Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị gia công rãnh xoắn nòng súng pháo tự động sử dụng công nghệ điện hóa
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 457.32 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phương pháp gia công điện hóa dựa trên nguyên lý hòa tan anốt là phương pháp gia công phổ biến hiện nay ở các nước phát triển. Với các ưu điểm độ bóng bề mặt rãnh xoắn khi gia công điện hóa cao hơn 2 cấp so với gia công cơ khí. Độ chính xác các kích thước của rãnh theo toàn bộ chiều dài nòng cao hơn so với gia công cơ khí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị gia công rãnh xoắn nòng súng pháo tự động sử dụng công nghệ điện hóa Hóa học & Môi trường NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ GIA CÔNG RÃNH XOẮN NÒNG SÚNG PHÁO TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ ĐIỆN HÓA Nguyễn Văn Điển1*, Nguyễn Quang Mạnh1, Nguyễn Văn Hậu2 Tóm tắt: Phương pháp gia công điện hóa dựa trên nguyên lý hòa tan anốt là phương pháp gia công phổ biến hiện nay ở các nước phát triển. Với các ưu điểm độ bóng bề mặt rãnh xoắn khi gia công điện hóa cao hơn 2 cấp so với gia công cơ khí. Độ chính xác các kích thước của rãnh theo toàn bộ chiều dài nòng cao hơn so với gia công cơ khí. Giá thành chế tạo dầu Catốt rẻ hơn chế tạo dầu dao gia công cơ khí 5 đến 10 lần. Năng suất cao hơn nhiều lần so với gia công cơ khí. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải tính toán và hiệu chỉnh các thông số công nghệ khá phức tạp và việc chế tạo dụng cụ Catốt đòi hỏi độ chính xác cao. Sau khi nghiên cứu các vấn đề công nghệ gia công bằng phương pháp điện hóa, chúng tôi tiến hành xây dựng thành hệ thống gia công điện hóa ứng dụng công nghệ tự động hóa, cài đặt thông số tùy theo từng loại nòng khác nhau. Từ khóa: Điện hóa; Rãnh xoắn; Gia công; Công nghệ 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nòng pháo là một trong những chi tiết đặc thù quan trọng hiện nay, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cả hệ thống pháo. Việc nghiên cứu công nghệ chế tạo nòng đảm bảo chất lượng và năng suất cao là rất cần thiết. Hiện nay, việc gia công rãnh xoắn nòng súng pháo ở các nhà máy quốc phòng chủ yếu sử dụng các công nghệ tống và cắt gọt cơ khí, công nghệ rèn rãnh xoắn súng cỡ nhỏ mới đang được đầu tư áp dụng. Đối với việc gia công rãnh xoắn nòng súng-pháo có chiều sâu rãnh xoắn >0,3mm ở các nhà máy quốc phòng hiện sử dụng công nghệ cắt gọt cơ khí- là công nghệ cổ điển có nhược điểm là năng suất thấp và độ chính xác theo suốt chiều dài rãnh xoắn không cao. Phương pháp gia công điện hóa dựa trên nguyên lý hòa tan anốt là phương pháp gia công phổ biến hiện nay ở các nước phát triển. Ưu điểm của phương pháp gia công rãnh xoắn nòng pháo bằng điện hóa: - Độ bóng bề mặt rãnh xoắn khi gia công điện hóa cao hơn 2 cấp so với gia công cơ khí; - Độ chính xác các kích thước của rãnh theo toàn bộ chiều dài nòng cao hơn so với gia công cơ khí; - Giá thành chế tạo dầu Catốt rẻ hơn chế tạo dầu dao gia công cơ khí 5 đến 10 lần; - Năng suất cao hơn nhiều lần so với gia công cơ khí. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải tính toán và hiệu chỉnh các thông số công nghệ khá phức tạp và việc chế tạo dụng cụ Catốt đòi hỏi độ chính xác cao. Việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ này để gia công rãnh xoắn các nòng súng pháo là rất thiết thực. 2. ĐẶC ĐIỂM GIA CÔNG RÃNH XOẮN NÒNG SÚNG PHÁO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA Rãnh xoắn của nòng có ảnh hưởng lớn đến các đặc tính chiến kỹ thuật, đến tầm bắn, độ chính xác và độ chụm của nòng pháo. Vì vậy, gia công rãnh xoắn là một trong những nguyên công quan trọng nhất của việc gia công nòng. Việc gia công rãnh xoắn của nòng bằng phương pháp điện hóa có một số đặc điểm khi thiết kế công nghệ là: - Nòng thường có tỉ lệ chiều dài so với đường kính lỗ lớn, do đó, việc đảm bảo độ sai lệch các kích thước của rãnh xoắn suốt chiều dài nòng trong dung sai cho phép là rất khó khăn; - Trong gia công rãnh xoắn khe hở giữa các điện cực nhỏ nên việc bơm dung dịch qua khe hở cần được tính toán kích thước của Catốt phải có độ chính xác cao; 60 N. V. Điển, N. Q. Mạnh, N. V. Hậu, “Nghiên cứu thiết kế … sử dụng công nghệ điện hóa .” Nghiên cứu khoa học công nghệ - Tổ chức của thép làm nòng trước khi gia công rãnh xoắn phải có yêu cầu nghiêm ngặt: hạt mịn và đều; - Các mép của rãnh xoắn dễ bị vê tròn nên cần biện pháp đảm bảo các mép này đạt yêu cầu của bản vẽ thiết kế. Để đảm bảo độ chính xác gia công cần có hệ thống hiệu chỉnh các thông số công nghệ cơ bản như cường độ dòng điện I, hiệu điện thế V, tốc độ tịnh tiến của Catốt v, tốc độ quay của Catốt w. Sau khi nghiên cứu các vấn đề công nghệ gia công bằng phương pháp điện hóa, chúng tôi chọn phương án gia công rãnh xoắn nòng súng-pháo cỡ nhỏ. Trên cơ sở các nghiên cứu lý thuyết cũng như tính toán sơ bộ và tham khảo thực tiễn các nước nhóm nghiên cứu đưa ra trong quá trình cắt rãnh xoắn các tham số đảm bảo điều kiện làm việc ổn định cần sử dụng là: - Dòng điện ở khe ở giữa các điện cực; - Điện thế ở catốt và anốt; - Nhiệt độ dung dịch ở đầu vào và đầu ra của khe hở giữa các điện cực; - Tốc độ chảy của dung dịch trong khe hở các điện cực; - Áp suất bơm dung dịch; - Độ côn phần làm việc của catốt điện cực. Từ đó xây dựng mô hình toán học và tính toán tham số công nghệ gia công rãnh xoắn. 3. PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHỆ GIA CÔNG ĐIỆN HÓA Sau khi xem xét kỹ bản vẽ nòng do Viện nghiên cứu và thiết kế cũng như xem xét khả năng thiết bị và chế tạo trang bị công nghệ nhóm đề tài chọn phương án công nghệ: Phương pháp Catốt di động: tịnh tiến và quay đồng thời, sản phẩm đứng yên. Dung dịch được bơm vào ngược với chiều tịnh tiến của Catốt. 3.1. Tính toán tham số thử nghiệm Kích thước khe hở giữa các điện cực xác định bằng việc áp dụng phương trình sau: EU (a k )k ao (1) S cos Trong đó: - Hiệu suất dòng điện; E- Đương lượng điện hóa thể tích, g/A.min; U- Điện áp, V; a, k – Điện thế phản ứng trên các điện cực: (a- k) = (1,5 2,5)V; k – Độ dẫn điện của chất cách ly, 1/m; S – Vận tốc dịch chuyển catot; mm/min; - Góc xoắn; 0; Với dung dịch điện ly muối NaCl nồng độ 20%. Vật liệu thử nghiệm là thép ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị gia công rãnh xoắn nòng súng pháo tự động sử dụng công nghệ điện hóa Hóa học & Môi trường NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ GIA CÔNG RÃNH XOẮN NÒNG SÚNG PHÁO TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ ĐIỆN HÓA Nguyễn Văn Điển1*, Nguyễn Quang Mạnh1, Nguyễn Văn Hậu2 Tóm tắt: Phương pháp gia công điện hóa dựa trên nguyên lý hòa tan anốt là phương pháp gia công phổ biến hiện nay ở các nước phát triển. Với các ưu điểm độ bóng bề mặt rãnh xoắn khi gia công điện hóa cao hơn 2 cấp so với gia công cơ khí. Độ chính xác các kích thước của rãnh theo toàn bộ chiều dài nòng cao hơn so với gia công cơ khí. Giá thành chế tạo dầu Catốt rẻ hơn chế tạo dầu dao gia công cơ khí 5 đến 10 lần. Năng suất cao hơn nhiều lần so với gia công cơ khí. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải tính toán và hiệu chỉnh các thông số công nghệ khá phức tạp và việc chế tạo dụng cụ Catốt đòi hỏi độ chính xác cao. Sau khi nghiên cứu các vấn đề công nghệ gia công bằng phương pháp điện hóa, chúng tôi tiến hành xây dựng thành hệ thống gia công điện hóa ứng dụng công nghệ tự động hóa, cài đặt thông số tùy theo từng loại nòng khác nhau. Từ khóa: Điện hóa; Rãnh xoắn; Gia công; Công nghệ 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nòng pháo là một trong những chi tiết đặc thù quan trọng hiện nay, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cả hệ thống pháo. Việc nghiên cứu công nghệ chế tạo nòng đảm bảo chất lượng và năng suất cao là rất cần thiết. Hiện nay, việc gia công rãnh xoắn nòng súng pháo ở các nhà máy quốc phòng chủ yếu sử dụng các công nghệ tống và cắt gọt cơ khí, công nghệ rèn rãnh xoắn súng cỡ nhỏ mới đang được đầu tư áp dụng. Đối với việc gia công rãnh xoắn nòng súng-pháo có chiều sâu rãnh xoắn >0,3mm ở các nhà máy quốc phòng hiện sử dụng công nghệ cắt gọt cơ khí- là công nghệ cổ điển có nhược điểm là năng suất thấp và độ chính xác theo suốt chiều dài rãnh xoắn không cao. Phương pháp gia công điện hóa dựa trên nguyên lý hòa tan anốt là phương pháp gia công phổ biến hiện nay ở các nước phát triển. Ưu điểm của phương pháp gia công rãnh xoắn nòng pháo bằng điện hóa: - Độ bóng bề mặt rãnh xoắn khi gia công điện hóa cao hơn 2 cấp so với gia công cơ khí; - Độ chính xác các kích thước của rãnh theo toàn bộ chiều dài nòng cao hơn so với gia công cơ khí; - Giá thành chế tạo dầu Catốt rẻ hơn chế tạo dầu dao gia công cơ khí 5 đến 10 lần; - Năng suất cao hơn nhiều lần so với gia công cơ khí. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải tính toán và hiệu chỉnh các thông số công nghệ khá phức tạp và việc chế tạo dụng cụ Catốt đòi hỏi độ chính xác cao. Việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ này để gia công rãnh xoắn các nòng súng pháo là rất thiết thực. 2. ĐẶC ĐIỂM GIA CÔNG RÃNH XOẮN NÒNG SÚNG PHÁO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA Rãnh xoắn của nòng có ảnh hưởng lớn đến các đặc tính chiến kỹ thuật, đến tầm bắn, độ chính xác và độ chụm của nòng pháo. Vì vậy, gia công rãnh xoắn là một trong những nguyên công quan trọng nhất của việc gia công nòng. Việc gia công rãnh xoắn của nòng bằng phương pháp điện hóa có một số đặc điểm khi thiết kế công nghệ là: - Nòng thường có tỉ lệ chiều dài so với đường kính lỗ lớn, do đó, việc đảm bảo độ sai lệch các kích thước của rãnh xoắn suốt chiều dài nòng trong dung sai cho phép là rất khó khăn; - Trong gia công rãnh xoắn khe hở giữa các điện cực nhỏ nên việc bơm dung dịch qua khe hở cần được tính toán kích thước của Catốt phải có độ chính xác cao; 60 N. V. Điển, N. Q. Mạnh, N. V. Hậu, “Nghiên cứu thiết kế … sử dụng công nghệ điện hóa .” Nghiên cứu khoa học công nghệ - Tổ chức của thép làm nòng trước khi gia công rãnh xoắn phải có yêu cầu nghiêm ngặt: hạt mịn và đều; - Các mép của rãnh xoắn dễ bị vê tròn nên cần biện pháp đảm bảo các mép này đạt yêu cầu của bản vẽ thiết kế. Để đảm bảo độ chính xác gia công cần có hệ thống hiệu chỉnh các thông số công nghệ cơ bản như cường độ dòng điện I, hiệu điện thế V, tốc độ tịnh tiến của Catốt v, tốc độ quay của Catốt w. Sau khi nghiên cứu các vấn đề công nghệ gia công bằng phương pháp điện hóa, chúng tôi chọn phương án gia công rãnh xoắn nòng súng-pháo cỡ nhỏ. Trên cơ sở các nghiên cứu lý thuyết cũng như tính toán sơ bộ và tham khảo thực tiễn các nước nhóm nghiên cứu đưa ra trong quá trình cắt rãnh xoắn các tham số đảm bảo điều kiện làm việc ổn định cần sử dụng là: - Dòng điện ở khe ở giữa các điện cực; - Điện thế ở catốt và anốt; - Nhiệt độ dung dịch ở đầu vào và đầu ra của khe hở giữa các điện cực; - Tốc độ chảy của dung dịch trong khe hở các điện cực; - Áp suất bơm dung dịch; - Độ côn phần làm việc của catốt điện cực. Từ đó xây dựng mô hình toán học và tính toán tham số công nghệ gia công rãnh xoắn. 3. PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHỆ GIA CÔNG ĐIỆN HÓA Sau khi xem xét kỹ bản vẽ nòng do Viện nghiên cứu và thiết kế cũng như xem xét khả năng thiết bị và chế tạo trang bị công nghệ nhóm đề tài chọn phương án công nghệ: Phương pháp Catốt di động: tịnh tiến và quay đồng thời, sản phẩm đứng yên. Dung dịch được bơm vào ngược với chiều tịnh tiến của Catốt. 3.1. Tính toán tham số thử nghiệm Kích thước khe hở giữa các điện cực xác định bằng việc áp dụng phương trình sau: EU (a k )k ao (1) S cos Trong đó: - Hiệu suất dòng điện; E- Đương lượng điện hóa thể tích, g/A.min; U- Điện áp, V; a, k – Điện thế phản ứng trên các điện cực: (a- k) = (1,5 2,5)V; k – Độ dẫn điện của chất cách ly, 1/m; S – Vận tốc dịch chuyển catot; mm/min; - Góc xoắn; 0; Với dung dịch điện ly muối NaCl nồng độ 20%. Vật liệu thử nghiệm là thép ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ 4.0 Phương pháp gia công điện hóa Nguyên lý hòa tan anốt Gia công cơ khí Chế tạo dầu CatốtGợi ý tài liệu liên quan:
-
17 trang 254 0 0
-
Giáo trình trang bị điện trong máy cắt kim loại
236 trang 138 0 0 -
4 trang 124 0 0
-
Giáo trình công nghệ chế tạo máy - Chương 11: Các phương pháp gia công mặt phẳng
17 trang 114 0 0 -
12 trang 102 0 0
-
Tiếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0 trong đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật
5 trang 97 0 0 -
Tiền ảo một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay và giải pháp quản lý tiền ảo, tài sản ảo
5 trang 83 0 0 -
Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy-Phần 1
42 trang 77 0 0 -
7 trang 74 0 0
-
Thực trạng việc tạo và sử dụng Youtube
6 trang 55 0 0