Danh mục

Nghiên cứu tiềm năng du lịch tự nhiên nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng hồ thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là điều tiết lũ và phát điện, hồ Tuyên Quang có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch, đặc biệt là các sản phẩm DLST dựa trên sự đa dạng và độc đáo về cấu trúc địa chất - địa hình, thủy văn, tài nguyên sinh vật và sự thuận lợi về điều kiện khí hậu. Đây là hướng đi có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương khu vực hồ chứa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tiềm năng du lịch tự nhiên nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng hồ thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 158-167 NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH TỰ NHIÊN NHẰM KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÙNG HỒ THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG TRÊN SÔNG GÂM Nguyễn Quyết Chiến Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: chiennqc@yahoo.com Tóm tắt. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là điều tiết lũ và phát điện, hồ Tuyên Quang có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch, đặc biệt là các sản phẩm DLST dựa trên sự đa dạng và độc đáo về cấu trúc địa chất - địa hình, thủy văn, tài nguyên sinh vật và sự thuận lợi về điều kiện khí hậu. Đây là hướng đi có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương khu vực hồ chứa. Để khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch tự nhiên vùng hồ Tuyên Quang, cần đổi mới về chính sách, thủ tục hành chính; đa dạng hóa sản phẩm du lịch; đầu tư xây dựng vùng hồ thành điểm du lịch sinh thái (DLST) chủ yếu của Khu DLST Na Hang; phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng - dịch vụ với KT-XH; tăng cường hoạt động tiếp thị để quảng bá hình ảnh và kêu gọi đầu tư; tăng cường liên doanh, liên kết trong việc tổ chức, khai thác các tuyến, điểm du lịch; xã hội hóa hoạt động du lịch, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường. Từ khóa: hồ Tuyên Quang, thủy điện, tiềm năng tự nhiên, du lịch. 1. Mở đầu Hồ chứa Tuyên Quang có diện tích 81,94 km2 ứng với mực nước dâng bình thường 120m/90m. Tổng dung tích hồ là 2.244,9 triệu m3 , dung tích hữu ích là 1.699,0 triệu m3 , trong đó dung tích điều tiết hàng năm là 1.077,0 triệu m3 [1]. Đây là công trình đa mục tiêu với hai nhiệm vụ quan trọng là góp phần điều tiết lũ vùng hạ lưu và phát điện. Việc tích nước tạo hồ chứa đã kéo theo những thay đổi mạnh mẽ cả về môi trường tự nhiên (MTTN) và kinh tế - xã hội (KT-XH) của lưu vực sông (LVS) Gâm nói chung, khu vực hồ Tuyên Quang nói riêng nhưng đồng thời cũng mở ra những cơ hội phát triển mới dựa trên những lợi thế về điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và KT-XH. Phát triển du lịch ở hồ Tuyên Quang là một trong những hướng khai thác có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương khu vực hồ chứa. Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích những tiềm năng du lịch tự nhiên hiện có và một số định hướng phát triển du lịch ở hồ Tuyên Quang khi hồ chứa này được hình thành. 158 Nghiên cứu tiềm năng du lịch tự nhiên nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên vùng hồ Tuyên Quang 2.1.1. Vị trí địa lý Hồ chứa đa mục tiêu Tuyên Quang được xây dựng ở trung lưu sông Gâm với tổng diện tích mặt nước hồ là trên 8000 ha, trong đó trên 90% diện tích hồ nằm trên địa phận các huyện Lâm Bình, Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, một phần nhỏ trên địa phận huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang và huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Vùng lòng hồ nằm cách thành phố Tuyên Quang 110 km theo đường bộ, tiếp giáp 3 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn. Từ hồ Tuyên Quang có thể dễ dàng đi bằng đường thủy tới Ba Bể (Bắc Kạn) và Bắc Mê (Hà Giang). Về mặt tự nhiên, vị trí hồ chứa nằm ở các huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, trên vòng cung sông Ngâm. Sự hoang sơ, hùng vĩ của cảnh quan thiên nhiên với hơn 83% diện tích tự nhiên là rừng đã tạo cho hồ Tuyên Quang nói riêng, các địa phương khu vực hồ chứa nói chung luôn có sức cuốn hút mạnh mẽ của một vùng sinh thái đa dạng. Tuy nhiên, do nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, lại sát chí tuyến Bắc, gần cửa ngõ đón gió mùa đông bắc vào mùa đông nên điều kiện khí hậu lưu vực hồ Tuyên Quang có sự phân mùa rõ rệt trong chế độ nhiệt và ẩm. Mùa hạ nóng, ẩm và mùa động lạnh, khô. Biên độ nhiệt năm có thể lên đến 12-140 C. Mùa mưa chiếm trên 70% tổng lượng mưa năm. Điều này sẽ chi phối mạnh mẽ tính mùa vụ trong hoạt động du lịch vùng lòng hồ. Về mặt KT-XH, khu vực hồ Tuyên Quang có gần 70.000 người thuộc 15 dân tộc cùng chung sống. Đây là vùng giàu truyền thống cách mạng, là nơi khởi phát, hội tụ, giao thoa những sắc thái văn hoá riêng của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. 2.1.2. Địa chất - địa hình Lưu vực hồ nằm trong miền hoạt động kiến tạo mạnh với cường độ khác nhau tạo nên sự phân dị không gian mạnh mẽ của cấu trúc địa tầng và thành phần nham thạch. Kết quả nghiên cứu của Dovjikov A.E, Trần Văn Trị (1977), Trần Đức Lương và nnk (1985) cho thấy lưu vực hồ Tuyên Quang nằm trong đới cấu trúc sông Gâm, thuộc hệ uốn nếp Việt Bắc. Đây là vùng chìm tương đối so với đới sông Lô, có dạng một địa hào ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: