Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus)
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 666.85 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài “Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus)” nhằm đánh giá tác dụng của dịch chiết lá ổi trong việc điều trị bệnh ĐTĐ thông qua chỉ số khối lượng cơ thể, một số chỉ tiêu huyết học và sự thay đổi hình thái mô bệnh học của tuyến tụy và mô gan của các lô chuột nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2012, Vol. 57, No. 3, pp. 155-165 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA DỊCH CHIẾT LÁ ỔI (Psidium guajava) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus) Nguyễn Thị Trung Thu(∗) , Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Hoa, Lê Thị Thủy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: trungthuhnue@gmail.com (∗) Tóm tắt. Để đánh giá tác dụng điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava), chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên chuột nhắt trắng dòng Swiss. Chuột bị gây ĐTĐ bằng cách tiêm alloxan (liều 100 mg/kg khối lượng cơ thể chuột) dưới màng bụng chuột, sau đó tiến hành điều trị bằng cách uống dịch chiết lá ổi (liều 650 mg/kg khối lượng). Kết quả cho thấy dịch chiết lá ổi có hàm lượng pholyphenol là 16,9% và có xu hướng làm cho các chỉ số: khối lượng cơ thể, nồng độ glucose máu, các chỉ số lipid (trigliceride, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol) trở về mức bình thường. Nghiên cứu mô bệnh học cũng chỉ ra rằng tuyến tụy khôi phục lại số lượng tiểu đảo Langerhans bị phá hủy, mô học gan cũng có sự phục hồi phần nào tổn thương do ĐTĐ. Điều đó chứng tỏ dịch chiết lá ổi có tác dụng điều trị ĐTĐ. Từ khóa: Đái tháo đường, dịch chiết lá ổi, chuột nhắt trắng. 1. Mở đầu Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính do rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mãn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim, tuyến tụy, gan và mạch máu [3]. Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ lớn nhất thế giới, nhưng bệnh ĐTĐ ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới (7 - 8%) đến 2008 đã tăng lên 5,7% dân số. Vì vậy, nghiên cứu thuốc điều trị ĐTĐ là vấn đề hết sức cần thiết đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Hiện nay, trên thế giới có hai xu hướng chính nghiên cứu thuốc điều trị ĐTĐ là: thuốc hóa học và thuốc sinh học. Thuốc điều trị ĐTĐ hóa học (như insulin, 155 Nguyễn Thị Trung Thu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Hoa và Lê Thị Thủy metformin, thiazolidindon,. . . ) có tác dụng tương đối mạnh, nhưng chúng có độc tính đáng kể, giá thành cao và gây nhiều tác dụng phụ. Thuốc điều trị ĐTĐ sinh học có nhiều ưu điểm như: dễ sử dụng, giá thành rẻ và đặc biệt không gây độc hại [3]. Vì vậy việc tìm kiếm các thuốc có nguồn gốc thảo dược để điều trị ĐTĐ là một xu hướng mới, được nhiều nhà khoa học quan tâm. Một trong số các hợp chất có tác dụng điều trị ĐTĐ là flavonoid. Flavonoid có trong nhiều loại thảo dược, trong đó lá ổi cũng có chứa một hàm lượng lớn [4,7]. Ở nước ta cây ổi được trồng khá phổ biến, giá thành rẻ, không độc và rất phù hợp với nhu cầu chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên đến nay, tại Việt Nam chưa có một đề tài nào công bố chính thức về tác dụng của dịch chiết lá ổi đối với việc điều trị bệnh ĐTĐ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus)” nhằm đánh giá tác dụng của dịch chiết lá ổi trong việc điều trị bệnh ĐTĐ thông qua chỉ số khối lượng cơ thể, một số chỉ tiêu huyết học và sự thay đổi hình thái mô bệnh học của tuyến tụy và mô gan của các lô chuột nghiên cứu. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội và Phòng Công nghệ tế bào động vật và thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng động vật: 150 con chuột nhắt trắng (Mus musculus), chuột đực chủng Swiss 4 tuần tuổi (16 g - 18 g) do Viện Vệ Sinh dịch tễ Trung ương cung cấp. Đối tượng thực vật: Lá ổi (Psidium guajava) thuộc họ Sim (Mytaceae), được thu hái ở Phù Chẩn, Từ Sơn, Bắc Ninh. * Phương pháp nghiên cứu - Bố trí thí nghiệm + Giai đoạn 1: Chuột có khối lượng đồng đều (16 -18 g) được chia làm hai lô nuôi trong 6 tuần Lô Bình thường (BT): gồm 50 con chuột, ăn khẩu phần cơ sở: 65 g thức ăn/kg khối lượng/ngày trong đó gồm: đạm (22 - 24%); lipid (5 - 6%); tinh bột (45 - 55%); xơ (4 - 5%). 156 Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava)... Lô Béo phì (BP): gồm 100 con chuột, ăn khẩu phần giàu lipid (khẩu phần cơ sở + 13 g thức ăn giàu lipid/g/ngày) để tạo chuột béo phì. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2012, Vol. 57, No. 3, pp. 155-165 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA DỊCH CHIẾT LÁ ỔI (Psidium guajava) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus) Nguyễn Thị Trung Thu(∗) , Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Hoa, Lê Thị Thủy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: trungthuhnue@gmail.com (∗) Tóm tắt. Để đánh giá tác dụng điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava), chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên chuột nhắt trắng dòng Swiss. Chuột bị gây ĐTĐ bằng cách tiêm alloxan (liều 100 mg/kg khối lượng cơ thể chuột) dưới màng bụng chuột, sau đó tiến hành điều trị bằng cách uống dịch chiết lá ổi (liều 650 mg/kg khối lượng). Kết quả cho thấy dịch chiết lá ổi có hàm lượng pholyphenol là 16,9% và có xu hướng làm cho các chỉ số: khối lượng cơ thể, nồng độ glucose máu, các chỉ số lipid (trigliceride, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol) trở về mức bình thường. Nghiên cứu mô bệnh học cũng chỉ ra rằng tuyến tụy khôi phục lại số lượng tiểu đảo Langerhans bị phá hủy, mô học gan cũng có sự phục hồi phần nào tổn thương do ĐTĐ. Điều đó chứng tỏ dịch chiết lá ổi có tác dụng điều trị ĐTĐ. Từ khóa: Đái tháo đường, dịch chiết lá ổi, chuột nhắt trắng. 1. Mở đầu Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính do rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mãn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim, tuyến tụy, gan và mạch máu [3]. Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ lớn nhất thế giới, nhưng bệnh ĐTĐ ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới (7 - 8%) đến 2008 đã tăng lên 5,7% dân số. Vì vậy, nghiên cứu thuốc điều trị ĐTĐ là vấn đề hết sức cần thiết đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Hiện nay, trên thế giới có hai xu hướng chính nghiên cứu thuốc điều trị ĐTĐ là: thuốc hóa học và thuốc sinh học. Thuốc điều trị ĐTĐ hóa học (như insulin, 155 Nguyễn Thị Trung Thu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Hoa và Lê Thị Thủy metformin, thiazolidindon,. . . ) có tác dụng tương đối mạnh, nhưng chúng có độc tính đáng kể, giá thành cao và gây nhiều tác dụng phụ. Thuốc điều trị ĐTĐ sinh học có nhiều ưu điểm như: dễ sử dụng, giá thành rẻ và đặc biệt không gây độc hại [3]. Vì vậy việc tìm kiếm các thuốc có nguồn gốc thảo dược để điều trị ĐTĐ là một xu hướng mới, được nhiều nhà khoa học quan tâm. Một trong số các hợp chất có tác dụng điều trị ĐTĐ là flavonoid. Flavonoid có trong nhiều loại thảo dược, trong đó lá ổi cũng có chứa một hàm lượng lớn [4,7]. Ở nước ta cây ổi được trồng khá phổ biến, giá thành rẻ, không độc và rất phù hợp với nhu cầu chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên đến nay, tại Việt Nam chưa có một đề tài nào công bố chính thức về tác dụng của dịch chiết lá ổi đối với việc điều trị bệnh ĐTĐ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus)” nhằm đánh giá tác dụng của dịch chiết lá ổi trong việc điều trị bệnh ĐTĐ thông qua chỉ số khối lượng cơ thể, một số chỉ tiêu huyết học và sự thay đổi hình thái mô bệnh học của tuyến tụy và mô gan của các lô chuột nghiên cứu. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội và Phòng Công nghệ tế bào động vật và thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng động vật: 150 con chuột nhắt trắng (Mus musculus), chuột đực chủng Swiss 4 tuần tuổi (16 g - 18 g) do Viện Vệ Sinh dịch tễ Trung ương cung cấp. Đối tượng thực vật: Lá ổi (Psidium guajava) thuộc họ Sim (Mytaceae), được thu hái ở Phù Chẩn, Từ Sơn, Bắc Ninh. * Phương pháp nghiên cứu - Bố trí thí nghiệm + Giai đoạn 1: Chuột có khối lượng đồng đều (16 -18 g) được chia làm hai lô nuôi trong 6 tuần Lô Bình thường (BT): gồm 50 con chuột, ăn khẩu phần cơ sở: 65 g thức ăn/kg khối lượng/ngày trong đó gồm: đạm (22 - 24%); lipid (5 - 6%); tinh bột (45 - 55%); xơ (4 - 5%). 156 Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava)... Lô Béo phì (BP): gồm 100 con chuột, ăn khẩu phần giàu lipid (khẩu phần cơ sở + 13 g thức ăn giàu lipid/g/ngày) để tạo chuột béo phì. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Psidium guajava Dịch chiết lá ổi Đái tháo đường Điều trị đái tháo đường Hình thái mô bệnh học Hàm lượng pholyphenolGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo Hội chứng tim thận – mối liên hệ 2 chiều
34 trang 192 0 0 -
7 trang 144 0 0
-
Giá trị của khoảng trống anion trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nặng
6 trang 121 0 0 -
40 trang 91 0 0
-
5 trang 89 0 0
-
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 72 0 0 -
Ảnh hưởng của quá trình chế biến đến chất lượng của ổi sấy dẻo
8 trang 66 0 0 -
17 trang 56 0 0
-
8 trang 40 0 0
-
9 trang 37 0 0