Danh mục

Nghiên cứu ứng dụng các lí thuyết phát triển tâm lí người theo tiếp cận tư duy hệ thống

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.75 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong tâm lí học phát triển có nhiều lí thuyết về sự phát triển tâm lí người đóng vai trò nền tảng. Nhưng do nhiều lí thuyết được hình thành bởi khuôn mẫu tư duy cơ giới, với nguyên lí chung là chia sự phát triển tâm lí cá nhân thành các cấu phần nhỏ, nghiên cứu sâu từng cấu phần trong thế cô lập với các cấu phần khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng các lí thuyết phát triển tâm lí người theo tiếp cận tư duy hệ thốngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0192Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 63-70This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC LÍ THUYẾT PHÁT TRIỂN TÂM LÍ NGƯỜI THEO TIẾP CẬN TƯ DUY HỆ THỐNG Lê Minh Nguyệt Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong tâm lí học phát triển có nhiều lí thuyết về sự phát triển tâm lí người đóng vai trò nền tảng. Nhưng do nhiều lí thuyết được hình thành bởi khuôn mẫu tư duy cơ giới, với nguyên lí chung là chia sự phát triển tâm lí cá nhân thành các cấu phần nhỏ, nghiên cứu sâu từng cấu phần trong thế cô lập với các cấu phần khác. Vì vậy, tuy các lí thuyết đã cung cấp bức tranh phong phú, sinh động và chi tiết về sự phát triển tâm lí cá nhân, nhưng từng lí thuyết riêng lẻ sẽ không phản ánh được bản chất, cơ chế và quy luật của sự phát triển tâm lí cá nhân. Dẫn đến khó khăn và hạn chế trong việc vân dụng thành tựu của các lí thuyết đó vào thực tiễn. Bất cập này chỉ được khắc phục khi đặt các lí thuyết trong khuôn mẫu tư duy hệ thống, với đặc trưng là tiếp cận toàn thể, tương tác, đa chiều và tính vượt trội. Từ khóa: Tư duy cơ giới, hệ thống, tư duy hệ thống, lí thuyết phát triển tâm lí người, sự phát triển tâm lí người theo tiếp cận hệ thống.1. Mở đầu Từ khi trở thành khoa học độc lập, Tâm lí học đã có nhiều lí thuyết (Patriccia H. Miler [7],Bary D.Smith- Harod J. Vetter [10], Phan Trọng Ngọ [8]). Trong đó có những lí thuyết đóng vaitrò nền tảng. Thậm chí, trong hệ thống khoa học, có học thuyết được sánh ngang với Thuyết thiênvăn của Copernicus,Thuyết tiến hóa muôn loài của Darwin (Patriccia H. Miler [7]).Vì vậy, việcnghiên cứu ứng dụng chúng rất cần đối với ai quan tâm tới sự phát triển của con người. Tuy nhiên,giống các lí thuyết khoa học khác ra đời từ nửa đầu thế kỉ XX, nhiều lí thuyết về sự phát triểntâm lí người được hình thành chủ yếu bởi khuôn mẫu tư duy cơ giới. Trong khi đó, từ những thậpniên cuối thế kỉ XX, đã có sự chuyển dịch khuôn mẫu tư duy cơ giới sang tư duy hệ thống (PhanĐình Diệu [1]) và quan điểm hệ thống ngày càng chiếm ưu thế trong nghiên cứu khoa học cũngnhư trong thực tiễn (Jamshid Gharajedaghi [6]). Điều này đặt ra vấn đề vừa có tính tất yếu vừa cấpbách: Nghiên cứu ứng dụng các lí thuyết tâm lí học đã có vào trong lĩnh vực phát triển tâm lí ngườitheo tiếp cận hệ thống, cho phù hợp với sự tiến bộ của tư duy khoa học. Bài viết này trình bày mộtsố nhận thức về tư duy hệ thống và việc vận dụng thành tựu khoa học của các lí thuyết phát triểntâm lí người vào thực tiễn dưới góc độ tư duy hệ thống, với mục đích trao đổi về vấn đề đổi mới tưduy trong việc tiếp cận các thành tựu khoa học.Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015Liên hệ: Lê Minh Nguyệt, e-mail: nguyet.daihocsupham@gmail.com 63 Lê Minh Nguyệt2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nghiên cứu ứng dụng các lí thuyết phát triển tâm lí người theo tiếp cận tư duy hệ thống2.1.1. Tư duy cơ giới và ảnh hưởng tới sự phát triển nhận thức khoa học a. Tư duy cơ giới Tư duy cơ giới là tư duy sử dụng phương pháp phân tích để hiểu đối tượng, theo hướng bẻvấn đề thành các cấu phần, nghiên cứu từng phần cô lập và rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Người có ảnh hưởng nhất tới việc định hình và phát triển tư duy cơ giới là Descartes - nhàtoán học và triết học lỗi lạc của thế kỉ XVII (Trần Thái Đỉnh [2]). Cốt lõi của tư duy cơ giới làkhuôn mẫu “máy móc” trong nhận thức khoa học, với nguyên lí là chia vấn đề thành các thànhphần nhỏ, nghiên cứu từng phần cô lập theo logic tuyến tính, rồi từ đó lần ngược lên các bậc caohơn để hiểu đối tượng. Những tri thức thu được từ tư duy cơ giới đều phải có tính đúng đắn mộtcách chắc chắn, lôgích, với giá trị nhị nguyên về tính chân lí. Trong đó mọi phán đoán đều phảihoặc đúng hoặc sai và phải được phân biệt rạch ròi. Phương pháp chủ yếu theo tư duy cơ giới là phân tích nhân tố và phán đoán. Các nội vàngoại quan hệ của đối tượng nhận thức được quy giản về các quan hệ nhân quả tuyến tính (nếu. . .thì). Các mô hình toán học được sử dụng để mô tả các quan hệ của đối tượng thích hợp với quanđiểm phân tích. Vì thế các mô hình tuyến tính (mô hình cấu trúc) trở thành phổ biến. Từ đó hìnhthành nếp tư duy tuyến tính và sự quy giản đối tượng về các quan hệ tuyến tính. b. Ảnh hưởng của tư duy cơ giới đến nhận thức khoa học và thực tiễn Trong suốt mấy thế kỉ, nhờ khuôn mẫu tư duy cơ giới, đã hình thành và phát triển nền sản ...

Tài liệu được xem nhiều: