Danh mục

Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử kéo nhổ lưới sợi dệt các bon từ tấm bê tông cốt sợi

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 758.52 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, lưới cốt sợi dệt các bon được thấm nhập bằng nhựa epoxy để tăng độ bền, độ cứng cũng như độ dính bám với bê tông. Kết quả cho thấy, liên kết bề mặt giữa hai lớp vật liệu lưới cốt sợi dệt các bon/ bê tông hạt mịn cho ra một ứng xử phi tuyến bao gồm các giai đoạn làm việc khác nhau: giai đoạn làm việc hoàn hảo (đường tuyến tính), giai đoạn bắt đầu phá vỡ liên kết, và giai đoạn phá hủy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử kéo nhổ lưới sợi dệt các bon từ tấm bê tông cốt sợi Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, ĐHXDHN, 2021, 15 (6V): 173–183 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ỨNG XỬ KÉO NHỔ LƯỚI SỢI DỆT CÁC BON TỪ TẤM BÊ TÔNG CỐT SỢI Trần Mạnh Tiếna,b,∗, Vũ Xuân Hồngc , Emmanuel Ferrierc a Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, 18 Phố Viên, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam b Thành viên nhóm nghiên cứu mạnh địa kỹ thuật, vật liệu, và phát triển bền vững, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, 18 Phố Viên, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam c Phòng thí nghiệm vật liệu Composite cho xây dựng, Đại học Lyon1, Pháp Nhận ngày 07/10/2021, Sửa xong 14/10/2021, Chấp nhận đăng 15/10/2021 Tóm tắt Một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến ứng xử cơ học và cường độ của bê tông cốt lưới sợi dệt (vật liệu Composite TRC) là cường độ liên kết giữa bê tông hạt mịn và lưới cốt sợi dệt. Bài báo này giới thiệu những kết quả thực nghiệm liên quan đến ứng xử kéo nhổ lưới cốt sợi dệt các bon từ tấm bê tông cốt lưới sợi. Trong nghiên cứu này, lưới cốt sợi dệt các bon được thấm nhập bằng nhựa epoxy để tăng độ bền, độ cứng cũng như độ dính bám với bê tông. Kết quả cho thấy, liên kết bề mặt giữa hai lớp vật liệu lưới cốt sợi dệt các bon/ bê tông hạt mịn cho ra một ứng xử phi tuyến bao gồm các giai đoạn làm việc khác nhau: giai đoạn làm việc hoàn hảo (đường tuyến tính), giai đoạn bắt đầu phá vỡ liên kết, và giai đoạn phá hủy. Giá trị cường độ liên kết trung bình cũng được xác định dựa vào đồ thị lực kéo nhổ - biến dạng trượt giữa lưới cốt sợi dệt các bon và khối bê tông hạt mịn. Ảnh hưởng của việc xử lý bề mặt lưới cốt sợi các bon bằng keo epoxy đến ứng xử kéo nhổ và dạng phá hủy mẫu cũng được làm sáng tỏ. Ngoài ra, ảnh hưởng của chiều dài neo lưới các bon trong tấm bê tông đến các đặc tính của liên kết cũng được phân tích. Từ khoá: bê tông cốt lưới sợi dệt; ứng xử kéo nhổ; đường cong lực kéo nhổ - chuyển vị; chiều dài neo. EXPERIMENTAL INVESTIGATION OF PULL-OUT BEHAVIOUR OF CARBON TEXTILE FROM TEX- TILE -REINFORCED CONCRETE COMPOSITE PLATE Abstract An important factor that influences the mechanical behaviour of textile-reinforced concrete (TRC) composite is the bond strength of the textile/cementitious matrix interface. This paper presents the results of pull-out tests performed on carbon textile/ cementitious matrix interface specimens. In this experimental study, the carbon textile was pre-impregnated with epoxy resin to improve the mechanical properties of textile yarns as well as the bonding strength to concrete. As result, all interface specimens gave a typical behaviour as shown in the literature with the phases: perfect bonding phase and debonding phase. The average bonding strength is also identified from the pull-out force–slip curves between carbon textile and cementitious matrix block. The effect of carbon textile treatment with epoxy resin on pull-out behaviour and failure mode of interface specimens was also highlighted. In addition, the effect of the embedded length of the carbon textile in the concrete plat on the bonding capacity was also analyzed. Keywords: textile – reinforced concrete (TRC); textile/matrix interface; pull-out behaviour; embedded length. https://doi.org/10.31814/stce.huce(nuce)2021-15(6V)-15 © 2021 Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (ĐHXDHN) ∗ Tác giả đại diện. Địa chỉ e-mail: tranmanhtien@humg.edu.vn (Tiến, T. M.) 173 Tiến, T. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng 1. Đặt vấn đề Trong một thập kỷ trở lại đây, vật liệu bê tông cốt lưới sợi dệt (Composite TRC) đã được nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng công trình. Vật liệu Composite này vừa đảm bảo cường độ cao vừa đảm bảo tính phát triển bền vững, thân thiện với môi trường [1–4]. Các đặc trưng cơ học của nó như cường độ kéo và độ cứng được xác định thông qua các thí nghiệm kéo trực tiếp hoặc uốn 3 điểm. Kết quả cho ra một ứng xử phi tuyến qua nhiều giai đoạn làm việc khác nhau, có xuất hiện nứt rồi tái bền và phụ thuộc rất nhiều yếu tố đến từ lưới cốt sợi dệt, bê tông hạt mịn, và môi trường [5–8]. Một yếu tố khác có ảnh hưởng rất lớn đến các giá trị đặc trưng cơ học của bê tông cốt sợi dệt là cường độ dính bám giữa cốt lưới sợi dệt và bê tông hạt mịn. Nhờ vào liên kết này mà việc phân bố nội lực giữa các lưới cốt sợi cũng như giữa chúng với lớp nền bê tông hạt mịn được diễn ra có hiệu quả. Điều này làm tăng sự đóng góp về mặt cơ học của lớp nền bê tông hạt mịn trong ứng xử tổng thể của bê tông cốt lưới sợi dệt. Ngược lại, sự yếu kém của độ bền liên kết giữa hai thành phần trên dẫn đến ứng xử cơ học của bê tông cốt lưới sợi giống như của lưới sợi gia cường [9, 10]. Do đó, trong quá trình sản xuất lưới cốt sợi dệt, chúng thường được xử lý bằng các sản phẩm khác nhau (bột cát, bụi silic, các loại keo như epoxy, styrene, . . . ) theo các phương pháp khác nhau (gia nhiệt, xử lý khô, xử lý ướt, . . . ) nhằm nâng cao tính dính bám với bê tông [11]. Về lý thuyết, cường độ dính bám giữa hai lớp vật liệu được hình thành từ ba thành phần chính: sự dính bám cơ học (neo cơ học), sự dính bám vật lý (lực hấp phụ, liên kết thứ cấp, lực Van de Waal, liên kết tĩnh điện, v.v.), và sự dính bám hóa học (liên kết hóa học, liên kết hóa trị) [12]. Để xác định cường độ dính bám giữa lưới cốt sợi dệt và bê tông hạt mịn, thí nghiệm kéo nhổ (pull-out test) được sử dụng và cho hiệu quả cao nhất [13]. Dưới tác dụng của lực kéo lên cốt sợi, liên kết dính bám giữa hai lớp vật liệu bị phá hủy thông qua ứng suất tiếp trên bề mặt, nhờ đó mà cường độ dính bám này được xác định. Trên thế giới, tương đối nhiều tác giả đã nghiên cứu nhằm xác định cường độ dính ...

Tài liệu được xem nhiều: