Nghiên cứu thực nghiệm cải tiến đặc tính nhiệt học của tấm pin mặt trời
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực nghiệm cải tiến đặc tính nhiệt học của tấm pin mặt trời Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 58 (06/2020) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 43 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CẢI TIẾN ĐẶC TÍNH NHIỆT HỌC CỦA TẤM PIN MẶT TRỜI EXPERIMENTAL INVESTIGATION ON IMPROVEMENT FOR THERMAL RESPONSE OF PHOTOVOLTAIC PANELS Nguyễn Vũ Lân, Hoàng An Quốc, Nguyễn Thành Sơn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Việt Nam Ngày toà soạn nhận bài 11/5/2020, ngày phản biện đánh giá 28/5/2020, ngày chấp nhận đăng 28/5/2020. TÓM TẮT Đặc tính nhiệt – điện của tấm pin mặt trời (PV solar cells) thương phẩm nói chung có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa nhiệt độ làm việc của tấm pin và hiệu suất sinh điện. Do đó để tối đa hóa quá trình sinh điện cần phải có cơ chế hỗ trợ sao cho nhiệt độ làm việc của tấm được giữ ở vùng giá trị càng thấp càng tốt. Tấm pin thường có cấu trúc phẳng được lắp đặt với khoảng trống thoáng ở cả mặt trước và mặt lưng. Tuy nhiên, nhiệt độ làm việc thực tế vẫn khá cao so với nhiệt độ môi trường và do đó hiệu suất sinh điện thực tế thấp hơn nhiều so với hiệu suất định mức ghi trong thông số kỹ thuật của tấm pin. Nghiên cứu này nhằm mục đích hỗ trợ quá trình giữ nhiệt độ làm việc của tấm pin ở vùng gần giá trị nhiệt độ môi trường bằng giải pháp kết hợp sử dụng vật liệu chuyển pha (PCM) và hệ thống làm mát bằng nước. Kết quả cho thấy, nhiệt độ làm việc của tấm pin khi được xử lý hỗ trợ bằng phương án kết hợp có giá trị thấp hơn tấm pin không được hỗ trợ khoảng 7oC – 15oC, qua đó giúp tăng thời gian duy trì hiệu suất sinh điện đầu ra của tấm pin trong quá trình vận hành, cao hơn hiệu suất của tấm pin không được hỗ trợ khoảng 3,07%. Mức giảm nhiệt độ và thời gian duy trì khoảng nhiệt độ làm việc thấp phụ thuộc vào hàm lượng PCM được sử dụng, hình thức trao đổi nhiệt của hệ làm mát bằng nước và điều kiện môi trường bao gồm cường độ bức xạ tới và nhiệt độ môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, mức độ tiếp xúc trao đổi nhiệt giữa các thành phần kết cấu của hệ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả duy trì nhiệt độ làm việc ở mức thấp của tấm pin. Từ khóa: Pin mặt trời; Vật liệu chuyển pha; Hiệu suất tấm pin; Tấm pin làm mát; Bức xạ mặt trời. ABSTRACT Thermoelectric characteristic of commercial PV solar cells shows a reverse proportion between working temperature and produced electricity. Therefore, PV panels normally have flat-plate structure and are installed with open spaces at both front and back sides to facilitate natural convection and radiation to surrounding ambience. However, the actual working temperature of PV panels in general condition is usually much higher than the ambient temperature, thus its actual electrical efficiency is also quite lower than the nominated efficiency stated in its specifications. This research focuses on the solution to keep the working temperature if the PV panels by combining the supporting effects of PCMs and water cooling system. Results show that thank to the combined solution the temperature could be maintained at 7 – 15oC lower than that of the original PV without the supporting solution. It means that the electrical efficiency is kept longer at its higher range which is about 3.07% higher than that of the original PV. The temperature difference and the working period at lower temperature depend on the amount of PCM used, convection enhancement of water cooler employed, ambient conditions including incident radiation and temperature. Besides, heat transfer contact quality between each pair of components strongly effects on how effectively the working temperature is kept low. Keywords: PV solar cells; PCM; PV efficiency; Cooled PV; Solar radiation. Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 58 (06/2020) 44 Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt 1. GIỚI THIỆU Ký hiệu Đơn Ý nghĩa Pin mặt trời là một trong những thiết bị vị được dùng phổ biến nhất hiện nay trên thế T o C Nhiệt độ mặt tấm PV giới để biến đổi năng lượng mặt trời (năng o Nhiệt độ tham chiếu (nhiệt độ phòng lượng sạch) thành điện năng. Điện năng sinh Tref C thí nghiệm) ra có thể được ứng dụng trực tiếp tại chỗ Ti o C Nhiệt độ ban đầu hoặc tích lũy và truyền tải dưới dạng điện o năng một chiều hoặc xoay chiều trên lưới Tj C Nhiệt độ đo được ở các thời điểm đo điện. Nhìn chung hiệu suất các tấm pin mặt Tf o C Nhiệt độ cuối cùng trời thương mại hiện nay trên thị trường Tm o C Nhiệt độ nóng chảy chưa cao, tùy thuộc vào nguyên liệu được o dùng để chế tạo. Các tấm pin thương mại Tc C Nhiệt độ làm việc của tấm PV phổ biến được chuẩn hóa thành dạng tấm Hiệu suất sinh điện ở điều kiện nhiệt phẳng có cấu trúc tối giản (tấm pin được đặt ref % độ Tref = 25oC, tổng xạ GT = 1kW/m2 bên dưới một lớp kính bảo vệ và nằm trên T % Hiệu suất sinh điện theo nhiệt độ một tấm đỡ và được đóng kín bằng viền bao βref ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Pin mặt trời Vật liệu chuyển pha Hiệu suất tấm pin Tấm pin làm mát Bức xạ mặt trờiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu, mô phỏng hệ nghịch lưu nối lưới 1 pha sử dụng Matlab Simulink cho hệ pin mặt trời
6 trang 208 0 0 -
3 trang 134 0 0
-
155 trang 81 0 0
-
Sách hướng dẫn học tập Năng lượng tái tạo: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
49 trang 76 0 0 -
Một phương pháp xác định sản lương điện mặt trời dựa trên nền tảng web
4 trang 62 0 0 -
134 trang 54 0 0
-
Phương pháp tính toán bức xạ nhiệt mặt trời qua lớp kính bằng mô hình tương tự nhiệt điện
4 trang 49 0 0 -
Giáo trình Vật lý khí quyển: Phần 1
74 trang 47 0 0 -
Quá trình nhiệt và ứng dụng - Năng lượng mặt trời: Phần 1
110 trang 43 0 0 -
Phân tích hiệu quả giảm năng lượng bức xạ mặt trời của kính kết hợp với phim dán kính cách nhiệt
6 trang 43 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp Chế tạo máy: Thiết kế Robot làm sạch tấm pin mặt trời
102 trang 42 0 0 -
Đánh giá kinh tế của hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam
4 trang 41 0 0 -
Tổng hợp các phương pháp áp dụng AI vào điều khiển hệ thống năng lượng tái tạo
4 trang 41 0 0 -
Cường độ huỳnh quang của chấm lượng tử CdTe phát xạ đỏ tăng bất thường bởi ion Cu2+
7 trang 40 0 0 -
Ứng dụng năng lượng mặt trời: Phần 1
106 trang 39 0 0 -
Giáo trình Địa lí tự nhiên đại cương 2 (Khí quyển và thủy quyển): Phần 1
109 trang 39 0 0 -
72 trang 38 0 0
-
Thiết kế chế tạo máy trồng hành tím chạy bằng năng lượng mặt trời
3 trang 36 0 0 -
70 trang 36 0 0
-
68 trang 35 0 0