Nghiên cứu này thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp tổ chức khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu giống (Meretrix lyrata) tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghêu giống phân bố không đều trên toàn bộ khu vực khảo sát, mật độ trung bình nghêu giống của toàn vùng là 1.400 ± 1.160 con/100m2 . Sinh lượng nghêu giống tại đây có sự biến động lớn trung bình là 91,94 ± 147,98 (gram/100m2 ).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu giống (Meretrix Lyrata Sowerby, 1851) tại xã đất mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
Số 2/2015
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC
HỢP LÝ NGUỒN LỢI NGHÊU GIỐNG (Meretrix lyrata Sowerby, 1851)
TẠI XÃ ĐẤT MŨI, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU
RESEARCH ON THE JUVENILE CLAM (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) FISHING
STATUS TO PROPOSE SOLUTIONS OF SUSTAINABLE RESOURCE FISHING
IN DAT MUI COMMUNE, NGOC HIEN DISTRICT, CA MAU PROVINCE
Vũ Đức Hùng1, Nguyễn Đức Sĩ2, Trần Đức Phú3
Ngày nhận bài: 16/01/2015; Ngày phản biện thông qua: 24/3/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015
TÓM TẮT
Nghiên cứu này thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp tổ chức khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu giống (Meretrix
lyrata) tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghêu giống phân bố không đều trên
toàn bộ khu vực khảo sát, mật độ trung bình nghêu giống của toàn vùng là 1.400 ± 1.160 con/100m2. Sinh lượng nghêu
giống tại đây có sự biến động lớn trung bình là 91,94 ± 147,98 (gram/100m2). Trữ lượng nghêu giống tự nhiên toàn vùng
khoảng 29.163 kg, khả năng cho phép khai thác 14.581 kg. Tình trạng khai thác nguồn lợi nghêu giống trong thời gian qua
diễn ra rất phức tạp năm 2013 có 4.097 lượt người với 1.549 cào tay và 2.548 cào máy khai thác nghêu giống, các biện
pháp quản lý nguồn lợi này của chính quyền địa phương chưa mang lại hiệu quả. Kết quả nghiên cứu đóng góp các luận
chứng khoa học cho các hoạt động quản lý, khai thác hợp lý nguồn lợi này tại địa phương.
Từ khóa: khai thác, nghêu giống Meretrix lyrata, xã Đất Mũi
ABSTRACT
The study carried out in order to propose solutions to organize the rational exploitation of resources resembling
clam (Meretrix lyrata) in Dat Mui Commune, Ngoc Hien district, Ca Mau province. The study results showed that the clam
seed is unevenly distributed across the entire survey area, the average density of the whole region of Clam is 1.400 ± 1.160
fish / 100m2. Born amount of Clam there is a large variation 147.98 ± 91.94 average (gram / 100m2). Clam to natural
reserves of about 29.163 kg region, the ability for operators 14.581 kg. Exhaustion of Clam resources over time was very
complicated 2013 has been 4.097 fishermen with 1.549 and 2.548 raked hands clam rakes same machine operators,
measures of resource management is not a local government effective. Findings contribute the scientific evidence for the
management and exploitation of these resources locally.
Keyword: fishing, hard clam Meretrix lyrata, Dat Mui commune
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghêu (Meretrix lyrata) là một trong những đối
tượng thủy sản có giá trị cao ở Việt Nam. Theo thống
kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, từ năm 2009,
xuất khẩu nghêu cả nước đạt 17.624 tấn, giá trị trên
37.2 triệu USD, tăng trung bình 5,35%/năm, giá xuất
khẩu trung bình của cả nước đạt 2,11 USD/kg.
Thị trường tiêu thụ nghêu chủ yếu: Châu Âu, Mỹ, Nhật
Bản Hàn Quốc và các nước ASEAN (VASEP, 2014).
1
2
Trong những năm qua nghề khai thác nghêu giống
và nuôi nghêu thương phẩm ở huyện Ngọc Hiển,
tỉnh Cà Mau đã đóng góp quan trọng trong phát triển
kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện
đáng kể đời sống cho người dân vùng ven biển. Tuy
nhiên, tình hình quản lý, khai thác và sử dụng nguồn
lợi nghêu giống ở địa phương đang tồn tại rất nhiều
bất cập như: tình trạng khai thác nghêu giống tràn
lan, tập trung đông người, khai thác tận thu đang
Vũ Đức Hùng: Cao học Hàng hải 2012 - Trường Đại học Nha Trang
TS. Nguyễn Đức Sĩ, 3 TS. Trần Đức Phú: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
hủy diệt bãi nghêu giống. Ngoài ra, việc khai thác
nghêu giống không theo quy hoạch đã tác động sấu
đến sự biến động nguồn lợi nghêu và môi trường
sinh thái tại vùng ven biển Mũi Cà Mau (Nguyễn
Hoàng An và ctv, 2013).
Bài báo phân tích thực trạng khai thác và diễn
biến nguồn lợi nghêu giống như: mật độ, trữ lượng,
mùa vụ, hình thức khai thác, các tác động của việc
khai thác nghêu giống và các biện pháp quản lý
nguồn lợi này đã qua. Bài báo cũng đề xuất các giải
pháp kỹ thuật và quản lý hợp lý, góp phần phát triển
bền vững nghề khai thác nghêu giống ở Cà Mau.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Vị trí xuất hiện nghêu giống từ kênh Năm Ô
Rô đến kênh Hai Thiện, thuộc địa bàn xã Đất Mũi,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, việc khai
thác nghêu giống không chỉ có người dân ở xã Đất
Mũi, mà còn có dân ở các xã lân cận. Vì vậy, việc
điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu về sản lượng,
số người, mùa vụ và ngư cụ khai thác nghêu giống
được thực hiện ở 3 xã, gồm xã Đất Mũi, Viên An và
Viên An Đông. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng
08/2011 đến 09/2014.
2. Điều tra thực trạng khai thác
Thực trạng khai thác nghêu giống ở xã Đất Mũi
được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 239
hộ dân (toàn vùng có 3.718 hộ) ở 3 xã Đất Mũi,
Viên An và Viên An Đông. Các thông tin thu thập tập
trung vào ngư cụ, phương tiện khai thác, mùa vụ
xuất hiện nghêu giống, sự biến động nguồn lợi theo
năm, những tác động của việc khai thác đến nguồn
lợi nghêu giống.
Ngoài ra, việc thống kê sản lượng khai thác
được thực hiện thông qua số liệu thứ cấp từ Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau,
Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Cà Mau, Phòng NN&
PTNT huyện Ngọc Hiển và các cơ quan có liên quan
khác.
Để kiểm chứng sản lượng khai thác theo
phương pháp của FAO được thực hiện như sau:
Trong đó:
T: sản lượng (tấn).
k: Tổng số điểm khảo sát.
B: Khối lượng trung bình tại mỗi điểm khảo
sát (kg/m2).
S: Diện tích bãi nghêu (ha).
Số 2/2015
3. Đánh giá nguồn lợi nghêu giống ở xã Đất Mũi
Từ số liệu sơ cấp về vị trị xuất hiện nghêu giống,
đặc biệt là kinh nghiệm thực tế của ngư dân địa
phương nhằm tìm hiểu vị trí các bãi nghêu giống,
quá trình hình thành các bãi giống ...