Danh mục

Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Sách tham khảo): Phần 2

Số trang: 95      Loại file: pdf      Dung lượng: 987.53 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của cuốn sách "Tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng" trình bày những nội dung về: thực trạng tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; dự báo tiềm năng, quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Sách tham khảo): Phần 2 Phần III THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ TỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 3.1. Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 3.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Theo số liệu thông quan từ Hải quan tỉnh Cao Bằng, tổng số doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2015 - 2019 ước tính khoảng 2.104 doanh nghiệp. Tính đến năm 2019, số doanh nghiệp logistics đăng ký kinh doanh (trụ sở, chi nhánh, đại diện) hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là 342 doanh nghiệp, chủ yếu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải. Như vậy, số lượng doanh nghiệp logistics đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng thấp, năm 2019 chỉ tăng trưởng 4,3% tức thêm 14 doanh nghiệp logistics mới. Cụ thể, trong số các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, có rất ít doanh nghiệp kho bãi mặc dù xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu cao đòi hỏi nhu cầu kho bãi cao. Năm 2019, trong số 342 doanh nghiệp logistics của tỉnh Cao Bằng, chỉ có 124 doanh nghiệp, chiếm 36,3%, hoạt động trong lĩnh vực kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải; trong khi có 218 doanh nghiệp, chiếm 63,7%, trong lĩnh vực vận tải. Nguyên nhân chủ yếu là vì hạ tầng logistics của tỉnh Cao Bằng hiện nay chưa được đầu tư đúng mức, vẫn còn nhiều hạn chế; thêm vào đó, các đầu và chân hàng XNK từ các tỉnh phía Bắc như 106 Hải Phòng, Hà Nội… cũng như tình hình thông quan không ổn định do phải phụ thuộc vào tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics còn manh mún, thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên nghiệp, vẫn chủ yếu sử dụng các dịch vụ logistics rời rạc (2PL), chiếm trên 50%; tổng số doanh nghiệp sử dụng gói dịch vụ 4PL chỉ chiếm 11%. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics 2PL chủ yếu là các doanh nghiệp còn non trẻ, cung cấp các dịch vụ đơn lẻ chưa có tính tích hợp chuỗi cung ứng. Bảng 3.1. Một số chỉ số về doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số doanh nghiệp logistics trên địa 322 286 298 328 342 bàn của tỉnh Cao Bằng (đơn vị) Tăng trưởng (%) 9,4 -11,2 4,2 10,1 4,3 Vận tải 258 200 209 209 218 Kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 64 86 89 119 124 Nguồn: Hải quan tỉnh Cao Bằng (2019) Kết quả khảo sát của nghiên cứu trên mẫu đại diện 226 doanh nghiệp, chiếm 66,08% tổng số, đã chỉ ra đặc điểm của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Cụ thể, đa phần các doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ trên 10 đến 20 năm (chiếm 35,4%). Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phân loại, đóng gói, bao bì (28,3%) và vận tải giao nhận xuất nhập khẩu (23,9%). Về quy mô lao động, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chủ yếu có từ 301 đến 1.000 lao động, chiếm tỷ trọng 36,7% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát. Số lượng doanh nghiệp có trên 1.000 lao động cũng chiếm tỷ trọng khá cao (21,7%). Về quy mô vốn, đa số các doanh nghiệp có lượng vốn từ trên 100 đến 300 tỷ (đạt 30,1%). Tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vốn trên 1.000 tỷ chiếm tỷ trọng rất ít, chỉ 9,3% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát. 107 Hình 3.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Nguồn: Khảo sát điều tra năm 2019 Tuy số lượng doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, nguồn nhân lực cũng chưa được đào tạo bài bản và chuyên sâu về ngành, nhưng các chỉ số xuất nhập khẩu và logistics của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn tăng. Cụ thể, năm 2019, khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển đạt 123.680 nghìn tấn, doanh thu từ dịch vụ logistics (bao gồm các hoạt động vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải) đạt 468,11 tỷ đồng. Ngoài ra, trong khuôn khổ xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, các cửa khẩu tại Cao Bằng là đầu mối giao thương, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các luồng hàng chủ yếu được chuyển tiếp từ cảng Hải Phòng - trung tâm logistics và kinh tế của Việt Nam. Dự kiến theo kế hoạch, cửa khẩu Trà Lĩnh sẽ được thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng để hình thành Khu hợp tác kinh tế biên giới Trà Lĩnh - Long Bang, trở thành trạm trung chuyển hàng hoá từ Trung Quốc 108 sang các nước ASEAN qua cảng Hải Phòng. Về cảng cạn, theo dự kiến, tỉnh sẽ xây dựng cảng cạn Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng kết nối với cảng biển Hải Phòng, có quy mô 20-30ha. Về các trung tâm logistics, tỉnh cũng dự định xây dựng các trung tâm kết nối với các cửa khẩu trên địa bàn và các tỉnh khác thông qua tuyến đường Cao Bằng - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng (Nguyễn Hoàng Việt và các cộng sự, 2018). Nhìn chung, các kế hoạch trên vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đặt ra cho lãnh đạo tỉnh Cao Bằng trong việc phát triển hoạt động logistics của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh. Hiếm có tỉnh nào lại có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kết nối hoạt động logistics của nhiều trung tâm logistics của Việt Nam với các trung tâm của Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quảng Châu...) như Cao Bằng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này theo các chuyên gia đánh giá vẫn chưa tương thích với nhu cầu dịch vụ logistics. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: