Danh mục

Nghiên cứu truyền thống văn hoá lúa nước ở Đồng bằng sông Cửu Long tích cực giữ gìn và kế thừa trong thời hội nhập quốc tế

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.01 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đánh giá trên hai phương diện cụ thể trong việc giữ gìn truyền thống văn hoá lúa nước là việc gìn giữ cái hồn cho cây lúa với những tết - lễ liên quan đến nghề trồng lúa và vai trò của con trâu - con vật quen thuộc gắn liền với truyền thống văn hoá lúa nước - trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu truyền thống văn hoá lúa nước ở Đồng bằng sông Cửu Long tích cực giữ gìn và kế thừa trong thời hội nhập quốc tế NGHIÊN CỨU TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ LÚA NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TÍCH CỰC GIỮ GÌN VÀ KẾ THỪA TRONG THỜI HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Thị Hồng Tâm Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Phan Quan Việt TÓM TẮT Văn hóa trồng lúa nước ở đồng bằng sông Cửu Long đã có truyền thống lâu đời, nhiều phong tục tập quán trong việc gieo trồng tốt đẹp, hiệu quả đã hình thành, phát triển.Trong bối cảnh hội nhập, cải tiến kỹ thuật canh tác và cơ giới hoá trong lĩnh vực nông nghiệp giữ vai trò quan trọng. Góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa nước. Bên cạnh đó thì truyền thống văn hoá cũng có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên. Qua việc, đánh giá trên hai phương diện cụ thể trong việc giữ gìn truyền thống văn hoá lúa nước là việc gìn giữ cái hồn cho cây lúa với những tết - lễ liên quan đến nghề trồng lúa và vai trò của con trâu - con vật quen thuộc gắn liền với truyền thống văn hoá lúa nước - trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Truyền thống lúa nước, giữ gìn, kế thừa, hội nhập quốc tế. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL là vùng trọng điểm lúa của cả nước, hàng năm sản xuất trên 50% tổng sản lượng lúa quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng như đáp ứng được trên 90% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, sản xuất lúa ở ĐBSCL vẫn còn nhiều bất cập như: quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, liên kết bốn nhà còn yếu kém, khâu tiêu thụ còn nhiều khó khăn, thường xuyên xảy ra được mùa, mất giá, chất lượng và giá gạo xuất khẩu chưa cao, nông dân trồng lúa vẫn còn nghèo (Theo các kịch bản về biến đổi khí hậu ” nước biển dângvà qua thực tế cho thấy sử dụng đất lúa của vùng đã, đang và sẽ chịu tác động khá mạnh theo hướng bất lợi, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn, ngập lụt, hạn hán và dịch bệnh có biểu hiện gia tăng trong những năm gần đây, đòi hỏi phải có các giải pháp thích ứng, khắc phục toàn diện và chủ động, trước hết là giải pháp về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất kết hợp với chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ để đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận nghiên cứu Bài báo được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 2023 2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Sử dụng các phương páp nghiên cứu cụ thể như logic ” lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đồng thời kế thừa một cách có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học liên ngành có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp, môi trường, pháp luật 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Khái niệm văn minh lúa nước Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng; đảm bảo sự thặng dư thực phẩm phục vụ cho một xã hội dân cư đông đúc và thúc đẩy các yếu tố khác của một nền văn minh ra đời. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hà Mỗ Độ, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình.v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã. 3.2 Điều kiện tự nhiên văn hóa trồng lúa nước tại ĐBSCL Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha. Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa ngọt được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha, rất thích hợp để cây lúa phát triển. Khí hậu cận xích đạo: tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 - 2700 giờ; chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25- 27 oC; lượng mưa hằng năm lớn (1.300 - 2.000 mm), thích hợp với cây lúa nước.Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước cho sản xuất lúa. Thêm vào, điều kiều kiện kinh tế - xã hội: Dân số hơn 74,4 triệu người (năm 2006), nên có lao động dồi dào; người dân cần cù, có kinh nghiệm sản xuất lúa, thích ứng nhanh với sản xuất hàng hoá. Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải đường bộ, đường sông thuận lợi. Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lúa rộng khắp, Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Trong di chỉ khảo cổ cho ta một bộ sưu tập các lưỡi cày bằng đồng phong phú, vào giữa và cuối thời kỳ Đông Sơn đã xuất hiện kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: