Danh mục

Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 33,000 VND Tải xuống file đầy đủ (100 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ HỒNG HẠNH NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆTTỪ BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ HỌC NHÂN CHỦNG Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ Mã số : 62 22 01 01 PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang HÀ NỘI - 2011 `ˆÌi`Ê܈̅Ê̅iÊ`i“œÊÛiÀȜ˜ÊœvÊ ˜vˆÝÊ*ÀœÊ*Ê`ˆÌœÀÊ /œÊÀi“œÛiÊ̅ˆÃʘœÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê ÜÜÜ°ˆVi˜ˆ°Vœ“É՘œVŽ°…Ì“ MỞ ĐẦU0.1. Lý do chọn đề tài Trong ngôn ngữ của một dân tộc, thành ngữ là một đơn vị đặc trưng vàthành ngữ tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ. Bởi vì, thành ngữ không chỉlà một phần quan trọng trong từ vựng của mỗi một ngôn ngữ, mà còn là mộtnguồn tư liệu quý báu lưu giữ những tri thức văn hóa của dân tộc sở hữu nó.Nói một cách khác, thành ngữ chính là những đơn vị ngôn ngữ kết tinh nétvăn hóa của dân tộc rõ nhất và là công cụ phản ánh đặc điểm văn hóa xã hộiđiển hình nhất của dân tộc. Chính vì vậy, không chỉ các nhà ngôn ngữ học,mà cả các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, những nhà nghiêncứu văn hóa nói chung thường rất quan tâm đối tượng này. Với lượng tri thức phong phú mà kho tàng thành ngữ lưu giữ, người tacó thể tiếp cận nó từ nhiều góc độ khác nhau, bằng những phương pháp khácnhau. Vì thế, khi có một cách tiếp cận mới, người ta có thể sẽ tìm ra thêmđược những vấn đề mới. Một trong những cách tiếp cận mới chưa được tiếnhành ở bất cứ công trình nào ở Việt Nam, đó là hướng tiếp cận thành ngữtiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng. Ngôn ngữ học nhân chủng là một khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữđã được nhiều học giả trên thế giới quan tâm. Những nước có môi trườngngôn ngữ đa dân tộc như Mỹ, Trung Quốc hay có truyền thống nghiên cứungôn ngữ học xã hội như Anh, Pháp v,v từ lâu đã quan tâm đến hướng nghiêncứu này. Ở nước ta, đây là một hướng nghiên cứu còn rất mới mẻ chưa đượcnhiều người lưu ý. Vì thế tiếp cận ngôn ngữ học từ bình diện nhân chủng sẽgóp phần làm phong phú những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về ngônngữ học ở nước ta hiện nay. Từ cách đặt vấn đề như vậy, chúng tôi lựa chọnđề tài “Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân 1chủng” cho luận án của mình với mong muốn khai thác một vấn đề khôngmới bằng một cách tiếp cận được cho là mới, góp phần làm phong phú thêmnhững khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ta hiện nay.0.2. Mục đích của luận án Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng tới những mục đíchsau đây: Thứ nhất, ứng dụng một số tri thức của ngôn ngữ học nhân chủng vàonghiên cứu thành ngữ tiếng Việt. Do đó, có thể coi đây là một cách tiếp cậnmới về thành ngữ, góp phần bổ sung thêm lý thuyết nghiên cứu ngôn ngữ ởViệt Nam. Cách làm này sẽ giúp chúng tôi thu nhận được một cơ sở lý luậnquan trọng để từ đó có thể gợi mở những vấn đề khác trong ngôn ngữ họcnhằm tiến hành nghiên cứu thêm trên những nguồn tư liệu khác nữa của tiếngViệt. Thứ hai, từ cách tiếp cận của ngôn ngữ học nhân chủng, luận án hyvọng góp phần làm nổi bật những đặc điểm văn hóa xã hội của người Việtđược phản ánh trong đơn vị ngôn ngữ đặc biệt là thành ngữ. Qua đó luận ángóp phần chỉ ra những vấn đề liên quan đến thành ngữ mà những cách tiếpcận trước đây chưa chú ý hoặc chưa chỉ ra một cách tường minh, cụ thể.0.3. Nhiệm vụ của luận án Xuất phát từ mục đích nói trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau đây: Một là, trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài gồm mộtvài vấn đề liên quan đến ngôn ngữ học nhân chủng, những quan điểm nhậndiện và nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt cũng như các hướng tiếp cậnthành ngữ trước đây. Trên cơ sở đó xác định cho mình những nội dung cụ thểtrong nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng. Hai là, khảo sát một vài vấn đề liên quan đến đặc điểm văn hóa xã hộitrong thành ngữ tiếng Việt. Đương nhiên, khi thực hiện việc khảo sát này luận 2án sẽ xuất phát từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng để nhằm chắt lọc ramột số nội dung mà những cách tiếp cận trước đây chưa chú ý đúng mức. Quađó, luận án sẽ bước đầu nêu ra những đặc điểm đặc trưng về nội dung này củathành ngữ tiếng Việt. Ba là, qua việc phân tích ẩn dụ có trong thành ngữ tiếng Việt, luận ánsẽ làm rõ thêm tính ẩn dụ (metaphoricality) thể hiện qua mối quan hệ giữa ýniệm nguồn (source) và ý niệm đích (target) của thành ngữ tiếng Việt. Qua đóthể hiện cách nhìn nhận thành ngữ từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng củaluận án.0.4. Ý nghĩa của luận án Về mặt lý luận, luận án được thực hiện trên cơ sở kế thừa và vận dụngmột vài nội dung liên quan đến lý thuyết ngôn ngữ học nhân chủng. Vì vậy,luận án sẽ góp phần vào làm đa dạng hóa các cách tiếp cận khác nhau trongviệc nghiên cứu một vấn đề của ngôn ngữ học. Ở đây, thành ngữ tiếng Việt sẽđược nhìn nhận từ một cách tiếp cận mới và do đó, những đặc điểm văn hóaxã hội của thành ngữ sẽ có điều kiện được tập trung làm rõ thêm hơn. Về mặt thực tiễn, luận án sẽ góp phần hữu ích vào việc hiểu và giảithích thành ngữ tiếng Việt. Việc hiểu rõ về thành ngữ tiếng Việt không chỉ cóích đối với mỗi người Việt Nam nói chung, mà còn có ích đối với các bạn họcsinh, sinh viên, đặc biệt là với những sinh viên nước ngoài học tiếng Việt nóiriêng. Từ đó, phần nào giúp cho mọi người có thể hiểu thêm về các vấn đềvăn hóa xã hội của Việt Nam, hiểu rõ thêm đặc trưng văn hóa của người Việtđược thể hiện trong ng ...

Tài liệu được xem nhiều: