Danh mục

Nghiên cứu tái sinh in vitro và sinh trưởng ex vitro cây tầm bóp Nam Mỹ (Physalis peruviana Linnaeus)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu tái sinh in vitro và sinh trưởng ex vitro cây tầm bóp Nam Mỹ (Physalis peruviana Linnaeus) nghiên cứu nhân giống in vitro cây tầm bóp Nam Mỹ và sự sinh trưởng phát triển của cây cấy mô trong điều kiện nhà màng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tái sinh in vitro và sinh trưởng ex vitro cây tầm bóp Nam Mỹ (Physalis peruviana Linnaeus)BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0087 NGHIÊN CỨU TÁI SINH IN VITRO VÀ SINH TRƯỞNG EX VITRO CÂY TẦM BÓP NAM MỸ (Physalis peruviana Linnaeus) Nguyễn Thị Thanh Hằng1, Nguyễn Thị Phượng Hoàng1, Phan Xuân Huyên1,* Tóm tắt. Cây tầm bóp Nam Mỹ (Physalis peruviana Linnaeus) là giống cây ăn quả nhập nội có giá trị kinh tế, bởi vì quả có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người. Hiện nay trên thế giới đã có công bố nghiên cứu nhân giống in vitro cây tầm bóp Nam Mỹ, nhưng ở nước ta chưa có công bố. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu nhân giống in vitro cây tầm bóp Nam Mỹ và sự sinh trưởng phát triển của cây cấy mô trong điều kiện nhà màng. Kết quả cho thấy, môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L BA kết hợp 0,1 mg/L NAA là tốt nhất đến sự tái sinh và sinh trưởng chồi in vitro (chiều cao chồi 6,51 cm, 4,30 đốt/chồi, 1 chồi/mẫu). Môi trường MS bổ sung 0,1 - 1 mg/L NAA đều phù hợp đến sự tạo rễ in vitro, với tỷ lệ 100 %. Giá thể vụn xơ dừa là tốt nhất để chuyển cây cấy mô ra ngoài vườn ươm, với tỷ lệ sống 100 % và chiều cao cây 7,34 cm. Cây tầm bóp Nam Mỹ cấy mô sinh trưởng phát triển tốt trên giá thể vụn xơ dừa trong điều kiện nhà màng, sau 30, 45 và 60 ngày nuôi trồng cây có chiều cao tương ứng 14,66 ; 45,57 và 69,62 cm. Tất cả các cây đều ra hoa sau 60 ngày nuôi trồng, sau 90 ngày quả chín, khối lượng tươi của quả 7,34 g/quả. Từ khóa: Cây tầm bóp Nam Mỹ, giá thể, môi trường MS, phát triển, sinh trưởng.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây tầm bóp Nam Mỹ (Physalis peruviana Linnaeus) là một giống cây ăn trái có giátrị kinh tế và được xếp hạng 1 trong 10 loại trái cây ngon nhất thế giới theo đánh giá củatrang Mysterious World, bởi vì quả có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người(Wu và cộng sự, 2004; Wu và cộng sự, 2005; Ramadan và Moersel, 2007; Islam vàMohammed, 2016.). Do đó, việc tiến hành nghiên cứu nhân giống in vitro và nuôi trồngthuần hóa cây tầm bóp Nam Mỹ ở nước ta là vấn đề cần thiết. Trên thế giới hiện nay đã cónhiều công bố nghiên cứu in vitro cây tầm bóp Nam Mỹ như: khử trùng mẫu, tái sinh chồi,tạo rễ từ mẫu lá, đốt thân, chồi ngọn, lá mầm, tru trên và trụ dưới lá mầm, hạt nhân tạo.Bên cạnh đó cũng đã có công bố nghiên cứu chuyển cây cấy mô ra điều kiện ex vitrothành công (Otroshy và cộng sự, 2013; Ramar và cộng sự, 2014; Islam và Mohammed,2016; Guney và cộng sự, 2016; Radomir và cộng sự, 2018; Mascarenhas và cộng sự,2019). Nhưng ở nước ta chưa có công bố nghiên cứu nhân giống in vitro và sự sinh trưởngphát của cây tầm bóp Nam Mỹ cấy mô trong điều kiện nhà màng. Theo phương pháp nhângiống truyền thống bằng hạt và giâm cành có những nhược điểm như: cây bị phân ly tínhtrạng, hạt giống có tỉ lệ nảy mầm thấp; không tạo ra một số lượng lớn cây giống để trồngtrên quy mô công nghiệp, cây giống không đồng nhất, bị nhiễm bệnh và thoái hóa, câysinh trưởng phát triển kém và cho năng suất thấp. Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bàothực vật trong nhân giống in vitro cây tầm bóp Nam Mỹ sẽ khắc phục những hạn chế củaphương pháp nhân giống trồng truyền thống. Kết quả của nghiên cứu này góp phần cung 1 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * Email: phanxuanhuyen1974@gmail.comPHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 783cấp dữ liệu khoa học về nghiên cứu nhân giống in vitro cây tầm bóp Nam Mỹ và hướngđến cung cấp cây giống cấy mô.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu Những cành non của cây tầm bóp Nam Mỹ trồng tại Viện Nghiên cứu Khoa học TâyNguyên (Hình 1a) được chọn để khử trùng mẫu đưa vào ống nghiệm. Mẫu sau khi thu vềđược rửa sạch bằng nước xà phòng, sau đó khử trùng bằng cồn 70o trong thời gian 1 phút,rửa lại mẫu bằng nước cất vô trùng 6 lần. Cuối cùng khử trùng bằng dung dịch NaOCl 2 %trong thời gian 10 phút, rửa lại mẫu bằng nước cất vô trùng 6 lần. Mẫu sau khi khử trùngđược cắt thành những đoạn khoảng 1 cm có mang các đốt thân và cấy trên môi trường MS(Murashige và Skoog, 1962) bổ sung 0,1 mg/L BA (Phan Xuân Huyên và cộng sự, 2017).Những chồi in vitro tái sinh từ các mẫu đã khử trùng được sử dụng làm nguồn vật liệu chocác thí nghiệm (Hình 1b).2.2. Môi trường và điều kiện nuôi cấy, nuôi trồng MS là môi trường được sử dụng cho những nghiên cứu nhân giống in vitro, tùy theomục đích của các thí nghiệm mà bổ sung độc lập hoặc phối hợp các chất kích thích sinhtrưởng như: BA (6-benzyl adenin), kinetin và NAA (Naphthalene axetic acid). Giá thểnghiên cứu cây ở giai đoạn ex vitro là vụn xơ dừa và cát. Đối với những thí nghiệm in vitro, thời gian chiếu sáng 8 giờ/ngày, cường độ ánhsáng 34 µmol.m-2.s-1, nhiệt độ ...

Tài liệu được xem nhiều: