Danh mục

Nghiên cứu tính khả thi của việc lắp ráp bằng tay phích cắm điện theo phương pháp cân bằng dây chuyền Kilbridge - Wester

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 538.22 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nghiên cứu tính khả thi của việc lắp ráp bằng tay phích cắm điện theo phương pháp cân bằng dây chuyền Kilbridge - Wester" với mục tiêu: tạo sự cân bằng dây chuyền lắp ráp giữa các trạm làm việc, giúp tăng năng suất, đồng nghĩa với việc giảm chi phí sản xuất. Từ đó, giúp cải thiện cân bằng dây chuyền thông qua việc phân chia sản phẩm thành các cụm lắp ráp con.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tính khả thi của việc lắp ráp bằng tay phích cắm điện theo phương pháp cân bằng dây chuyền Kilbridge - WesterTạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 22 (1) (2022) 124-132NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC LẮP RÁP BẰNG TAY PHÍCH CẮM ĐIỆN THEO PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG DÂY CHUYỀN KILBRIDGE-WESTER Võ Tuyển*, Trịnh Tiến Thọ Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM *Email: tuyenvo@hufi.edu.vn Ngày nhận bài: 24/8/2021; Ngày chấp nhận đăng: 26/11/2021 TÓM TẮT Trong một dây chuyền sản xuất, cân bằng chuyền là một trong những vấn đề luôn đượcquan tâm hàng đầu. Lợi ích của cân bằng chuyền là điều không phải bàn cãi. Do đó, các sảnphẩm nói chung và đặc biệt là các sản phẩm được lắp ráp bằng tay nói riêng muốn đạt đượcnăng suất cao với chi phí thấp đều đẩy mạnh việc cân bằng chuyền, nhất là đối với những cơsở sản xuất có mức độ tự động hóa chưa cao. Dựa trên nền tảng lý thuyết về cân bằng chuyền,bài báo xem xét và phân tích tính khả thi của áp dụng phương pháp cân bằng dây chuyềnKilbridge-Wester đối với việc lắp ráp bằng tay các sản phẩm cơ khí nói chung với mục tiêu:tạo sự cân bằng dây chuyền lắp ráp giữa các trạm làm việc, giúp tăng năng suất, đồng nghĩavới việc giảm chi phí sản xuất. Từ đó, giúp cải thiện cân bằng dây chuyền thông qua việc phânchia sản phẩm thành các cụm lắp ráp con.Từ khóa: Cân bằng dây chuyền, phương pháp Kilbridge-Wester, lắp ráp bằng tay, sơ đồ ưu tiên. 1. GIỚI THIỆU Trong nội dung bài báo, vấn đề cân bằng dây chuyền lắp ráp bằng tay một sản phẩm đượcđặt ra chủ yếu xem xét về 2 khía cạnh: (1) áp dụng phương pháp cân bằng dây chuyền Kilbridge-Wester nhằm trực quan hóa quá trình sản xuất, giúp giảm thời gian sản xuất, luồng công việcnhịp nhàng và đạt mức sử dụng năng lực sản xuất và lao động tốt hơn [1]; và (2) do lắp ráp làmột giai đoạn quan trọng của hoạt động sản xuất tổng thể nên sẽ xem xét đến tính hiệu quả, tốcđộ và chi phí của việc lắp ráp các chi tiết lại với nhau. Qua đó, đề xuất phương pháp cải thiệncân bằng dây chuyền qua việc phân chia sản phẩm thành các cụm lắp ráp con, giúp quá trình sảnxuất linh hoạt hơn, tăng tính khả thi của việc lắp ráp và giảm được thời gian lắp ráp. Một trong những công đoạn rất quan trọng của quy trình sản xuất đó là quá trình lắp rápnhững chi tiết, cụm chi tiết với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Chi phí cho việc lắpráp một sản phẩm có liên quan đến giá thành của sản phẩm và các phương pháp lắp ráp đượcsử dụng trong quá trình sản xuất. Chi phí thấp nhất có thể đạt được bằng cách thiết kế sảnphẩm sao cho dễ dàng lắp ráp và sử dụng một phương pháp lắp ráp thích hợp nhất. Phươngpháp lắp ráp bằng tay chủ yếu sử dụng những dụng cụ đơn giản trong quá trình lắp ráp vàthường được áp dụng đối với sản phẩm phức tạp số lượng ít, đôi khi sản phẩm chỉ là một loạivà chủng loại sản phẩm không ổn định. Vị trí làm việc cần một hay nhiều công nhân phụ thuộcvào kích cỡ sản phẩm và năng suất yêu cầu. Phương pháp này được chia thành: lắp ráp bằngtay tại một vị trí và lắp ráp bằng tay theo dây chuyền. Lắp ráp bằng tay tại một vị trí là phương pháp trong đó chỉ có một trạm làm việc, tại đócông việc lắp ráp được hoàn tất cho cả chi tiết hoặc hoàn tất một cụm nào đó của sản phẩm. 124Nghiên cứu tính khả thi của việc lắp ráp bằng tay phích cắm điện theo phương pháp… Dây chuyền lắp ráp bằng tay gồm nhiều vị trí làm việc (hay trạm làm việc), trong đó toànbộ sản phẩm hoặc các cụm chính được hoàn tất theo dây chuyền từ trạm này đến trạm kia tronghệ thống. Tại mỗi trạm làm việc, một hoặc nhiều công nhân cùng tham gia lắp ráp để hoàn thànhsản phẩm. Khi sản phẩm tới trạm làm việc cuối cùng thì nó được hoàn chỉnh. Một trong nhữngthuận lợi của phương pháp này là có sự chuyên môn hóa lao động khi giao cho mỗi công nhânmột số nhiệm vụ cụ thể có tính lặp lại, nhờ vậy họ làm việc với tốc độ nhanh hơn và chất lượngcao hơn. Chất lượng sản phẩm theo phương pháp này phụ thuộc nhiều vào tay nghề của côngnhân. Chi phí cho lắp ráp bằng tay hầu như không có sự thay đổi và phụ thuộc vào số lượng sảnphẩm. Sử dụng phương pháp này có thể thay đổi chủng loại, loại sản phẩm mà không mất nhiềuthời gian, vì vậy, phương pháp này có tính linh hoạt và khả năng thích nghi cao. 2. PHƯƠNG PHÁP KILBRIDGE-WESTER2.1. Cân bằng dây chuyền lắp ráp Để tạo ra sản phẩm theo phương pháp dây chuyền, phải thực hiện nhiều quá trình lắp rápriêng biệt và tách rời nhau. Thông thường, trình tự của quá trình lắp ráp là có tính ràng buộc.Ví dụ, cần phải khoan lỗ trước rồi mới gia công ren; khi ghép cần cho vòng đệm vào bu l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: