Danh mục

Nghiên cứu triết học BIỆN CHỨNG CỦA TƯ TƯỞNG DUNG HOÀ TRONG VĂN HOÁ - TÔN GIÁO VIỆT NAM: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.84 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng dung hoà như một nguyên tắc tồn tại của người Việt Nam được hình thành từ rất sớm trong lịch sử và ngày càng được bổ sung thêm nhiều nội dung mới theo tiến trình phát triển của dân tộc. Tư tưởng này bao gồm các nội dung: hoà hợp với tự nhiên; dung hoà với xã hội; dung hoà với con người. Tư tưởng dung hoà vận động trong suốt lịch sử cổ-trung đại Việt Nam đã tạo ra một diện mạo văn hoá Việt, làm nên một tổng thể các yếu tố văn hoá - tôn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu triết học " BIỆN CHỨNG CỦA TƯ TƯỞNG DUNG HOÀ TRONG VĂN HOÁ - TÔN GIÁO VIỆT NAM: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI " Nghiên cứu triết học BIỆN CHỨNG CỦA TƯTƯỞNG DUNG HOÀ TRONGVĂN HOÁ - TÔN GIÁO VIỆTNAM: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠIBIỆN CHỨNG CỦA TƯ TƯỞNG DUNG HOÀ TRONG VĂN HOÁ - TÔNGIÁO VIỆT NAM: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI LÊ THỊ LAN (*)Tư tưởng dung hoà như một nguyên tắc tồn tại của ng ười Việt Namđược hình thành từ rất sớm trong lịch sử và ngày càng được bổ sungthêm nhiều nội dung mới theo tiến trình phát triển của dân tộc. Tưtưởng này bao gồm các nội dung: hoà hợp với tự nhiên; dung hoàvới xã hội; dung hoà với con người. Tư tưởng dung hoà vận độngtrong suốt lịch sử cổ-trung đại Việt Nam đã tạo ra một diện mạo vănhoá Việt, làm nên một tổng thể các yếu tố văn hoá - tôn giáo (Nho -Đạo – Phật và các yếu tố bản địa) khi được bổ sung thêm những giátrị nhân văn mới mẻ, tiến bộ của phương Tây thời cận, hiện đại. Tuycó giai đoạn tư tưởng dung hoà bị lãng quên hay bỏ qua, gây nênnhững hệ quả tiêu cực về văn hoá- xã hội, nhưng sự tự nhận thức,điều chỉnh và ứng dụng nguyên tắc này trên tinh thần thời đại, phùhợp với thực thể văn hoá - xã hội của người Việt vẫn luôn được giớitinh hoa coi như chiếc chìa khoá vàng cho sự phát triển văn hoácủa dân tộc.Việt Nam được biết tới như một quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiềunền văn hoá dân tộc. Trong đó, văn hoá của dân tộc Việt l à lớn nhấtvà Phật giáo là phổ biến nhất. Trong suốt chiều dài lịch sử, dù trảiqua hơn 1000 năm Bắc thuộc hay gần 100 năm Pháp thuộc, ViệtNam vẫn bảo tồn và phát triển nền văn hoá của mình, không bị Hánhoá, không bị Tây hoá. Văn hoá Việt Nam ngày càng phát triển trêncái gốc là tam giáo (Nho – Đạo – Phật) và tín ngưỡng bản địa, nhờsức sống là truyền thống dung hoà.Tư tưởng dung hoà như một nguyên tắc tồn tại của người Việt Namđược hình thành từ rất sớm trong lịch sử và ngày càng được bổ sungthêm nhiều nội dung mới theo tiến trình phát triển của dân tộc. Tưtưởng này bao gồm các nội dung: dung hoà, hoà hợp với tự nhiên(hành động theo tự nhiên, không chống lại thiên nhiên, thích nghivới tự nhiên); dung hoà với xã hội (về mặt chính trị theo nguyên tắcthần phục giả vờ, độc lập thật sự, học tập cách tổ chức nhà nước củaTrung Quốc; về mặt văn hoá tư tưởng theo nguyên tắc không từchối, tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác trong quá tr ìnhgiao lưu, như nhạc Chăm trong cung đình, diễn trò của TrungQuốc...; về mặt ngôn ngữ sử dụng nhiều từ vựng gốc Môn - Khơme,Tầy Thái, Mã Lai, Hán, Ấn Độ...; về mặt tôn giáo tiếp thu các thuyếtNho, Đạo, Phật, Công giáo, Tin lành..., tiếp thu nhiều tư tưởng củacả phương Đông lẫn phương Tây); dung hoà với con người theonguyên tắc dĩ hoà vi quý, lưỡng trị, điều hoà quyền lợi.Tư tưởng dung hoà hình thành trong lịch sử Việt Nam dựa trên cơ sởban đầu là môi trường sống của dân tộc Việt. Sự phát triển địa vựccư trú của người Việt từ vùng núi xuống vùng đồng bằng châu thổsông Hồng thời kỳ đang được bồi lấp, từ phía tây lan xuống phíađông, từ phía bắc lan xuống phía nam là sự đan xen giữa môi trườngnước và núi. Vị trí địa lý của Việt Nam ở phía đông bán đảo ĐôngDương, nằm trên ngã ba đường thương mại biển từ Nam lên Bắc vàngược lại, nên cũng nằm ở ngã ba của giao lưu, tiếp xúc, hội nhậpvăn hoá... Chính môi trường địa lý nhân văn này đã tạo xu hướngluôn giao lưu, hội nhập văn hoá giữa cộng đồng Việt với các cộngđồng khác, hình thành thế ứng xử mềm mại, dung hoà trong cộngđồng của người Việt.Tư tưởng dung hoà còn bắt nguồn từ chính lịch sử hình thành dântộc Việt Nam. Về mặt dân tộc học, dân tộc Việt bao gồm nhiềunhóm tộc người liên kết dưới quyền thủ lĩnh chung. Quá trình pháttriển cộng đồng Việt là quá trình dung nạp, phối hợp thêm nhiều tộcngười, như người Hoa, người Chăm, người Khơme... mà như nhậnxét của một nhà nghiên cứu thì Người Việt và tiếng Việt là kết quảcủa những sự giao thoa, tiếp xúc, đan xen ngôn ngữ - tộc người - vănhoá kỳ lạ - và có thể nói là bí nhiệm nhất trong lịch sử Đôn g NamÁ(1).Chính môi trường địa lý, địa vực, dân tộc luôn có sự mở rộng, tiếp xúc,giao lưu là cơ sở để tư tưởng dung hoà xuất hiện, phát triển, củng cố vànhư một nguyên tắc nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của Việt Nam.Về mặt lịch sử, nguyên tắc dung hoà, hoà hợp của Việt Namđược hình thành ngay từ buổi ban đầu của lịch sử dân tộc và trải quanhiều giai đoạn thăng trầm với nội dung ngày càng mở rộng.Giai đoạn hình thành tư tưởng dung hoà là vào khoảng thế kỷ VII -V TCN., với nội dung chủ yếu là ý thức hoà hợp với thiên nhiên, vớicộng đồng. Chẳng hạn, truyền thuyết lý giải nguồn gốc tục xămmình của người Việt là bắt chước tự nhiên để giống hình thuỷ quái,để người Việt bắt cá, kiếm sống được dễ dàng. Tục xăm mình còntồn tại tới thế kỷ XIV, được phản ánh vào sử sách (Đại Việt sử kýtoàn thư) và mang ý nghĩa triết học như một thông điệp của lịch sửvề thế ứng xử, phương thức sống c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: