Danh mục

Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và kỹ thuật canh tác cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 582.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mục tiêu tuyển chọn được giống lúa chịu hạn cho mỗi vùng, năng suất đạt 3,5 tấn/ha trở lên, chất lượng khá, khả năng thích nghi rộng; xây dựng quy trình thâm canh lúa chịu hạn đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao; xây dựng mô hình sản xuất giống lúa chịu hạn, đề tài. "Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và kỹ thuật canh tác cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên" được đề xuất và thực hiện nhằm bổ sung vào cơ cấu giống cho vùng và đưa ra những biện pháp kỹ thuật phù hợp để tăng hiệu quả kinh tế tối đa giúp cải thiện thu nhập cho người trồng lúa nơi đây và nhất là thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu của vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và kỹ thuật canh tác cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA CHỊU HẠN VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC CHO VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ, TÂY NGUYÊN Lại Đình Hòe1, Đặng Bá Đàn2, Hồ Công Trực3 và ctv. 1 Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ 2 Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên 3 Trung tâm Đất, Phân bón và Môi trường đất Tây Nguyên SUMMARY Study on selecting of drought tolerant rice varieties and technicque in the South central coast and Central higland The rice rainfed production area is around 40,000 ha in the Southern central and the Highland regions. The drought impacts on this rice area lead to the crop lost every year. Recently, there are some drought resistant rice varieties that has been released to production in these region but due to remaining inadequate farming techniques (especially, the density of seedling and fertilizer rates …) therefore the yield performance and economic efficiency are low. Research results showed that some drought tolerant rice varieties suitable for the production condition in the regions were selected as CH207, CH208 adapted to the condition in the south central coast; CH207, CH208, IR74371-54, IR78913-3-19 in the Highland. The above rice varieties have light infection to pest and diseases, growth duration suitable to the production condition of the region, good drought tolerance and yield of over 50 quintals/ha in unstable water conditions. The research result on the density of sowing and fertilizer rates for the rice rainfed area during 2009-2010 in Ninh Thuan, Binh Dinh, Dac Lac have been indicated : In the higland, the seed sowing quantity per ha is 140 kg/ha and along with the fertilizer rates of 120 N+ 80 P2O5 + 80 K2O that attains to grain yield (66,5- 67,1 quintal/ha) higher than the other treatments. In spring season of the South central coast, the seed sowing quantity per ha is 160 kg/ha along with the fertilizer rates of 120 N+80 P2O5 + 80 K2O with grain yield of 63,2 quintal/ha, higher than other treatments; In the Autunm- summer season, the seed sowing quantity per ha is 140 kg/ha along with the fertilizer rates of 120 N+80 P2O5 + 80 K2O with grain yield reach to 64 quintal/ha, higher than other treatments. Utilising drought tolerant rice varieties and appropriate farming techniques helped to increase turnover from 3.53 to 9.10 million VND/ha compared to local rice varieties and old farming techniques. Keywords: Rice, drought, tolerant, technique, variety, South central. I. ĐẶT VẤN ĐỀ * Với mục tiêu tuyển chọn được giống lúa chịu hạn cho mỗi vùng, năng suất đạt 3,5 tấn/ha trở lên, chất lượng khá, khả năng thích nghi rộng; xây dựng quy trình thâm canh lúa chịu hạn đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao; xây dựng mô hình sản xuất giống lúa chịu hạn, đề tài Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và kỹ thuật canh tác cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên được đề xuất và thực hiện nhằm bổ sung vào cơ cấu giống cho vùng và đưa ra những biện pháp kỹ thuật phù hợp để tăng hiệu quả kinh tế tối đa giúp cải thiện thu nhập cho người trồng lúa nơi đây và nhất là thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu của vùng. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Gồm 18 giống triển vọng chịu hạn: Yunlu65; Luyn46; Yunlu61; Yunlu50; LC93-4; CH208; CH207; IR78905-105; IR78875-5-3; IR78878-5- 1; IR78985-13-6; IR78937-13; IR74371-54; IR74371-3-1; IR78936-139; IR78913-3-19; IR78985-5-3; Cirad141. Giống lúa LC93-4 đối chứng ở vùng Tây Nguyên; giống ĐV108 đối chứng ở Bình Định; giống ML202 đối chứng ở Ninh Thuận. Phương pháp bố trí thí nghiệm và đánh giá các chỉ tiêu theo Quy phạm của ngành (10TCN-2004). Bố trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần. 2.2. Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh lúa chịu hạn đạt năng suất và hiệu quả cao cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Thí nghiệm hai yếu tố (mật độ và công thức bón phân) được bố trí theo phương pháp ô lớn ô nhỏ, lặp lại 3 lần, diện tích mỗi ô 30m2. Khoảng cách giữa các lần lặp 50cm. Áp dụng quy phạm của ngành để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu. Mật độ gieo gồm có 3 công thức: 120 kg/ha (M1); 140 kg/ha (M2); 160 kg/ha (M3). Áp dụng phương pháp gieo thẳng vãi. Người phản biện: TS. Lưu Văn Quỳnh. 281 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - Mức phân bón gồm 4 công thức: P1 = 100N + 60P2O5 + 60 K2O; P2= 120 N + 80 P2O5 + 60 K2O; P3 = 120 N + 60 P2O5 + 80 K2O; N + 80 P2O5 + 80 K2O P4 = 20 2.3. Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa chịu hạn Chọn địa điểm bấp bênh về nước tưới, giống lúa sử dụng là CH207 và CH208. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng chương trình phần mềm Statistix 8.2 và Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 3.1.1. Một số đặc điểm nông học của giống lúa chịu hạn tại các điểm thí nghiệm Số liệu ở bảng 1 cho thấy, thời gian sinh trưởng của các giống từ 91 - 127 ngày - Chiều cao cây của các giống biến động từ 90 - 100cm ở Bình Định, 85 - 114cm ở Ninh Thuận, 93 - 120 ở Đắk Lắk. - Độ thuần đồng ruộng của các giống trong thí nghiệm đều ở mức trung bình (điểm 5). - Độ cứng cây của hầu hết các giống từ cứng (điểm 1) đến trung bình (điểm 5), trong đó phổ biến từ điểm 3 - 5. Giống CH207, CH208 có độ cứng cây ở điểm 1 - 3. 3.1.2. Mức độ nhiễm sâu, bệnh của các giống Kết quả theo dõi mức độ nhiễm sâu, bệnh của các giống ở cho thấy: - Đối tượng rầy nâu: Hầu hết các giống không bị nhiễm hoặc nhiễm ở mức nhẹ (điểm 0 - 1). Riêng giống IR78875-5-3 nhiễm ở mức điểm 0 3 cao hơn các giống khác. - Sâu cuốn lá nhỏ trên các giống nhiễm ở mức độ nhẹ (điểm 0 - 3), trong đó hầu hết các giống ở mức điểm từ 0 - 1. - Đối tượng đạo ôn lá trên các giống ở cả 3 địa điểm đều không nhiễm hoặc nhiễm với mức điểm từ 0 - 1. Giống nhiễm ở mức điểm từ 0 - 3 gồm có IR78913 - 13 - 22; IR78936-139; IR78905-105; ĐV108; ...

Tài liệu được xem nhiều: