Đề tài nghiên cứu thăm dò cơn đau đai chậu liên quan đến thai kỳ. Trong nghiên cứu thăm dò trên 91 thai phụ tại bệnh viện Nhật Tân, số tuổi trung bình 28,7 ± 6.0. Kết quả thu được qua nghiên cứu này cho thấy: tổng số thai phụ có ĐLDTK và ĐĐCTK chiếm 62 (68,1%), trong đó ĐLDTK là 49 (53,8%), ĐĐCTK chiếm 24 (26,4%), ĐĐCTK kèm ĐLDTK là 13 (14,3%). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thăm dõ cơn đau đai chậu liên quan đến thai kỳ
NGHIÊN CỨU THĂM DÕ CƠN ĐAU ĐAI CHẬU
LIÊN QUAN ĐẾN THAI KỲ
Dương Thị Nhan, Phạm Phước Vinh,
Châu Hữu Hầu
TÓM TẮT. Nghiên cứu thăm dò cơn đau đai chậu liên quan đến thai kỳ. Trong nghiên
cứu thăm dò trên 91 thai phụ tại bệnh viện Nhật Tân, số tuổi trung bình 28,7 ± 6.0. Kết
quả thu được qua nghiên cứu này cho thấy: tổng số thai phụ có ĐLDTK và ĐĐCTK
chiếm 62 (68,1%), trong đó ĐLDTK là 49 (53,8%), ĐĐCTK chiếm 24 (26,4%), ĐĐCTK
kèm ĐLDTK là 13 (14,3%). Tuổi thai phụ không ảnh hưởng đến ĐĐCTK, nhưng tuổi thai
càng cao càng có nguy cơ ĐĐCTK với p=0,016, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
Vermani và cs(10)nghiên cứu cơn đau đai chậu có liên quan đến thai kỳ (ĐĐCTK) và đau
lưng dưới liên quan đến thai kỳ (ĐLDTK) là những vấn đề thường gặp với các tác động
về mặt vật lý, tâm lý và xã hội. Các can thiệp như giáo dục bệnh nhân, mang đai vùng
chậu, châm cứu và các bài tập hậu sản dưới nước có thể mang lại lợi ích cho những bệnh
nhân này.
Berg và cs nghiên cứu các thai phụ ở một khu vực được khám tiền sản thì thấy 79/862
thai phụ không thể tiếp tục công việc vì đau lưng dưới nghiêm trọng do rối loạn chức
năng của khớp cùng-chậu. Công việc vất vả và tiền sử đau lưng trước đây là những yếu tố
liên quan và đa số bệnh nhân bắt đầu bị đau lưng giữa tháng thứ 5 và thứ 7 của thai kỳ(2).
Theo Orvieto và cs(4), các yếu tố có liên quan: kinh tế xã hội thấp, bệnh sử ĐLD tiền thai
và thai lần đầu.
Cơn ĐĐCTK: đau (như dao đâm, âm ỉ, như bị bắn, như bị bỏng) ở vùng chung của khung
chậu, hoặc gần phía sau các khớp cùng-chậu và kéo dài đến vùng mông hoặc trước vùng
lân cận của khớp mu. Cơn đau có thể lan tỏa đến khớp háng, đáy chậu hoặc sau đùi,
không theo một phân bố rễ thần kinh rõ ràng. Định vị chính xác cơn đau thường khó thực
hiện và hay thay đổi(7).
Cần chẩn đoán phân biệt ĐĐCTK với các bệnh lý nội tạng gây đau của xương chậu (niệu
sinh dục, đường tiêu hóa), hội chứng đau lưng dưới (tổn thương đĩa thắt lưng, trượt đốt
sống, thấp khớp, đau thần kinh tọa, hẹp cột sống hoặc thắt lưng viêm khớp cột sống),
nhiễm khuẩn xương hoặc mô mềm (như bệnh lao hoặc bệnh giang mai khớp vệ), nhiễm
trùng đường tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch đùi, biến chứng sản khoa (sinh non, đột quỵ,
đau dây chằng tròn, viêm ối-màng mạch), vỡ ung thư biểu mô, và các khối u mô xương
hoặc mô mềm(1).
ĐĐCTK là một dạng của ĐLDTK, có thể xảy ra riêng lẻ hoặc kết hợp với ĐLDTK. Như
vậy có thể có 3 thể: ĐĐCTK, ĐLDTK và ĐĐC và ĐLDTK(8). Năm 2011, Kanakaris và
cs(7) lại chia làm 5 loại dựa trên việc định vị cơn đau: (1), hội chứng đai chậu, gồm đai
chậu trước và sau, khớp mu và các khớp cùng chậu 2 bên; (2), hội chứng cùng chậu hai
mặt, gồm đai chậu sau và hai bên khớp cùng-chậu; (3), hội chứng cùng-chậu một bên,
gồm đai chậu sau và khớp cùng chậu 1 bên; (4), tách rời xương vệ, gồm đai chậu trước và
khớp mu; (5), linh tinh, gồm các phát hiện khác.
Sự khởi phát của ĐĐCTK thay đổi đáng kể và được ghi nhận từ cuối tam cá nguyệt đầu
tiên đến tháng đầu sau sanh. ĐĐCTK có thể xảy ra từ từ hoặc xuất hiện bất ngờ. Cơn đau
sau sinh có thể nhẹ hơn so với khi mang thai. Đỉnh điểm của các triệu chứng gần với tam
cá nguyệt thứ ba giữa tuần thứ 24 và thứ 36 của thai kỳ. Khoảng 93%, ĐĐCTK lắng
xuống và tự nhiên biến mất sau tháng thứ 6 sau sinh. Một số bệnh nhân còn lại (8%), cơn
đau vẫn tồn tại và thành mãn tính(7).
Các nghiên cứu trước đây tập trung hơn vào việc khám lâm sàng và hình ảnh X quang,
trong khi gần đây đã chuyển sang các xét nghiệm khơi gợi đau chuyên biệt. Đối với các
thành phần sau của đai chậu và các khớp cùng-châu, khảo sát đáng tin cậy nhất là kiểm
tra khơi gợi đau vùng chậu sau (P4/đẩy đùi)(11), FABER của Patrick (co, dạng, xoay ngoài
ở ở khớp hông) (12), giơ chân thẳng chủ động (ASLR) (13), khảo sát dây chằng lưng dài và
thử nghiệm Gaenslen(14). Đối với khớp mu, chẩn đoán dựa chủ yếu vào sự ấn sâu và xét
nghiệm Trendelenburg sửa đổi(15).
Xét nghiệm máu thường không đặc hiệu. Các phim khung chậu chuẩn được dùng để đo
mức độ tách khớp vệ (symphyseal separation), thoái hóa hoặc loãng xương. Theo các
khuyến cáo gần đây của nhóm nghiên cứu ĐĐCTK châu Âu, chụp X quang thường qui,
quét CT và nhấp nháy đồ không được khuyến khích sử dụng trong chẩn đoán ĐĐCTK.
11
Nhưng quét MRI được đề xuất trong chẩn đoán phân biệt ĐĐCTK qua tất cả các giai
đoạn của bệnh. Siêu âm qua ngả âm đạo hoặc qua đáy chậu (transperineal) cũng được
khuyến cáo(7).
Xử trí hội chứng ĐĐCTK thường kết hợp liên ngành. Thuật toán điều trị được đề xuất
cần phân biệt giữa các trường hợp trước và sau sinh(7). Nghỉ ngơi tại giường và chăm sóc
triệu chứng, nhất là ở giai đoạn ban đầu. Thể dục dưới nước và tránh các chuyển động
không thích hợp, châm cứu và tập thể dục t ...