khi dự kiến sơ bộđược tổng thể sự phân bố của loài cây cóc kèn trong khu vực nghiên cứu. Các tuyến điều tra đạidiện cho các sinh cảnh khác nhau trong khu vực (Hình 1), có sự khác biệt về độ ngập triều [10]do độ cao nền đáy khá ...

Tài liệu được xem nhiều: