Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này cho thấy sự trợ cấp xăng dầu của Chính phủ Việt Nam không những giúp các chủ tàu tăng thêm thu nhập mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động đánh bắt trong năm 2008. Cụ thể, không có trợ cấp xăng dầu của Chính phủ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của một tàu câu cá ngừ dương tại tỉnh Khánh Hòa vào năm 2008 là đạt 11,3% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư trung bình của một tàu câu là 24,07%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự tác động của chính sách hỗ trợ xăng dầu của Chính phủ Việt Nam đến nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh HòaTạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sảnSố 1/2015THOÂNG BAÙO KHOA HOÏCNGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XĂNG DẦUCỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐẾN NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNGTỈNH KHÁNH HÒAA STUDY ON THE EFFECT OF THE VIETNAM GOVERMENT LUMP-SUM SUBSIDYON THE OFFSHORE LONG LINE TUNA FISHERY IN KHANH HOA PROVINCECao Thị Hồng Nga1Ngày nhận bài: 01/9/2014; Ngày phản biện thông qua: 18/11/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015TÓM TẮTNghiên cứu này cho thấy sự trợ cấp xăng dầu của Chính phủ Việt Nam không những giúp các chủ tàu tăng thêm thunhập mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động đánh bắt trong năm 2008. Cụ thể, không có trợ cấp xăng dầu của Chính phủ, tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của một tàu câu cá ngừ dương tại tỉnh Khánh Hòa vào năm 2008 là đạt 11,3% vàtỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư trung bình của một tàu câu là 24,07%. Nếu cộng thêm khoảng trợ cấp xăng dầu thì hai tỷsố tương ứng này sẽ tăng lên và lần lượt đạt là 14,31% và 31,56%. Bài báo này cũng cho thấy sự tác động của chính sáchhỗ trợ xăng dầu vào năm 2008 làm cho tàu câu cá ngừ đại dương đạt hiệu quả kinh tế hơn khi so sánh với năm 2004 khichưa có trợ cấp của Chính phủ. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng cho thấy sự trợ cấp trực tiếp của Chính phủ để bù vàomột phần chi phí xăng dầu cho các ngư dân hoạt động trong nghề cá xa bờ tại Nha Trang vào năm 2008 là cần thiết vàtrong tương lai Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa để tạo điều kiện cho nghề cá xa bờ phát triển.Từ khóa: Nghề câu cá ngừ đại dương, trợ cấp xăng dầuABSTRACTThe study shows that the Vietnam Goverment fuel subsidy helped the owner of an average long-liner to increase notonly in their income but only highly in business efficiency in 2008. Specifically, the owner of an average long-liner earneda profit margin of 7.5% and return on investment of 15.96% without goverment’s fuel subsidy in 2008. With subsidy, the twocorresponding ratios both go up to 10.64% and 23.46% respectively. This study also indicates that the effect of fuel susidyon the tuna offshore fishery made it more economically efficient in 2008 when compared to that in 2004. Morover, this studyconfirms that the direct subsidy to compensate partly for fuel costs for offshore fisheries in 2008 was really necessary andVietnam goverment should support offshore tuna fishing to develop in the future.Keywords: Offshore longline fishery, fuel subsidyI. ĐẶT VẤN ĐỀKhánh Hòa là một tỉnh thuộc Nam Trung Bộ vớibờ biển dài 385 km, hơn 200 hòn đảo và diện tíchhơn 5.197 km2 [1] vì vậy có nhiều tiềm năng để pháttriển nghề khai thác hải sản. Tổng sản lượng khaithác những năm gần đây dao động trong khoảng 65đến 75 ngàn tấn [9], với tổng số tàu thuyền đánh bắttoàn tỉnh là 10.535 chiếc (12/2010) [1]. Trong đó, sốlượng tàu đánh bắt xa bờ (≥ 90 Hp) chỉ chiếm hõn7% và có khoảng 92,8% tổng số tàu thuyền đánh bắt1vừa và nhỏ hoạt động trong các khu vực ven bờ.Năm 2001, Khánh Hòa có khoảng 563 tàu câu,trong đó có 64 tàu hoạt động đánh bắt xa bờ nhưngcon số này đã tăng lên 200 tàu vào năm 2004 [9].Tuy nhiên, tổng số lượng tàu câu đánh bắt xa bờchỉ còn có 107 tàu vào năm 2009 [1]. Điều này cóthể cho thấy rằng, có một xu hướng giảm sút trongsố lượng tàu đánh bắt xa bờ. Nguyên nhân chínhcủa sự sụt giảm này là chi phí biến đổi trung bìnhcho một chuyến biển là rất cao vì giá xăng dầuThS. Cao Thị Hồng Nga: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha TrangTRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sảntăng đột biến và giá lương thực, thực phẩm thì cao.Trong khi đó, giá bán cá thì rất thấp. Hậu quả lànhiều chủ tàu đánh bắt đã thua lỗ trong khoảng thờigian qua, và một số chủ tàu đã rời bỏ nghề cá hoặcchuyển sang nghề cá khác [5]. Để giải quyết vấn đềtrên, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chương trìnhtrợ cấp xăng dầu cho các chủ tàu. Mục tiêu chínhcủa chương trình này là đảm bảo công ăn việc làmvà đảm bảo cho ngư dân có được mức thu nhập từhoạt động đánh bắt [6].Năm 2008, sự trợ cấp chí phi xăng dầu củaChính phủ cho các ngư dân được xem như là trợcấp cho một chuyến đi biển, được trả trực tiếp chocác chủ tàu với tổng số chuyến đánh bắt được giớihạn trong một năm. Tàu có công suất từ 90 Hp trởlên thì được trợ cấp là 10 triệu đồng/chuyến, với sốchuyến đánh bắt tối đa là ba chuyến trong một năm.Hay nói một cách khác, tổng số tiền mà chủ tàu nàyđược nhận vào năm 2009 là 30 triệu đồng. Đối vớitàu có công suất từ 40 đến 60 Hp thì số tiền đượctrợ cấp là 6,5 triệu đồng/chuyến, tối đa là 4 chuyếntrong một năm. Như vậy, tổng số tiền mà Chính phủtrợ cấp cho tàu có công suất từ 40 hp đến 60 Hp là26 triệu đồng. Cuối cùng, những tàu có công suấtnhỏ hơn 40 Hp thì được nhận trợ cấp là 4 triệuđồng/chuyến, với số chuyến tối đa 5 chuyến trongmột năm. Vậy, tổng số tiền mà các chủ tàu thuộcnhóm tàu này được nhận t ...