Nghiên cứu tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2012
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 297.71 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về NCBSM trong 6 tháng đầu tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2012; Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về NCBSM trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2012.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRONG 6 THÁNG ĐẦU CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON TỪ 6-24 THÁNG TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG NĂM 2012 Nguyễn Thị Tâm, Văn Hiển Tài Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh An Giang Tóm tắt nghiên cứu Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu góp phần làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Có nhiều yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. Việc nghiên cứu tình hình NCBSM và một số yếu tố liên quan là cần thiết nhằm xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về NCBSM và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về NCBSM. Nghiên cứu thực hiện trên 300 bà mẹ tại huyện Phú Tân, trong thời gian từ tháng 11/2012 đến tháng 8/2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bà mẹ có kiến thức về NCBSM tốt là 59%, thái độ tích cực/ tốt về NCBSM là 76,7%. Tỉ lệ các bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh (BSSS) trong vòng 1 giờ đầu là 75,7%, tỉ lệ bà mẹ NCBSM hoàn toàn là 25,3%. Nơi cư ngụ, trình độ học vấn, kiến thức chung về NCBSM có liên quan đến thái độ NCBSM của các bà mẹ. Thái độ cho trẻ bú sớm sau sinh liên quan đến thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh. Trình độ học vấn, qui mô gia đình, kinh tế gia đình và kiến thức chung về NCBSM liên quan đến thực hành NCBSM hoàn toàn của các bà mẹ. 1. Đặt vấn đề Một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em là thực hành NCBSM, nhất là việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, cả nước có 61,7% trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh; 19,6% trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu [10]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo các bà mẹ cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn [5], [6], [8], [10]. Các công trình nghiên cứu đều cho rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, hiện nay các chương trình quảng cáo, tiếp thị về sữa công thức đang được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm ảnh hưởng đến nhận thức và thực hành của các bà mẹ về NCBSM. Do vậy nghiên cứu tình hình NCBSM trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi và 5 một số yếu tố liên quan tại huyện Phú Tân - tỉnh An Giang nhằm góp phần cung cấp thông tin cho chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tại địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về NCBSM trong 6 tháng đầu tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2012. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về NCBSM trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2012. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 . Đối tượng nghiên cứu: Bà mẹ có con từ 6 đến dưới 24 tháng tuổi có hộ khẩu thường trú ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 3.2 . Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 3.3 . Cỡ mẫu: Áp dụng công thức: n = Z2 .p.(1-p)/d2. Trong đó: n: là số bà mẹ được phỏng vấn. Z: là giới hạn khoảng tin cậy ở mức xác suất 95%, tương ứng với giá trị: Z = 1,96. p: tỉ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu năm 2010 là 0,13 [3] d = 0,04 (sai số cho phép). Thay vào công thức tính được: n = 271, tăng 10% hao hụt, lấy tròn số ta được n = 300. 3.4 . Chọn mẫu: Huyện Tân Phú có tất cả 18 xã/thị trấn. Trong đó đã chọn được 4 xã trong huyện như sau: - 02 xã đã được thực hiện mô hình tăng cường thực hành NCBSM tại cộng đồng là xã Phú Thọ và Bình Thạnh Đông. - 02 xã chưa được thực hiện mô hình tăng cường thực hành NCBSM tại cộng đồng (theo phương pháp ngẫu nhiên). - Đối tượng chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dựa trên danh sách các bà mẹ được lấy theo sổ theo dõi sinh tại trạm y tế xã. 3.5 . Địa điểm: Huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 3.6 . Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 08/2013. 3.7 . Xử lý số liệu: Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ tại hộ gia đình. Dữ liệu được xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Sử dụng kiểm định khi bình phương để so sánh tỉ lệ các yếu tố liên quan đến kiến thức, 6 thái độ và thực hành NCBSM của các bà mẹ, đo lường mức độ kết hợp bằng tỉ suất chênh OR. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Trong số 300 đối tượng nghiên cứu, 68% đối tượng có độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi; 100% là người dân tộc kinh. 86,3% các bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống. Chỉ 15% các b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRONG 6 THÁNG ĐẦU CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON TỪ 6-24 THÁNG TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG NĂM 2012 Nguyễn Thị Tâm, Văn Hiển Tài Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh An Giang Tóm tắt nghiên cứu Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu góp phần làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Có nhiều yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. Việc nghiên cứu tình hình NCBSM và một số yếu tố liên quan là cần thiết nhằm xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về NCBSM và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về NCBSM. Nghiên cứu thực hiện trên 300 bà mẹ tại huyện Phú Tân, trong thời gian từ tháng 11/2012 đến tháng 8/2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bà mẹ có kiến thức về NCBSM tốt là 59%, thái độ tích cực/ tốt về NCBSM là 76,7%. Tỉ lệ các bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh (BSSS) trong vòng 1 giờ đầu là 75,7%, tỉ lệ bà mẹ NCBSM hoàn toàn là 25,3%. Nơi cư ngụ, trình độ học vấn, kiến thức chung về NCBSM có liên quan đến thái độ NCBSM của các bà mẹ. Thái độ cho trẻ bú sớm sau sinh liên quan đến thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh. Trình độ học vấn, qui mô gia đình, kinh tế gia đình và kiến thức chung về NCBSM liên quan đến thực hành NCBSM hoàn toàn của các bà mẹ. 1. Đặt vấn đề Một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em là thực hành NCBSM, nhất là việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, cả nước có 61,7% trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh; 19,6% trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu [10]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo các bà mẹ cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn [5], [6], [8], [10]. Các công trình nghiên cứu đều cho rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, hiện nay các chương trình quảng cáo, tiếp thị về sữa công thức đang được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm ảnh hưởng đến nhận thức và thực hành của các bà mẹ về NCBSM. Do vậy nghiên cứu tình hình NCBSM trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi và 5 một số yếu tố liên quan tại huyện Phú Tân - tỉnh An Giang nhằm góp phần cung cấp thông tin cho chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tại địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về NCBSM trong 6 tháng đầu tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2012. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về NCBSM trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2012. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 . Đối tượng nghiên cứu: Bà mẹ có con từ 6 đến dưới 24 tháng tuổi có hộ khẩu thường trú ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 3.2 . Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 3.3 . Cỡ mẫu: Áp dụng công thức: n = Z2 .p.(1-p)/d2. Trong đó: n: là số bà mẹ được phỏng vấn. Z: là giới hạn khoảng tin cậy ở mức xác suất 95%, tương ứng với giá trị: Z = 1,96. p: tỉ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu năm 2010 là 0,13 [3] d = 0,04 (sai số cho phép). Thay vào công thức tính được: n = 271, tăng 10% hao hụt, lấy tròn số ta được n = 300. 3.4 . Chọn mẫu: Huyện Tân Phú có tất cả 18 xã/thị trấn. Trong đó đã chọn được 4 xã trong huyện như sau: - 02 xã đã được thực hiện mô hình tăng cường thực hành NCBSM tại cộng đồng là xã Phú Thọ và Bình Thạnh Đông. - 02 xã chưa được thực hiện mô hình tăng cường thực hành NCBSM tại cộng đồng (theo phương pháp ngẫu nhiên). - Đối tượng chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dựa trên danh sách các bà mẹ được lấy theo sổ theo dõi sinh tại trạm y tế xã. 3.5 . Địa điểm: Huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 3.6 . Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 08/2013. 3.7 . Xử lý số liệu: Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ tại hộ gia đình. Dữ liệu được xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Sử dụng kiểm định khi bình phương để so sánh tỉ lệ các yếu tố liên quan đến kiến thức, 6 thái độ và thực hành NCBSM của các bà mẹ, đo lường mức độ kết hợp bằng tỉ suất chênh OR. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Trong số 300 đối tượng nghiên cứu, 68% đối tượng có độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi; 100% là người dân tộc kinh. 86,3% các bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống. Chỉ 15% các b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nuôi con bằng sữa mẹ Suy dinh dưỡng trẻ em Truyền thông giáo dục sức khỏe Bài giảng nhi khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ: Phần 2
41 trang 207 0 0 -
Bài giảng Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân - BSCKII Dương Văn Dũng
110 trang 131 0 0 -
7 trang 98 0 0
-
5 trang 89 0 0
-
8 trang 76 0 0
-
Kiến thức, thái độ của phụ nữ về biện pháp tránh thai bằng que cấy Implanon NXT®
5 trang 73 0 0 -
6 trang 67 0 0
-
TÀI LIỆU THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI
0 trang 57 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 52 0 0 -
14 trang 51 0 0