Danh mục

Nghiên cứu thành phần thực vật khu vực núi Bồ Um Xã Cẩm Lương - Huyện Cẩm Thủy - Thanh Hóa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 291.80 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu thành phần thực vật khu vực núi Bồ Um thuộc xã Cẩm Lương - huyện Cẩm Thủy - tỉnh Thanh Hóa nhằm có cơ sở bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên, cảnh quan tại đây khi du lịch được đầu tư phát triển. Đưa ra một số dẫn liệu về thành phần thực vật khu vực núi Bồ Um xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thành phần thực vật khu vực núi Bồ Um Xã Cẩm Lương - Huyện Cẩm Thủy - Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 2. 2009NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN THỰC VẬT KHU VỰC NÚI BỒ UM XÃ CẨM LƯƠNG - HUYỆN CẨM THỦY - THANH HÓA Dau Ba Thin1, Le Thi Mai1 1 Khoa Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Hồng Đức 2 Trường Cao đẳng Y Thanh Hóa TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu thực vật khu vực núi Bồ Um xã Cẩm Lương, huyện CẩmThủy, tỉnh Thanh Hóa đã xác định được: 117 loài thuộc 98 chi của 47 họ; trong đóngành Hạt kín chiếm ưu thế với 87,5% tổng số họ, 93,82% tổng số chi và 91,3% tổngsố loài, tiếp đến là ngành Dương xỉ chiếm 10,42% số họ, 5,15% số chi, 6,96% số loài,còn lại là ngành Thông đá chiếm tỷ lệ thấp nhất với 2,08% số họ, 1,03% số chi, 1,74%số loài. Hệ thực vật nơi đây có các đại diện của 17/20 yếu tố địa lý của thực vật ViệtNam, trong đó yếu tố châu Á nhiệt đới chiếm tỷ lệ cao nhất (21,37%). Phổ dạng sốngcho hệ thực vật khu vực núi đá vôi Bồ Um là: SB = 53,45 Ph +12,93 Ch + 15,52 He +9,48 Cr + 8,62 Th. Thực vật ở khu vực núi Bồ Um có đủ các dạng thân. Thực vật cógiá trị sử dụng làm thuốc nam là cao nhất (chiếm 41,36%). Sự phân bố các loài khôngđồng đều ở các độ cao. 1. MỞ ĐẦU Cẩm Lương là một xã miền núi cao của huyện Cẩm Thủy - Thanh Hóa, nằm trongchương trình 135 của chính phủ. Tạo hoá đã ban tặng cho người dân nơi đây dòng suốitiên với những con cá thần, cùng với hang động của núi đá Bồ Um huyền bí. Với cảnhquan rừng núi và dòng suối hữu tình, nơi đây đã và đang được đầu tư để thu hút kháchdu lịch từ khắp mọi miền của đất nước đến chiêm ngưỡng, khám phá . Núi Bồ Um là một trong 9 ngọn núi chính thuộc dãy núi Trường Sinh nằm ở phíaBắc của xã Cẩm Lương; đây là dãy núi đá vôi, có chiều dài 1600m, chiều rộng trungbình 280m diện tích của núi là 448 ha. Đỉnh cao nhất cao 65m so với mặt biển. Với sự gia tăng du khách thăm quan sẽ có những ảnh hưởng đến tài nguyên sinhvật nói chung. Để góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên, Ủy ban Nhân dân xã Cẩm Lươngđã có những biện pháp hữu hiệu giúp duy trì cảnh quan môi trường. Nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì nguồn sinh thuỷ cho đàn cá thần cũngnhư tạo cơ sở cho các giải pháp phát huy nguồn lực tự nhiên, đã có một số đề tàinghiên cứu về khu vực suối cá Cẩm Lương: “Nghiên cứu điều tra thành phần loài cáở suối Ngọc” của Nguyễn Kim Tiến, Ngô Thị Hằng (2005); “Kết quả bước đầu vềthành phần loài Lưỡng cư, Bò sát xã Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá” của 53 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 2. 2009Nguyễn Kim Tiến, Dương Thị Huyền, Lê Thị Ánh Tuyết (2006); “Bước đầu tìm hiểuthành phần loài bò sát và một số đặc điểm sinh học của Ôrô vảy ở núi Bồ Um - XãCẩm Lương - Huyện Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá” của Lê Thị Ánh Tuyết (2007)... Tuynhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu nào về thực vật nơi đây. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thành phần thực vật khu vực núi BồUm thuộc xã Cẩm Lương - huyện Cẩm Thủy - tỉnh Thanh Hóa nhằm có cơ sở bảo tồnvà phát triển bền vững nguồn tài nguyên, cảnh quan tại đây khi du lịch được đầu tư pháttriển. Trong khuôn khổ của bài báo, chúng tôi đưa ra một số dẫn liệu về thành phần thựcvật khu vực núi Bồ Um xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu và xử lí mẫu: Tiến hành thu mẫu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn[6]. Mẫu được thu 6 đợt từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008. Thu mẫu theotuyến chân núi, lưng núi và đỉnh núi. Mẫu vật được bảo quản tại phòng thí nghiệm sinhhọc thực vật, trường Đại học Hồng Đức. Phân tích, giám định nhanh theo phương pháp hình thái so sánh và dựa vào các tàiliệu: “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [6]; “Câycỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (NXB trẻ 2003) [4]; “Cẩm nang tra cứu và nhận biếtcác họ thực vật hạt kín Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1]. Chỉnh lí tên khoa học: Dựa vào tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (2003) [4]; Danh lục các loài được xếp theo hệ thống của Takhtajan (1980); có bổ sung củaNguyễn Tiến Bân (1997). Phân tích tính đa dạng về các yếu tố địa lý: Dựa vào hệ thống phân chia các yếutố địa lý của Trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia (Lê Trần Chấn chủ biên - 1999)[2] để tìm hiểu các yếu tố địa lý của hệ thực vật núi đá vôi Bồ Um. Phân tích tính đa dạng về dạng sống (phổ dạng sống): Áp dụng hệ thống củaRaunkiaer (1934) [7] để tìm hiểu các dạng sống của thực vật ở núi đá vôi Bồ Um. Lập phổ dạng sống (Ký hiệu là SB) cho hệ thực vật như sau: SB = % Ph + % Ch +% He + %Cr + % Th Trong đó: Ph: Chồi trên mặt đất; Ch: Chồi sát đất; He: Chồi nửa ẩn; Cr: Chồi ẩn;Th: Dạng cây sống m ...

Tài liệu được xem nhiều: