Danh mục

Nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, giáo trình mới môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 521.48 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết, tác giả bước đầu nghiên cứu sự định hướng, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị; khái quát về nội dung đổi mới chương trình, giáo trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và đề xuất 03 giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, giáo trình mới môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, giáo trình mới môn Tư tưởng Hồ Chí Minh “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH MỚI MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TS. Đoàn Sỹ Tuấn ThS. Lê Thị Lan Anh ThS. Lương Duy Quyền Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt Theo Hướng dẫn số 3056/BGDĐT-GDĐH ngày 19/7/2019, của Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu từ năm học 2019 - 2020, đối với các môn Lý luận chính trị sẽ thực hiện theo chương trình, giáo trình mới. Theo đó, từ năm học 2019 - 2020, trong tất cả các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - một trong năm môn học Lý luận chính trị cơ bản được triển khai theo chương trình, giáo trình mới. Trong bài viết, tác giả bước đầu nghiên cứu sự định hướng, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị; khái quát về nội dung đổi mới chương trình, giáo trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và đề xuất 03 giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, giáo trình mới môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay. Từ khóa: Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, chương trình, Giáo trình mới, hiệu quả thực hiện. I. MỞ ĐẦU Thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”; ngày 19/7/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Hướng dẫn số 3056/BGDĐT-GDĐH về việc thực hiện chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị, trong đó có môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài viết bước đầu tập trung, đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về chương trình, giáo trình mới; trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình, giáo trình mới môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Hy vọng rằng, kết quả của bài viết sẽ góp phần đưa ra những gợi mở góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả dạy học các môn Lý luận chính trị, trong đó có môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay. 605 | Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… II. NỘI DUNG 2.1. Sự định hướng, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị Trong quá trình đổi mới đất nước Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo về nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các Nghị quyết, Chỉ thị có nội dung phong phú, khác nhau, nhưng đều tập trung nhấn mạnh sự đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng cơ bản, hệ thống; liên thông, cập nhật và hiện đại; thực tiễn, thiết thực; phù hợp với từng đối tượng người học… Những năm đầu của quá trình đổi mới Đảng ta đã có Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 28/3/1992 của Bộ Chính trị “về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”, trong đó đã nhấn mạnh: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội ta, nâng cao giác ngộ lý tưởng và niềm tin cho đảng viên, đoàn viên thanh niên và nhân dân”[6; tr.25]. Kết luận 94-KL/TW ngày 28/3/2014, về “tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới việc học tập (bao gồm cả nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên…) lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân... Nội dung chương trình học tập lý luận chính trị cho tốt, phù hợp cho từng đối tượng học, cấp học, bậc học...; tránh trùng lặp; bảo đảm tính liên thông. Đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội; bảo đảm thế hệ trẻ Việt Nam luôn trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng và với chế độ ta” [3]. Tiếp đó, Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ chính trị “Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”, lại nhấn mạnh: “Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: