Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ và tổ chức chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị tại vùng Đông Nam Bộ
Số trang: 34
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.48 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày việc xây dựng được các giải pháp KHCN và tổ chức, quản lý đồng bộ từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển chăn nuôi lợn bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo thu nhập cho người chăn nuôi, phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Đông Nam Bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ và tổ chức chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị tại vùng Đông Nam Bộ Thông tin chung Tên Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ và tổ chức chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị tại vùng Đông Nam Bộ Thời gian thực hiện: Cơ quan chủ trì: Chủ nhiệm đề tài: Lã Văn Kính ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Theo tổng cục thống kê, năm 2014, cả nước có 26.760.000 con lợn, trong đó có 3.913.000 lợn nái sinh sản, số lượng lợn thịt xuất chuồng là 48.930.000 con với sản lượng thịt xấp xỉ 3.330 ngàn tấn, tăng tương ứng 1,89%; 0,11%; 1,30% và 3,16% so với cùng kỳ năm 2013. Cả nước có khoảng 4.293 trang trại chăn nuôi lợn, nuôi 35% tổng đàn lợn và chiếm 40 - 45% tổng sản lượng thịt lợn xuất chuồng. Đông Nam Bộ là vùng chăn nuôi hàng hóa lớn nhất trong cả nước, với khoảng 2.801.400 lợn, 1.336 trang trại, chiếm tương ứng 10,46% và 31,14% so với cả nước, cung cấp thịt lợn chủ yếu cho các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh; TP. Biên Hòa; TP. Bình Dương; TP. Bà Rịa; Vũng Tàu (Niên giám thống kê, 2014). Ngành chăn nuôi lợn các tỉnh Đông Nam Bộ đang có một cơ hội phát triển rất lớn do tận dụng tốt các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước kết hợp với việc ứng dụng nhanh những tiến bộ kỹ thuật trong dinh dưỡng, công tác giống, công nghệ chế biến thức ăn gia súc và công nghệ chăn nuôi vào sản xuất. Tuy nhiên, người chăn nuôi hiện vẫn chịu nhiều rủi ro từ dịch bệnh, giá cả thị trường và sự chèn ép của các tác nhân khác trong chuỗi dẫn đến thu nhập không ổn định và không yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Chuỗi giá trị thịt lợn ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng vẫn trong giai đoạn phát triển thấp. Tình trạng phát triển tự phát là phổ biến, các tác nhân trong chuỗi (chăn nuôi, thu gom, giết mổ, vận chuyển, phân phối) về cơ bản chưa có sự ràng buộc lẫn nhau. Người chăn nuôi vì lợi nhuận có thể bất chấp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm mà sử dụng các chất cấm trong thức ăn cho lợn, trong đó nổi bật là hóc môn thuộc nhóm ß-agonists; sử dụng kháng sinh liều cao dẫn tới tồn dư trong sản phẩm hoặc vẫn bán lợn ốm, lợn bệnh ra thị trường làm lây lan bệnh tật. Người thu gom tự do ép giá người chăn nuôi sao cho có lợi nhuận cao nhất mà không quan tâm tới thua thiệt của người chăn nuôi phải bán sản phẩm dưới giá thành. Người giết mổ không có đăng ký hành nghề, sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người phân phối, bán buôn, bán lẻ tùy tiện tăng giá và không đảm bảo điều kiện vệ sinh buôn bán. Bên cạnh đó, sự phân chia lợi nhuận của từng tác nhân trong toàn chuỗi chưa hợp lý, không tương xứng với công sức và chi phí bỏ ra của các tác nhân. Người chăn nuôi đầu 884 tư nhiều vốn, thời gian đầu tư từ 4-12 tháng nhưng lợi nhuận thu được thấp hơn rất nhiều so với những người thu gom, giết mổ và phân phối sản phẩm, là những tác nhân cần ít vốn nhưng thời gian thu hồi vốn lại khá nhanh. Ngoài ra, công tác kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu quả, là nguyên nhân làm người tiêu dùng không được hưởng những dịch vụ tốt nhất, đôi khi là không có được sản phẩm tương xứng với chi phí đã bỏ ra. Những lý do trên đã làm chuỗi giá trị thịt lợn hoạt động kém hiệu quả và về lâu dài thì tất cả các tác nhân hoạt động trong chuỗi hiện nay sẽ không có lợi. Chính vì vậy chuỗi giá trị thịt lợn cần nhiều cải tiến để có thể hoạt động bền vững, sản xuất ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và đặc biệt, bảo đảm cho các hộ chăn nuôi không bị thiệt thòi và giá trị gia tăng được cải thiện. Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ và tổ chức chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị tại vùng Đông Nam Bộ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được các giải pháp KHCN và tổ chức, quản lý đồng bộ từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển chăn nuôi lợn bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo thu nhập cho người chăn nuôi, phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Đông Nam Bộ. 2.2. Mục tiêu cụ thể Làm rõ thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và ứng dụng các giải pháp công nghệ trong từng khâu của chuỗi giá trị lợn thịt ở vùng Đông Nam Bộ. Đề xuất các giải pháp khoa học và tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các khâu sản xuất trong chuỗi, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi và tăng hiệu quả kinh tế 10 - 15%. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu về giải pháp khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất trong chuỗi giá trị thịt lợn 3.1.1. Công tác giống Trong thập niên gần đây (2002-2012), đã có nhiều thành tựu đạt được trong công tác lai tạo giống lợn nhằm không ngừng cải thiện năng suất, chất lượng đàn lợn thương phẩm và hiệu quả sản xuất cho người chăn nuôi. Các công trình nghiên cứu sử dụng các con đực cuối cùng trong các tổ hợp loại thương phẩm đã được một số tác giả công bố: Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) công bố tổ hợp lai Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) cho năng suất sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và chất lượng thịt xẻ (tỷ lệ móc 885 hàm và diện tích mắt thịt) tốt hơn so với tổ hợp lai Landrace x (Yorkshire x Móng Cái), trong khi đó sử dụng công thức lai Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) trong sản xuất sẽ có tác dụng nâng cao tỷ lệ nạc. Phùng Thăng Long và CTV (2005), đã nghiên cứu sử dụng các lợn đực Pietrain, Landrace và Yorkshire trong các tổ hợp này thích ứng tốt với điều kiện sinh thái miền Trung và con lai thương phẩm không những cho tăng trọng nhanh, giảm chi phí thức ăn mà còn cho tỷ lệ nạc cao, giảm tỷ lệ mỡ và đặc biệt tổ hợp lai sử dụng đực Pietrain thuần là một tổ hợp có nhiều triển vọng về chất lượng thịt. Phùng Thị Vân và CTV (2000) đã nghiên cứu sử dụng đực thuần Yorkshire ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ và tổ chức chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị tại vùng Đông Nam Bộ Thông tin chung Tên Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ và tổ chức chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị tại vùng Đông Nam Bộ Thời gian thực hiện: Cơ quan chủ trì: Chủ nhiệm đề tài: Lã Văn Kính ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Theo tổng cục thống kê, năm 2014, cả nước có 26.760.000 con lợn, trong đó có 3.913.000 lợn nái sinh sản, số lượng lợn thịt xuất chuồng là 48.930.000 con với sản lượng thịt xấp xỉ 3.330 ngàn tấn, tăng tương ứng 1,89%; 0,11%; 1,30% và 3,16% so với cùng kỳ năm 2013. Cả nước có khoảng 4.293 trang trại chăn nuôi lợn, nuôi 35% tổng đàn lợn và chiếm 40 - 45% tổng sản lượng thịt lợn xuất chuồng. Đông Nam Bộ là vùng chăn nuôi hàng hóa lớn nhất trong cả nước, với khoảng 2.801.400 lợn, 1.336 trang trại, chiếm tương ứng 10,46% và 31,14% so với cả nước, cung cấp thịt lợn chủ yếu cho các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh; TP. Biên Hòa; TP. Bình Dương; TP. Bà Rịa; Vũng Tàu (Niên giám thống kê, 2014). Ngành chăn nuôi lợn các tỉnh Đông Nam Bộ đang có một cơ hội phát triển rất lớn do tận dụng tốt các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước kết hợp với việc ứng dụng nhanh những tiến bộ kỹ thuật trong dinh dưỡng, công tác giống, công nghệ chế biến thức ăn gia súc và công nghệ chăn nuôi vào sản xuất. Tuy nhiên, người chăn nuôi hiện vẫn chịu nhiều rủi ro từ dịch bệnh, giá cả thị trường và sự chèn ép của các tác nhân khác trong chuỗi dẫn đến thu nhập không ổn định và không yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Chuỗi giá trị thịt lợn ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng vẫn trong giai đoạn phát triển thấp. Tình trạng phát triển tự phát là phổ biến, các tác nhân trong chuỗi (chăn nuôi, thu gom, giết mổ, vận chuyển, phân phối) về cơ bản chưa có sự ràng buộc lẫn nhau. Người chăn nuôi vì lợi nhuận có thể bất chấp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm mà sử dụng các chất cấm trong thức ăn cho lợn, trong đó nổi bật là hóc môn thuộc nhóm ß-agonists; sử dụng kháng sinh liều cao dẫn tới tồn dư trong sản phẩm hoặc vẫn bán lợn ốm, lợn bệnh ra thị trường làm lây lan bệnh tật. Người thu gom tự do ép giá người chăn nuôi sao cho có lợi nhuận cao nhất mà không quan tâm tới thua thiệt của người chăn nuôi phải bán sản phẩm dưới giá thành. Người giết mổ không có đăng ký hành nghề, sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người phân phối, bán buôn, bán lẻ tùy tiện tăng giá và không đảm bảo điều kiện vệ sinh buôn bán. Bên cạnh đó, sự phân chia lợi nhuận của từng tác nhân trong toàn chuỗi chưa hợp lý, không tương xứng với công sức và chi phí bỏ ra của các tác nhân. Người chăn nuôi đầu 884 tư nhiều vốn, thời gian đầu tư từ 4-12 tháng nhưng lợi nhuận thu được thấp hơn rất nhiều so với những người thu gom, giết mổ và phân phối sản phẩm, là những tác nhân cần ít vốn nhưng thời gian thu hồi vốn lại khá nhanh. Ngoài ra, công tác kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu quả, là nguyên nhân làm người tiêu dùng không được hưởng những dịch vụ tốt nhất, đôi khi là không có được sản phẩm tương xứng với chi phí đã bỏ ra. Những lý do trên đã làm chuỗi giá trị thịt lợn hoạt động kém hiệu quả và về lâu dài thì tất cả các tác nhân hoạt động trong chuỗi hiện nay sẽ không có lợi. Chính vì vậy chuỗi giá trị thịt lợn cần nhiều cải tiến để có thể hoạt động bền vững, sản xuất ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và đặc biệt, bảo đảm cho các hộ chăn nuôi không bị thiệt thòi và giá trị gia tăng được cải thiện. Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ và tổ chức chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị tại vùng Đông Nam Bộ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được các giải pháp KHCN và tổ chức, quản lý đồng bộ từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển chăn nuôi lợn bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo thu nhập cho người chăn nuôi, phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Đông Nam Bộ. 2.2. Mục tiêu cụ thể Làm rõ thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và ứng dụng các giải pháp công nghệ trong từng khâu của chuỗi giá trị lợn thịt ở vùng Đông Nam Bộ. Đề xuất các giải pháp khoa học và tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các khâu sản xuất trong chuỗi, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi và tăng hiệu quả kinh tế 10 - 15%. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu về giải pháp khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất trong chuỗi giá trị thịt lợn 3.1.1. Công tác giống Trong thập niên gần đây (2002-2012), đã có nhiều thành tựu đạt được trong công tác lai tạo giống lợn nhằm không ngừng cải thiện năng suất, chất lượng đàn lợn thương phẩm và hiệu quả sản xuất cho người chăn nuôi. Các công trình nghiên cứu sử dụng các con đực cuối cùng trong các tổ hợp loại thương phẩm đã được một số tác giả công bố: Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) công bố tổ hợp lai Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) cho năng suất sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và chất lượng thịt xẻ (tỷ lệ móc 885 hàm và diện tích mắt thịt) tốt hơn so với tổ hợp lai Landrace x (Yorkshire x Móng Cái), trong khi đó sử dụng công thức lai Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) trong sản xuất sẽ có tác dụng nâng cao tỷ lệ nạc. Phùng Thăng Long và CTV (2005), đã nghiên cứu sử dụng các lợn đực Pietrain, Landrace và Yorkshire trong các tổ hợp này thích ứng tốt với điều kiện sinh thái miền Trung và con lai thương phẩm không những cho tăng trọng nhanh, giảm chi phí thức ăn mà còn cho tỷ lệ nạc cao, giảm tỷ lệ mỡ và đặc biệt tổ hợp lai sử dụng đực Pietrain thuần là một tổ hợp có nhiều triển vọng về chất lượng thịt. Phùng Thị Vân và CTV (2000) đã nghiên cứu sử dụng đực thuần Yorkshire ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công tác giống vật nuôi Công nghệ chế biến thức ăn gia súc Công nghệ chăn nuôi Phát triển chăn nuôi lợn Vệ sinh an toàn thực phẩmTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Môi trường an ninh an toàn trong nhà hàng khách sạn - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
43 trang 148 0 0 -
229 trang 141 0 0
-
Giáo trình Thương phẩm và an toàn thực phẩm (Nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
59 trang 117 6 0 -
53 trang 79 2 0
-
Chuyên đề: Kiểm Tra VSTY Sữa Và Các Sản Phẩm Sữa Trong Thực Tế Hiện Nay
51 trang 76 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chế biến thịt heo đen xông khói Nam Giang
32 trang 72 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non
20 trang 66 0 0 -
Bài giảng Vệ sinh an toàn thực phẩm - Th.S Hà Diệu Linh
45 trang 63 1 0 -
Nghiên cứu chế biến nước uống từ hoa đậu biếc và hạt chia
9 trang 53 0 0 -
Giáo trình Vệ sinh an toàn thực phẩm: Phần 1
171 trang 51 0 0