Công nghệ kết cấu sàn Bubble deck là loại sàn rỗng chịu lực hai phương, là một hệ sàn phẳng có thể đáp ứng nhu cầu của ngành xây dựng về tính linh hoạt, độ bền vững và tiết kiệm vật liệu, làm giảm chi phí và thời gian xây dựng đáng kể nhờ loại bỏ hoàn toàn việc phải sử dụng dầm trong kết cấu bê tông, cũng như giảm được số lượng kết cấu tường và cột dẫn đến tiết kiệm rất nhiều bê tông, điều này đồng nghĩa với việc tiết kiệm được kích thước, kết cấu móng đồng thời giúp gia tăng tỷ số giữa cường độ và trọng lượng so với các kiểu sàn truyền thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tính khả thi của công nghệ sàn Bubbledeck trong xây dựng
Nguyễn Thị Thúy Hiên và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
113(13): 67 - 72
NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI CỦA CÔNG NGHỆ SÀN BUBBLEDECK
TRONG XÂY DỰNG
Nguyễn Thị Thúy Hiên*, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Văn Tình
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Công nghệ kết cấu sàn Bubble deck là loại sàn rỗng chịu lực hai phương, là một hệ sàn phẳng có
thể đáp ứng nhu cầu của ngành xây dựng về tính linh hoạt, độ bền vững và tiết kiệm vật liệu, làm
giảm chi phí và thời gian xây dựng đáng kể nhờ loại bỏ hoàn toàn việc phải sử dụng dầm trong kết
cấu bê tông, cũng như giảm được số lượng kết cấu tường và cột dẫn đến tiết kiệm rất nhiều bê
tông, điều này đồng nghĩa với việc tiết kiệm được kích thước, kết cấu móng đồng thời giúp gia
tăng tỷ số giữa cường độ và trọng lượng so với các kiểu sàn truyền thống.
Từ khóa: Công nghệ thi công, sàn bóng, sàn bê tông cốt thép, thời gian, chi phí, chất lượng.
TỔNG QUAN*
Sàn BubbleDeck (BD) được Jorgen Breuning
một kỹ sư người Đan Mạch sáng chế ra từ năm
1997 sau khi lấy cảm hứng sáng tạo từ cuộc thi
thiết kế các kết cấu bền vững và linh hoạt do
Bộ Nhà ở Đan Mạch tổ chức. Công nghệ này
được du nhập vào Việt Nam từ những năm 90
của thế kỷ trước và tới nay nó được áp dụng
trong nhiều công trình ở Việt Nam.
Hệ sàn Bubbledeck có thể sử dụng như công
nghệ thi công lắp ghép nên giảm đáng kể thời
gian thi công, quá trình thi công chủ yếu vận
chuyển cấu kiện chế tạo sẵn từ nhà máy đến
công trình và tiến hành lắp ghép, có thể không
dùng ván khuôn, có ván khuôn và ván khuôn
tự mang tùy loại sàn ứng dụng loại A, B hay
loại C. Các chi tiết được đúc sẵn này đã có
thép gia cường, do đó giảm được công việc
đặt và buộc thép tại công trường. Tất cả
những đặc điểm trên khiến cho sàn bubbldeck
trở nên đặc biệt thân thiện với hệ sinh thái địa
phương, nhất là khi xem xét lượng CO2 thải
ra từ quá trình sản xuất bê tông. Mặt khác bởi
hệ sàn rỗng nên tăng khả năng cách âm cách
nhiệt trong nhà, giảm tiếng ồn ngoài trời và ô
nhiễm không khí do việc sản xuất được tiến
hành tại nhà máy, quá trình vận chuyển bằng
xe tải ít vì thời gian thi công ngắn.
Tại Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói
riêng, quá trính đô thị hóa đang diễn ra mạnh
*
mẽ đặt ra nhu cầu cấp thiết về sử dụng những
công trình có không gian kiến trúc rộng rãi
với hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu kĩ thuật và
tính thẩm mỹ cao. Nhận thức được tầm quan
trọng, đề tài “Nghiên cứu tính khả thi của
công nghệ sàn BubbleDeck trong xây dựng”
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SÀN
BUBBLEDECK
Sàn Bubbledeck là loại sàn rỗng chịu lực hai
phương đầu tiên được thiết kế, công nghệ này
có thể được mô tả một cách đơn giản là một
hệ sàn phẳng cực kỳ hiệu quả, có thể đáp ứng
nhu cầu của ngành xây dựng. Sàn Bubbledeck
3 lớp chính: lưới thép trên, quả bóng rỗng làm
từ nhựa tái chế và lưới thép dưới (Hình 1).
Hình 1. Cấu tạo sàn Bubbledeck
Sàn Bubbledeck được sản xuất theo 5 dạng
tiêu chuẩn theo độ dày tấm sàn theo bảng 1.
Sàn bóng Bubbledeck được chia ra làm 3 loại:
sàn A, sàn B và sàn C.
+ Sàn BubbleDeck loại A. Module cốt thép,
dạng cấu kiện “lưới bóng” chế tạo sẵn được
đặt trên ván khuôn truyền thống và đổ bêtông
trực tiếp tại công trường.
Tel: 0982994286; nthien.tnut@gmail.com
67
Nguyễn Thị Thúy Hiên và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Hình 2. Cấu tạo sàn BubbleDeck loại A
+ Sàn BubbleDeck loại B. Cấu kiện bán toàn
khối, đáy của lưới bóng được cấu tạo một lớp
bê tông đúc sẵn, dày 60mm thay cho ván
khuôn tại công trường.
Hình 3. Cấu tạo sàn BubbleDeck loại B
+ Sàn BD loại C. Tấm sàn thành phẩm, sản
phẩm phân phối tới chân công trình dưới dạng
tấm bê tông hoàn chỉnh.
Hình 4. Cấu tạo sàn BubbleDeck loại C
113(13): 67 - 72
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA SÀN
BUBBLEDECK
- Khả năng chịu lực: Sàn BD đã giảm 35%
lượng bê tông trong tấm sàn nhưng vẫn đảm
bảo khả năng chịu lực tương ứng. Do đó với
một khoảng cách lưới cột, sàn BubbleDeck
chỉ cần sử dụng khoảng 50% lượng bê tông so
với tấm sàn đặc không dầm. So sánh khả năng
chịu uốn và chịu cắt của sàn Bubbledeck và
sàn thông thường khác cho kết quả ở bảng 1
và hình 4.
Khả năng chịu cắt được xác định theo tỷ số
a/d (a là khoảng cách từ vị trí đặt lực đến gối
đỡ, d là chiều cao tính toán của bản sàn). Kết
quả thử nghiệm được tóm tắt trong đồ thị trên
hình 5.
Sàn BubbleDeck có khả năng chịu lực cắt xấp
xỉ 65% khả năng của sàn đặc với cùng chiều
cao. Trong những vùng chịu lực phức tạp
(khu vực quanh cột, vách, lõi), có thể bỏ bớt
các quả bóng để tăng khả năng chịu lực cắt
cho bản sàn.
Hình 5 So sánh khả năng chịu cắt của sàn bóng
và sàn thường
Bảng 1. Tiêu chuẩn bóng sàn Bubbledeck
Độ dày
(mm)
230
280
340
390
450
Loại
BD230
BD280
BD340
BD390
BD450
Bóng
(mm)
Ø 180
Ø 225
Ø 270
Ø 315
Ø 360
Nhịp
(m)
7-10
8-12
9-14
10-16
11-18
Trọng lượng
(Kg/m2)
370
460
550
640
730
Thể tích
bê tông (m3/m2)
0,1
0,14
0,18
0,21
0,25
Bảng 2. So sánh khả năng chịu uốn của Bubbledeck và sàn thường
Theo % sàn đặc
Khả năng chịu lực
Độ cứng chống uốn
Thể tích bê tông
68
Khi cùng khả năng
chịu lực
100
87
66
Khi cùng độ cứng
chống uốn
105
100
69
Khi cùng lượng
bê tông
150
300
100
Nguyễn Thị Thúy Hiên và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
- Khả năng chịu động đất: Lực động đất tác
dụng lên công trình có giá trị tỷ lệ với khối
lượng toàn công trình và khối lượng tương
ứng ở từng cao độ sàn.
- Khả năng vượt nhịp: Quá trình xác định
nhịp lớn nhất mà tấm sàn BubbleDeck có
thể vượt qua dựa trên tiêu chuẩn British
Standard 8110 và Eurocode2, có bổ sung hệ
số 1,5 để kể đến việc giảm nhẹ trọng lượng
bản thân sàn so với sàn đặc truyền thống.
Hình 6. Khả năng vượt nhịp – dày sàn
Đồ thị mô tả mối quan hệ khả năng vượt nhịp
- chiều dày sàn tương ứng với khả năng chịu
mômen cho từng dạng tấm sàn.
- Kết hợp giải pháp căng sau: Khi cần vượt
nhịp lớn (trên 15m) có thể dùng giải pháp sàn
BubbleDeck kết hợp ứng lực trước, thực hiện
căng sau. Khi vượt nhịp lớn, sàn BubbleDeck
thông thường sẽ không gặp khó khăn về khả
năng chịu lực ...