Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng tăng huyết áp của người dân từ 50 tuổi trở lên tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh năm 2013
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 478.48 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng tăng huyết áp của người dân 50 tuổi trở lên tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh năm 2013” được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2013 tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh với mục tiêu đánh giá thực trạng, kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tăng huyết áp (THA) của người dân tuổi 50 trở lên từ đó đề xuất một số giải pháp chính nhằm cải thiện hành vi dự phòng THA cho người dân tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng tăng huyết áp của người dân từ 50 tuổi trở lên tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh năm 2013 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG CẢI THIỆN HÀNH VI DỰ PHÒNG TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 50 TUỔI TRỞ LÊN TẠI XÃ CẨM NAM, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2013 BS. Bùi Quang Tâm, CN. Đoàn Thị Mỹ Loan Trung tâm Truyền thông GDSK Hà Tĩnh Tóm tắt nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng tăng huyết áp của người dân 50 tuổi trở lên tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh năm 2013” được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2013 tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh với mục tiêu đánh giá thực trạng, kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tăng huyết áp (THA) của người dân tuổi 50 trở lên từ đó đề xuất một số giải pháp chính nhằm cải thiện hành vi dự phòng THA cho người dân tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ và các thực hành liên quan đến dự phòng THA của người dân còn nhiều hạn chế: 69% có thái độ với dự phòng THA được đánh giá là đạt, 71% có kiến thức đạt và 65% có thực hành đạt. Kiến thức về điều trị THA cũng rất hạn chế, chỉ có 36% người được hỏi cho rằng khi bị THA cần điều trị thường xuyên. Một số thực hành được người dân thực hiện để dự phòng THA bao gồm: Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rượu (60%), quyết định bỏ hẳn hút thuốc lá (49%), giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, tránh trạng thái tâm lý căng thẳng, xúc động, lo âu chiếm (32%), rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần, vận động thể lực hợp lý, không nên gắng sức (70%), thường xuyên đến trạm y tế xã để đo huyết áp và khám sức khỏe (65%). Các kênh thông tin cung cấp các kiến thức về THA chủ yếu là truyền thông đại chúng (66%), qua cán bộ y tế chỉ có 12%. 1. Đặt vấn đề Tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, THA ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì THA là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người. Cũng theo tổ chức WHO, dự kiến năm 2025 sẽ có khoảng 1,5 tỉ người bị THA. Chính vì thế, THA không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Dự báo trong những năm tới số người mắc THA sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% người bị THA. 76 Tại Việt Nam, theo điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch, thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên ở nước ta đã là 25,1%. Hiện nay Việt Nam có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết THA, hoặc là THA nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa được số huyết áp về mức bình thường. Điều trị THA cần phải liên tục, kéo dài và phải được theo dõi chặt chẽ. Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như người dân còn nghèo chưa đủ tiền theo dõi, điều trị, thiếu sự quan tâm, thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp... Do đó cần xây dựng một kế hoạch mang tính chất chiến lược trong phòng, chống THA. Đời sống người dân xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ già hóa dân số ở đây ngày càng cao, vì vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở xã ngày càng đặt ra nhiều thách thức cho các ban ngành. Các hoạt động tuyên truyền của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Cẩm Xuyên thường chỉ được triển khai khi có dịch bệnh phát sinh hoặc theo kế hoạch của các Chương trình Y tế Quốc gia, chưa có nguồn kinh phí để chi cho hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) về dự phòng THA cho người dân. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng cao huyết áp của người dân 50 tuổi trở lên tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, năm 2013”, nhằm tạo cơ sở quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch TTGDSK; góp phần giúp người dân dự phòng THA tốt hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành dự phòng tăng huyết áp ở người d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng tăng huyết áp của người dân từ 50 tuổi trở lên tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh năm 2013 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG CẢI THIỆN HÀNH VI DỰ PHÒNG TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 50 TUỔI TRỞ LÊN TẠI XÃ CẨM NAM, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2013 BS. Bùi Quang Tâm, CN. Đoàn Thị Mỹ Loan Trung tâm Truyền thông GDSK Hà Tĩnh Tóm tắt nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng tăng huyết áp của người dân 50 tuổi trở lên tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh năm 2013” được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2013 tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh với mục tiêu đánh giá thực trạng, kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tăng huyết áp (THA) của người dân tuổi 50 trở lên từ đó đề xuất một số giải pháp chính nhằm cải thiện hành vi dự phòng THA cho người dân tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ và các thực hành liên quan đến dự phòng THA của người dân còn nhiều hạn chế: 69% có thái độ với dự phòng THA được đánh giá là đạt, 71% có kiến thức đạt và 65% có thực hành đạt. Kiến thức về điều trị THA cũng rất hạn chế, chỉ có 36% người được hỏi cho rằng khi bị THA cần điều trị thường xuyên. Một số thực hành được người dân thực hiện để dự phòng THA bao gồm: Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rượu (60%), quyết định bỏ hẳn hút thuốc lá (49%), giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, tránh trạng thái tâm lý căng thẳng, xúc động, lo âu chiếm (32%), rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần, vận động thể lực hợp lý, không nên gắng sức (70%), thường xuyên đến trạm y tế xã để đo huyết áp và khám sức khỏe (65%). Các kênh thông tin cung cấp các kiến thức về THA chủ yếu là truyền thông đại chúng (66%), qua cán bộ y tế chỉ có 12%. 1. Đặt vấn đề Tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, THA ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì THA là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người. Cũng theo tổ chức WHO, dự kiến năm 2025 sẽ có khoảng 1,5 tỉ người bị THA. Chính vì thế, THA không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Dự báo trong những năm tới số người mắc THA sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% người bị THA. 76 Tại Việt Nam, theo điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch, thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên ở nước ta đã là 25,1%. Hiện nay Việt Nam có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết THA, hoặc là THA nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa được số huyết áp về mức bình thường. Điều trị THA cần phải liên tục, kéo dài và phải được theo dõi chặt chẽ. Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như người dân còn nghèo chưa đủ tiền theo dõi, điều trị, thiếu sự quan tâm, thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp... Do đó cần xây dựng một kế hoạch mang tính chất chiến lược trong phòng, chống THA. Đời sống người dân xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ già hóa dân số ở đây ngày càng cao, vì vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở xã ngày càng đặt ra nhiều thách thức cho các ban ngành. Các hoạt động tuyên truyền của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Cẩm Xuyên thường chỉ được triển khai khi có dịch bệnh phát sinh hoặc theo kế hoạch của các Chương trình Y tế Quốc gia, chưa có nguồn kinh phí để chi cho hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) về dự phòng THA cho người dân. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự phòng cao huyết áp của người dân 50 tuổi trở lên tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, năm 2013”, nhằm tạo cơ sở quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch TTGDSK; góp phần giúp người dân dự phòng THA tốt hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành dự phòng tăng huyết áp ở người d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng huyết áp Dự phòng tăng huyết áp Điều trị bệnh tăng huyết áp Bệnh mạch máu não Bệnh suy timGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 240 1 0
-
Báo cáo Hội chứng tim thận – mối liên hệ 2 chiều
34 trang 192 0 0 -
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 161 0 0 -
Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp - Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam
20 trang 160 0 0 -
Đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền - Điều trị nội khoa: Phần 1
271 trang 121 0 0 -
Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng muối ăn của người dân tại thành phố Huế năm 2022
15 trang 57 0 0 -
Nghiên cứu tỷ lệ ngã và nguy cơ ngã ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp
7 trang 45 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm hội chứng thận hư ở người trưởng thành
8 trang 37 0 0 -
chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp: phần 2
33 trang 36 0 0 -
Bác sĩ tốt nhất là chính mình: để trái tim luôn khỏe mạnh (Tập 8) - Phần 1
80 trang 36 0 0