Nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 480.00 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 1.448 học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng từ 158,19 cm lúc 15 tuổi lên 166,68 cm lúc 17 tuổi, tăng 3,85 cm/năm, của nữ tăng từ 153,43 cm lúc 15 tuổi lên 156,08 cm lúc 17 tuổi, tăng 1,33 cm/năm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00043 NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ, HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC *Nguyễn Thị Bích Ngọc Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 1.448 học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng từ 158,19 cm lúc 15 tuổi lên 166,68 cm lúc 17 tuổi, tăng 3,85 cm/năm, của nữ tăng từ 153,43 cm lúc 15 tuổi lên 156,08 cm lúc 17 tuổi, tăng 1,33 cm/năm. Cân nặng của nam tăng từ 49,06 kg lúc 15 tuổi lên 56,92 kg lúc 17 tuổi, tăng 3,73 kg/năm và của nữ lúc tuổi 15 là 45,42 kg đến 17 tuổi đạt 48,28 kg, tăng 1,43 kg/năm. Chiều cao đứng, cân nặng và mức tăng hai chỉ số này của nam đều lớn hơn so với của nữ. Số học sinh có chiều cao đạt so với tiêu chuẩn của WHO năm 2007 chiếm 49,86% ở nam và 52,79% ở nữ, tỉ lệ học sinh thấp và thấp còi là 50,14% ở nam và 47,21% ở nữ. Số học sinh có BMI bình thường chiếm tỉ lệ từ 70,76% đến 79,51%, tỉ lệ học sinh thiếu cân ở nữ là 24% ở nam là 15,47% và tỉ lệ thừa cân ở nữ là 4,33% và ở nam là 5,05%. Tỉ lệ thiếu cân ở nữ cao hơn so với tỉ lệ này ở nam và tỉ lệ học sinh có chiều cao thấp còi cao hơn so với tỉ lệ học sinh có BMI thiếu cân độ 1 và độ 2. Từ khóa: Cân nặng, chiều cao đứng, chỉ số thể lực, trung học phổ thông (THPT). 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các chỉ tiêu nhân trắc là một bộ phận quan trọng trong các chỉ tiêu sinh học người. Việc thu thập các chỉ tiêu nhân trắc thường được tiến hành định kì và thường xuyên nhằm theo dõi, đánh giá tình trạng thể lực, dinh dưỡng của con người và cộng đồng. Mặt khác, những số liệu nhân trắc được điều tra ở nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng và thành thị, những số liệu trên đối tượng ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng các nghiên cứu trên học sinh lứa tuổi vị thành niên khu vực miền núi còn tản mạn và rất ít. Theo Tổ chức Y tế thế giới, vị thành niên là nhóm đối tượng từ 10 - 19 tuổi. Đây là giai đoạn mở đầu cơ hội chuẩn bị về dinh dưỡng cho cuộc sống trưởng thành khỏe mạnh. Thêm nữa, trong lúc giải quyết những vấn đề dinh dưỡng vị thành niên, một số rối loạn dinh dưỡng khởi phát trong giai đoạn đầu đời có khả năng cũng được khắc phục. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên học sinh khu vực miền núi để tìm hiểu sự phát triển thể lực của học sinh lứa tuổi THPT trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.Trong những năm gần đây, nhờ chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bức tranh kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt cùng với yêu cầu thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực để đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng tầm vóc thể lực lứa tuổi học sinh là cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao tầm vóc thể lực người Việt Nam nói chung và người dân miền núi huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc nói riêng và đồng thời có cơ sở để đưa ra biện pháp phòng tránh những rối loạn dinh dưỡng khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: bichngocbio@gmail.com PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 345 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng gồm 1.448 học sinh từ 15 - 17 tuổi, được chọn ngẫu nhiên từ các lớp học của trường THPT Ngô Gia Tự, huyện lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng nghiên cứu có khỏe bình thường, không có dị tật về hình thái không mắc bệnh cấp tính hay mạn tính, trạng thái thần kinh và tâm sinh lí bình thường. Phương pháp ước tính cỡ mẫu trong nghiên cứu y học được Nguyễn Văn Tuấn (2013) đề cập đến: với các biến chiều cao, cân nặng là các biến liên tục với một sai số định trước là µ. Hệ số ảnh hưởng có thể ước tính bằng ES = µ/σ. Số đối tượng (n) cần thiết cho nghiên cứu có thể tính toán theo công thức n = C/(ES)2, trong đó hằng số C tra bảng, các nghiên cứu trước cho biết độ lệch chuẩn về chiều cao của học sinh khoảng 1 cm (d = 1), nghiên cứu chấp nhận sai số là 1 cm Vậy hệ số ảnh hưởng là ES = 1/5 = 0,2 và hằng số C = 7,85. Áp dụng vào công thức n = 7,85/(0,2)2 = 196,25, làm tròn là 197. Biến cân nặng cũng có độ lệch chuẩn gần với độ lệch chuẩn của chiều cao, vì vậy cỡ mẫu n = 196 cũng được áp dụng để khảo sát giá trị trung bình của cân nặng của học sinh trong nghiên cứu. Như vậy, dựa vào cỡ mẫu ước lượng chúng tôi chọn cỡ mẫu ở mỗi lứa tuổi phù hợp với cơ mẫu ước tính. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Điều tra cắt ngang - Các chỉ số nghiên cứu: Các chỉ số nghiên cứu được Lê Thị Hợp và Huỳnh Nam Phương đề cập (2016) trong thống nhất đánh giá tình tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00043 NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ, HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC *Nguyễn Thị Bích Ngọc Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 1.448 học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng từ 158,19 cm lúc 15 tuổi lên 166,68 cm lúc 17 tuổi, tăng 3,85 cm/năm, của nữ tăng từ 153,43 cm lúc 15 tuổi lên 156,08 cm lúc 17 tuổi, tăng 1,33 cm/năm. Cân nặng của nam tăng từ 49,06 kg lúc 15 tuổi lên 56,92 kg lúc 17 tuổi, tăng 3,73 kg/năm và của nữ lúc tuổi 15 là 45,42 kg đến 17 tuổi đạt 48,28 kg, tăng 1,43 kg/năm. Chiều cao đứng, cân nặng và mức tăng hai chỉ số này của nam đều lớn hơn so với của nữ. Số học sinh có chiều cao đạt so với tiêu chuẩn của WHO năm 2007 chiếm 49,86% ở nam và 52,79% ở nữ, tỉ lệ học sinh thấp và thấp còi là 50,14% ở nam và 47,21% ở nữ. Số học sinh có BMI bình thường chiếm tỉ lệ từ 70,76% đến 79,51%, tỉ lệ học sinh thiếu cân ở nữ là 24% ở nam là 15,47% và tỉ lệ thừa cân ở nữ là 4,33% và ở nam là 5,05%. Tỉ lệ thiếu cân ở nữ cao hơn so với tỉ lệ này ở nam và tỉ lệ học sinh có chiều cao thấp còi cao hơn so với tỉ lệ học sinh có BMI thiếu cân độ 1 và độ 2. Từ khóa: Cân nặng, chiều cao đứng, chỉ số thể lực, trung học phổ thông (THPT). 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các chỉ tiêu nhân trắc là một bộ phận quan trọng trong các chỉ tiêu sinh học người. Việc thu thập các chỉ tiêu nhân trắc thường được tiến hành định kì và thường xuyên nhằm theo dõi, đánh giá tình trạng thể lực, dinh dưỡng của con người và cộng đồng. Mặt khác, những số liệu nhân trắc được điều tra ở nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng và thành thị, những số liệu trên đối tượng ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng các nghiên cứu trên học sinh lứa tuổi vị thành niên khu vực miền núi còn tản mạn và rất ít. Theo Tổ chức Y tế thế giới, vị thành niên là nhóm đối tượng từ 10 - 19 tuổi. Đây là giai đoạn mở đầu cơ hội chuẩn bị về dinh dưỡng cho cuộc sống trưởng thành khỏe mạnh. Thêm nữa, trong lúc giải quyết những vấn đề dinh dưỡng vị thành niên, một số rối loạn dinh dưỡng khởi phát trong giai đoạn đầu đời có khả năng cũng được khắc phục. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên học sinh khu vực miền núi để tìm hiểu sự phát triển thể lực của học sinh lứa tuổi THPT trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.Trong những năm gần đây, nhờ chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bức tranh kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt cùng với yêu cầu thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực để đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng tầm vóc thể lực lứa tuổi học sinh là cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao tầm vóc thể lực người Việt Nam nói chung và người dân miền núi huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc nói riêng và đồng thời có cơ sở để đưa ra biện pháp phòng tránh những rối loạn dinh dưỡng khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: bichngocbio@gmail.com PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 345 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng gồm 1.448 học sinh từ 15 - 17 tuổi, được chọn ngẫu nhiên từ các lớp học của trường THPT Ngô Gia Tự, huyện lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng nghiên cứu có khỏe bình thường, không có dị tật về hình thái không mắc bệnh cấp tính hay mạn tính, trạng thái thần kinh và tâm sinh lí bình thường. Phương pháp ước tính cỡ mẫu trong nghiên cứu y học được Nguyễn Văn Tuấn (2013) đề cập đến: với các biến chiều cao, cân nặng là các biến liên tục với một sai số định trước là µ. Hệ số ảnh hưởng có thể ước tính bằng ES = µ/σ. Số đối tượng (n) cần thiết cho nghiên cứu có thể tính toán theo công thức n = C/(ES)2, trong đó hằng số C tra bảng, các nghiên cứu trước cho biết độ lệch chuẩn về chiều cao của học sinh khoảng 1 cm (d = 1), nghiên cứu chấp nhận sai số là 1 cm Vậy hệ số ảnh hưởng là ES = 1/5 = 0,2 và hằng số C = 7,85. Áp dụng vào công thức n = 7,85/(0,2)2 = 196,25, làm tròn là 197. Biến cân nặng cũng có độ lệch chuẩn gần với độ lệch chuẩn của chiều cao, vì vậy cỡ mẫu n = 196 cũng được áp dụng để khảo sát giá trị trung bình của cân nặng của học sinh trong nghiên cứu. Như vậy, dựa vào cỡ mẫu ước lượng chúng tôi chọn cỡ mẫu ở mỗi lứa tuổi phù hợp với cơ mẫu ước tính. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Điều tra cắt ngang - Các chỉ số nghiên cứu: Các chỉ số nghiên cứu được Lê Thị Hợp và Huỳnh Nam Phương đề cập (2016) trong thống nhất đánh giá tình tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chỉ tiêu nhân trắc Phát triển thể lực của học sinh Dinh dưỡng vị thành niên Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Giá trị sinh học người bình thườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 153 0 0 -
13 trang 84 0 0
-
30 trang 47 0 0
-
8 trang 41 0 0
-
6 trang 37 0 0
-
Mô hình e-logistics và giải pháp cho khu vực Tây Nguyên
7 trang 36 0 0 -
9 trang 34 0 0
-
225 trang 32 0 0
-
Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
10 trang 32 0 0 -
Bài giảng Thực trạng và giải pháp thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến - Ths. Đỗ Ngọc Nam
30 trang 29 0 0