Danh mục

Nghiên cứu ứng dụng mô hình chuỗi để lựa chọn phương án mở vỉa hợp lý cho mỏ chì kẽm Lũng Hoài, tỉnh Bắc Cạn

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 791.14 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu ứng dụng mô hình chuỗi để lựa chọn phương án mở vỉa hợp lý cho mỏ chì kẽm Lũng Hoài, tỉnh Bắc Cạn. Bài viết sử dụng phương pháp lý thuyết mô hình chuỗi, xây dựng ma trận các yếu tố ảnh hưởng đến phương án mở vỉa, xác định các trọng số theo thứ tự ưu tiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng mô hình chuỗi để lựa chọn phương án mở vỉa hợp lý cho mỏ chì kẽm Lũng Hoài, tỉnh Bắc Cạn TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Nghiên cứu ứng dụng mô hình chuỗi để lựa chọn phƣơng án mở vỉa hợp lý cho mỏ chì kẽm Lũng Hoài, tỉnh Bắc Cạn Tạ Văn Kiên1, Nguyễn Phi Hùng1, Nguyễn Đình Thắng2 1 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội 2 Công ty cổ phần 397 - Tổng Công ty Đông Bắc E-mail: tavankien1980@gmail.com Tóm tắt: Khai thác mỏ nói chung và khai thác hầm lò nói riêng, không có phương án nào là hoàn hảo, bởi đó là hoạt động phức tạp, đan xen nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật… là tổ hợp của nhiều chuỗi sản xuất khác nhau. Mở vỉa là công đoạn đầu của quá trình khai thác, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kết nối mặt bằng đến các thân quặng nằm trong lòng đất. Một phương án mở vỉa hợp lý sẽ đảm bảo tận thu tối đa tài nguyên, không phải để lại quặng làm trụ bảo vệ đường lò mở vỉa, chi phí bảo dưỡng đường lò và chi phí vận tải thấp… Như vậy, mở vỉa là một hệ thống chuỗi các công việc ảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy đó là một tổ hợp do một hoặc nhiều đơn vị liên kết với nhau, là một tổ hợp có trật tự ràng buộc lẫn nhau bằng các cấu trúc và chức năng cụ thể. Căn cứ vào các công việc trong công tác mở vỉa, bài viết sử dụng phương pháp lý thuyết mô hình chuỗi, xây dựng ma trận các yếu tố ảnh hưởng đến phương án mở vỉa, xác định các trọng số theo thứ tự ưu tiên. Từ đó đã lựa chọn được phương án mở vỉa hợp lý cho mỏ chì kẽm Lũng Hoài là mở vỉa bằng lò bằng kết hợp với lò xuyên vỉa tầng, phương án này có chỉ tiêu tổng hợp tối ưu nhất… Từ đó, thiết lập ma trận các yếu tố ảnh hưởng, lựa chọn theo các thứ tự ưu tiên để có các trọng số phù hợp. Kết quả xác định chọn phương án mở vỉa số 1 có chỉ tiêu tổng hợp phù hợp để thi công cho mỏ chì kẽm Lũng Hoài. Từ khóa: Chuỗi sản xuất, ma trận, phương pháp mở vỉa, điều kiện địa chất khu vực mỏ, đường lò mở vỉa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh và nhu cầu về nguyên liệu ngày càng tăng đã đặt áp lực đáng kể lên ngành khai khoáng trong việc tăng sản lượng đồng thời hạ giá thành khai thác khoáng sản. Điều này đã thúc đẩy các nỗ lực phát triển các phương pháp tiếp cận hiệu quả về chi phí và cải tiến các kỹ thuật khai thác [1]. Một trong những giải pháp để hạ giá thành khai thác đó là đơn giản hóa các phương án mở vỉa cho mỏ bằng cách lựa chọn giải pháp thiết kế thi công hiệu quả về mặt kỹ thuật nhưng tổng vốn đầu tư thấp và chi phí vận hành rẻ [4],[6]. Mở vỉa cho các thân quặng bằng phương pháp hầm lò được định nghĩa là thiết lập các cổng nối từ mặt đất đến đáy mỏ. Trong đó, khái niệm mở vỉa được định nghĩa là xây dựng các đường lò kết nối giữa các công trình mở vỉa và thân quặng ở các mức (cốt cao) khác nhau [3]. Hệ thống các đường lò mở vỉa kết hợp với nhau thành một mạng lưới các đường lò chính và lò nhánh phục vụ quá trình đưa người, vật liệu vào khu thi công và đưa sản phẩm là quặng ra ngoài mặt bằng [2],[6]. Khi khai thác quặng bằng phương pháp hầm lò, phương pháp mở vỉa nào có thể áp dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế với từng khu vực cụ thể là thách thức đối với các nhà khai thác mỏ. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Về nguyên tắc chung để khai thác các mỏ hầm lò, cần thiết lập các đường hầm kết nối mặt đất và lò chợ. Hình 1 mô tả sơ đồ chuỗi của một mỏ có nhiều diện sản xuất (diện 4, 5, 6..), trong đó các đường lò mở vỉa 1 - 2, 2 - 3... các đường lò phụ trợ 7 - 8; 8 - 9… Quá trình sản xuất mỏ hầm lò từ lò chợ  lò dọc vỉa vận chuyển  lò DV vận chuyển chính  sân ga  mặt bằng là một chuỗi sản xuất, chuỗi này là chuỗi nối tiếp (hình 2a). Ví dụ trong hình 1 58 Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH chuỗi sản xuất gồm 4 - 3 – 2 - 1 – SCN; chuỗi thông gió gồm 1 - 2 - 3 - 4 --- 7 --- 8 --- 9. Trong mỗi chuỗi lại chứa đựng n yếu tố tác động tới quy trình sản xuất, tập hợp các chuỗi và n yếu tố của mỗi chuỗi hình thành cấu trúc tổ chức sản xuất. Hình 1. Mô hình chuỗi trong sản xuất SCN - Mặt bằng sân công nghiệp; 1-Vị trí cửa lò; 1-2 Các đường lò mở vỉa; 2-3 Các đường lò khai thông đến các nhánh khai thác; 4, 5, 6 – Các diện sản xuất; 7-Điểm nút giao thông gió; 7-8-9 Các đường lò thông gió. 9-Cửa lò thông gió; TG- Mặt bằng cửa lò thông gió. Trong trường hợp mỏ có nhiều khu vực sản xuất khác nhau nhưng mỗi khu vực hoạt động độc lập thì chuỗi sản xuất được mô tả là chuỗi song song 1 (hình 2b). Trong trường hợp mỏ có nhiều khu vực hoạt động khác nhau nhưng có mối ràng buộc ở một hoặc nhiều khâu nào đó thì chuỗi sản xuất được mô tả là chuỗi song song 2 (hình 2c). Trong đó, các chuỗi này có điểm chung trong mạng đường lò là các đường lò khai thông mở vỉa [5]. Hệ thống dự trữ tích hợp bao gồm cả hệ thống chuỗi và hệ thống song song. Giả định có m*n đơn vị tạo nên, thì hệ thống chuỗi có n đơn vị được kết nối theo chuỗi để tạo thành m hệ chuỗi con, sau đó m hệ đó sẽ tổ hợp thành hệ thống song song, sơ đồ khối logic. Hệ thống song song là chỉ n hệ song song con được hình thành từ m đơn vị, và sau đó n hệ thống con tổ hợp tạo thành hệ song song, sơ đồ khối được thể hiện trong hình 2. a. Mô hình chuỗi nối tiếp b.Mô hình hệ thống chuỗi c.Mô hình hệ thống chuỗi song song 1 song song 2 Hình 2. Mô hình chuỗi Trong bài viết này, mối liên hệ chuỗi sản xuất là nhiều chuỗi có liên kế với nhau, không phải là một chuỗi nối tiếp nên chỉ xét sự tác động của các chuỗi hoạt động đồng thời. Khi các đơn vị giống nhau, mô hình toán học củ ...

Tài liệu được xem nhiều: