Nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất (phen)2eu1−xyx(no3)3 trong vụ đông xuân 2009 2010 ở Quảng Bình Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất (phen)2eu1−xyx(no3)3 trong vụ đông xuân 2009 2010 ở Quảng Bình Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2011, Vol. 56, No. 3, pp. 115-123 NGHIÊN CỨU TRỒNG CÂY CÀ CHUA TRONG NHÀ MÀNGCHUYỂN HÓA ÁNH SÁNG CHỨA PHỨC CHẤT (PHEN)2 Eu1−x Yx (NO3 )3 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2009 - 2010 Ở QUẢNG BÌNH, VIỆT NAM Nguyễn Đức Vượng và Lê Minh Thắng(∗) Trường Đại học Quảng Bình Nguyễn Trọng Hùng Viện Công nghệ Xạ Hiếm (∗) E-mail: thangthqb@yahoo.com1. Mở đầu Trồng cây trong nhà màng là một giải pháp tăng năng suất cây trồng cũngnhư chất lượng sản phẩm. Hiện nay, màng polyetylen (PE) có tính chất chuyển hóaánh sáng đang được sử dụng làm mái che nhà màng ở các nước có nền nông nghiệpphát triển, điển hình là Ixraen [1,2]. Màng chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất(phụ gia) chuyển hóa ánh sáng phân tán đều trong màng này. Chất phụ gia chuyểnhóa ánh sáng là phức chất của RE (nguyên tố đất hiếm), ví dụ như: phức của REvới phenanthroline (phen), với các dẫn xuất của β-diketones, hoặc các oxit và hỗnhợp các oxit đất hiếm ở kích thước nano [1, 2]. Tính chất quan trọng nhất của phứcchất RE với các cấu tử hữu cơ này là khả năng chuyển hóa ánh sáng có bước sóngở vùng tử ngoại trung bình không thuận lợi cho sự quang hợp của cây trồng sangvùng đỏ rất thuận lợi cho sự quang hợp của cây trồng. Một số nghiên cứu cho thấykhi bị kích thích bằng nguồn bức xạ có bước sóng 3660˚A (thuộc vùng tử ngoại trungbình) thì những phức Eu sẽ phát ra những nguồn bức xạ có bước sóng từ 5790 đến6300˚A [1, 2, 3]. Các cuộc thử nghiệm trong nông nghiệp cho thấy màng chuyển hóa ánh sángđã kích thích tăng trưởng cũng như tăng năng suất cây trồng từ 10 - 90% và đảmbảo sản xuất sạch vì không đưa tác nhân hóa học hay sinh học vào quá trình sảnxuất. Hiện nay màng này được dùng nhiều trong thực tế sản xuất [1]. Ở Việt Nam, đã có một số địa phương (Đà Lạt, Sapa) nhập khẩu công nghệtrồng rau quả sạch và hoa trong nhà màng sử dụng màng PE chuyển hóa ánh sáng.Một số kết quả tăng năng suất cụ thể là: cà chua 30 - 70%, dưa chuột: 15 - 50%,bắp cải 20 - 42%, xà lách 46%, dưa hấu 20 - 60%, hoa 30%, ớt quả 30 - 80%. Đểchủ động trong công nghệ trồng rau sạch, đáp ứng tính cấp thiết và nhu cầu ngàycàng tăng về thực phẩm sạch, trong bài báo này chúng tôi trình bày các kết quả 115 Nguyễn Đức Vượng, Lê Minh Thắng và Nguyễn Trọng Hùngnghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng sử dụng màng chuyển hóa ánh sángđược chế tạo tại Quảng Bình, Việt Nam.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp phức chất chuyển hóa ánh sáng và chế tạo màng chuyểnhóa ánh sáng đã được chỉ rõ trong tài liệu [3]. Giống cà chua TN52, có nguồn gốctừ Ấn Độ, do Công ty TNHH Hạt giống Trang Nông phân phối, có năng suất trungbình 30 - 33 tấn/ha, thời gian sinh trưởng trung bình là: 130 - 140 ngày. Các thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB) bao gồm 3công thức, 3 lần nhắc lại: - Công thức 1: Sử dụng màng PE chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất(phen)2 Eu1−x Yx (NO3 )3 . - Công thức 2: Sử dụng màng PE trong suốt bình thường. - Công thức 3: Không sử dụng màng PE, đây là công thức đối chứng (ĐC). Bố trí thí nghiệm được tiến hành theo Tiêu chuẩn ngành 10TCN 219:2006,ban hành kèm theo quyết định số 1698 QĐ/BNN-KHCN, ngày 12 tháng 06 năm2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi, bao gồm: các giai đoạn pháttriển, các chỉ tiêu sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh (bệnh mốc sương- Phytopthora infestans Debary, bệnh héo xanh vi khuẩn - Ralstonia solanacerumSmith, bệnh vi rút), các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, các chỉ tiêu vềquả và phẩm chất quả.2.2. Kết quả nghiên cứu2.2.1. Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cà chua Qua quá trình theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua ở các côngthức thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà chua Thời gian từ Thời gian từ Thời Tổng thời Công Tuổi cây lúc trồng đến lúc trồng đến gian thu gian sinh thức con khi ra hoa khi quả chín quả trưởng I 25 29 82 35 142 II 25 31 87 39 151 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ trồng rau sạch Nghiên cứu trồng cây cà chua Trồng cây trong nhà màng Chuyển hóa ánh sáng Nghiên cứu cây trồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo thực tập: Thực tập sản xuất nông nghiệp
61 trang 32 0 0 -
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu cây trồng
18 trang 17 0 0 -
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu cây trồng - Chương 6: Chuyển đổi số liệu
18 trang 13 0 0 -
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu cây trồng - Chương 5: Bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu
16 trang 13 0 0 -
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu cây trồng - Chương 4: Phân tích mối tương quan
11 trang 12 0 0 -
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu cây trồng - Chương 5.3: Các kiểu thí nghiệm đơn yếu tố (tt)
20 trang 11 0 0 -
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu cây trồng - Chương 3: So sánh các tham số
55 trang 9 0 0 -
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu cây trồng - Chương 5.2: Các kiểu thí nghiệm đơn yếu tố (tt)
13 trang 8 0 0 -
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu cây trồng - Chương 5.1: Các kiểu thí nghiệm đơn yếu tố
20 trang 8 0 0 -
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu cây trồng - Chương 5.4: Thí nghiệm 2 yếu tố
21 trang 6 0 0