Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Thai Baan: Trường hợp nghiên cứu tại xã Đà Vị, huyện Na Hang, Tuyên Quang
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.06 MB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu Thai Baan giúp phát hiện những tri thức bản địa về môi trường sống, do chính người dân lý giải phương thức mình tiếp cận với thiên nhiên. Bài viết này trình bày kết quả áp dụng phương pháp Thai Baan trong nghiên cứu tại xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Bài viết cũng thảo luận về các thách thức trong quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Thai Baan: Trường hợp nghiên cứu tại xã Đà Vị, huyện Na Hang, Tuyên Quang NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP THAI BAAN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ ĐÀ VỊ, HUYỆN NA HANG, TUYÊN QUANG Nguyễn Thị Hiếu và Bùi Liên Phương Tóm tắt Tri thức bản địa được hình thành và hoàn thiện qua quá trình lao động của cộng đồng địa phương và được truyền lại cho các thế hệ thông qua các câu chuyện, trường ca, tục ngữ, bài cúng, tập tục, v.v... Trong khoảng hơn 2 thập kỷ qua, nghiên cứu tri thức bản địa đã được tiến hành tại nhiều địa phương tại Việt Nam, nhằm tìm ra giải pháp để quản lý và sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu truyền thống vẫn tồn tại những hạn chế, do các nghiên cứu viên thường là người từ nơi khác đến và kết quả nghiên cứu chưa thể hiện được hết các mối quan hệ tại địa phương. Phương pháp nghiên cứu Thai Baan giúp phát hiện những tri thức bản địa về môi trường sống, do chính người dân lý giải phương thức mình tiếp cận với thiên nhiên. Bài viết này trình bày kết quả áp dụng phương pháp Thai Baan trong nghiên cứu tại xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Bài viết cũng thảo luận về các thách thức trong quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu này. Từ khóa: Thai Baan; Tri thức bản địa; Nghiên cứu dân làng. GIỚI THIỆU CHUNG Tri thức bản địa được hình thành và hoàn thiện qua quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, và qua quá trình lao động của cộng đồng địa phương. Các tri thức này được ghi nhận trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, như canh tác, chăn nuôi, bảo quản hạt giống, săn bắt, y học, quản lý tài nguyên và được truyền lại cho các thế hệ thông qua các câu chuyện, trường ca, tục ngữ, bài cúng, tập tục, v.v... (Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc, 1998; Le Trong Cuc, 1999; Viện Kinh tế Sinh thái, 2000; Đỗ Đình Sâm và cs., 2002; Lê Trọng Cúc, 2015). Trong khoảng hơn 2 thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu tri thức địa phương đã được tiến hành tại nhiều địa phương, nhằm tìm ra giải pháp để quản lý và sử dụng bền vững các tài 274 nguyên thiên nhiên, cũng như giải quyết các vấn đề địa phương và người dân tộc (Vũ Trường Giang, 2010). Những nghiên cứu này đều được các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực như xã hội học, sinh thái học và dân tộc học triển khai. Bên cạnh đó, nhận ra tầm quan trọng trong việc cộng đồng tham gia vào các dự án phát triển, nghiên cứu và quá trình ra quyết định, cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng địa phương đang được phát triển và áp dụng rộng rãi. Một loạt các phương pháp dựa trên cách tiếp cận có sự tham gia được hình thành và phát triển như Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA - Participatory rural appraisal), Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực (VCA - Vulnerability and capacity assessment). Tuy nhiên, những phương pháp này vẫn tồn tại những hạn chế, xuất phát từ việc các nhà nghiên cứu thường là người từ nơi khác đến, họ chưa hiểu và thể hiện được hết sự phức tạp trong các mối quan hệ tại địa phương. Ngoài ra, sự tham gia của người dân chủ yếu dưới hình thức cung cấp thông tin và được chia sẻ kết quả nghiên cứu, chưa thật sự được tham gia triển khai các nghiên cứu, hay sử dụng kết quả nghiên cứu đó để giải quyết các vấn đề tại địa phương. Vào năm 2001, Mạng lưới sông ngòi Đông Nam Á (SEARIN) đã đưa ra phương pháp nghiên cứu tri thức địa phương có sự tham gia mới - phương pháp nghiên cứu Thai Baan. Phương pháp này được áp dụng lần đầu nhằm đánh giá tác động của đập Pak Mun (Thái Lan) đối với đời sống, xã hội và môi trường sau khi thủy điện vận hành. Với nghiên cứu này, cộng đồng địa phương chính là người trực tiếp triển khai nghiên cứu và làm chủ các kết quả nghiên cứu đó (SEARIN, 2002; Middleton và Deetes, 2006). Ngay sau thành công của nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu Thai Baan được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu tri thức bản địa tại tiểu vùng sông Mê Kông. Tại Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD) đã áp dụng phương pháp vào các dự án của mình từ năm 2006. Cho đến nay, WARECOD đã áp dụng phương pháp nghiên cứu Thai Baan ở nhiều địa phương như phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế), Mê Linh (Vĩnh Phúc), làng chài Vạn Vỹ (Đan Phượng, Hà Nội), Na Hang (Tuyên Quang), Bắc Mê (Hà Giang), Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng). Các nghiên cứu nhằm tài liệu hóa các tri thức địa phương liên quan đến đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu. Báo cáo này nhằm tổng quan phương pháp nghiên cứu Thai Baan cũng như thảo luận các hạn chế và thách thức trong quá trình áp dụng phương pháp này tại Việt Nam. Báo cáo nhằm trả lời các câu hỏi sau: 275 1. Nghiên cứu Thai Baan là gì? Phương pháp nghiên cứu Thai Baan khác gì so với nghiên cứu truyền thống ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Thai Baan: Trường hợp nghiên cứu tại xã Đà Vị, huyện Na Hang, Tuyên Quang NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP THAI BAAN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ ĐÀ VỊ, HUYỆN NA HANG, TUYÊN QUANG Nguyễn Thị Hiếu và Bùi Liên Phương Tóm tắt Tri thức bản địa được hình thành và hoàn thiện qua quá trình lao động của cộng đồng địa phương và được truyền lại cho các thế hệ thông qua các câu chuyện, trường ca, tục ngữ, bài cúng, tập tục, v.v... Trong khoảng hơn 2 thập kỷ qua, nghiên cứu tri thức bản địa đã được tiến hành tại nhiều địa phương tại Việt Nam, nhằm tìm ra giải pháp để quản lý và sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu truyền thống vẫn tồn tại những hạn chế, do các nghiên cứu viên thường là người từ nơi khác đến và kết quả nghiên cứu chưa thể hiện được hết các mối quan hệ tại địa phương. Phương pháp nghiên cứu Thai Baan giúp phát hiện những tri thức bản địa về môi trường sống, do chính người dân lý giải phương thức mình tiếp cận với thiên nhiên. Bài viết này trình bày kết quả áp dụng phương pháp Thai Baan trong nghiên cứu tại xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Bài viết cũng thảo luận về các thách thức trong quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu này. Từ khóa: Thai Baan; Tri thức bản địa; Nghiên cứu dân làng. GIỚI THIỆU CHUNG Tri thức bản địa được hình thành và hoàn thiện qua quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, và qua quá trình lao động của cộng đồng địa phương. Các tri thức này được ghi nhận trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, như canh tác, chăn nuôi, bảo quản hạt giống, săn bắt, y học, quản lý tài nguyên và được truyền lại cho các thế hệ thông qua các câu chuyện, trường ca, tục ngữ, bài cúng, tập tục, v.v... (Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc, 1998; Le Trong Cuc, 1999; Viện Kinh tế Sinh thái, 2000; Đỗ Đình Sâm và cs., 2002; Lê Trọng Cúc, 2015). Trong khoảng hơn 2 thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu tri thức địa phương đã được tiến hành tại nhiều địa phương, nhằm tìm ra giải pháp để quản lý và sử dụng bền vững các tài 274 nguyên thiên nhiên, cũng như giải quyết các vấn đề địa phương và người dân tộc (Vũ Trường Giang, 2010). Những nghiên cứu này đều được các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực như xã hội học, sinh thái học và dân tộc học triển khai. Bên cạnh đó, nhận ra tầm quan trọng trong việc cộng đồng tham gia vào các dự án phát triển, nghiên cứu và quá trình ra quyết định, cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng địa phương đang được phát triển và áp dụng rộng rãi. Một loạt các phương pháp dựa trên cách tiếp cận có sự tham gia được hình thành và phát triển như Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA - Participatory rural appraisal), Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực (VCA - Vulnerability and capacity assessment). Tuy nhiên, những phương pháp này vẫn tồn tại những hạn chế, xuất phát từ việc các nhà nghiên cứu thường là người từ nơi khác đến, họ chưa hiểu và thể hiện được hết sự phức tạp trong các mối quan hệ tại địa phương. Ngoài ra, sự tham gia của người dân chủ yếu dưới hình thức cung cấp thông tin và được chia sẻ kết quả nghiên cứu, chưa thật sự được tham gia triển khai các nghiên cứu, hay sử dụng kết quả nghiên cứu đó để giải quyết các vấn đề tại địa phương. Vào năm 2001, Mạng lưới sông ngòi Đông Nam Á (SEARIN) đã đưa ra phương pháp nghiên cứu tri thức địa phương có sự tham gia mới - phương pháp nghiên cứu Thai Baan. Phương pháp này được áp dụng lần đầu nhằm đánh giá tác động của đập Pak Mun (Thái Lan) đối với đời sống, xã hội và môi trường sau khi thủy điện vận hành. Với nghiên cứu này, cộng đồng địa phương chính là người trực tiếp triển khai nghiên cứu và làm chủ các kết quả nghiên cứu đó (SEARIN, 2002; Middleton và Deetes, 2006). Ngay sau thành công của nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu Thai Baan được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu tri thức bản địa tại tiểu vùng sông Mê Kông. Tại Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD) đã áp dụng phương pháp vào các dự án của mình từ năm 2006. Cho đến nay, WARECOD đã áp dụng phương pháp nghiên cứu Thai Baan ở nhiều địa phương như phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế), Mê Linh (Vĩnh Phúc), làng chài Vạn Vỹ (Đan Phượng, Hà Nội), Na Hang (Tuyên Quang), Bắc Mê (Hà Giang), Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng). Các nghiên cứu nhằm tài liệu hóa các tri thức địa phương liên quan đến đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu. Báo cáo này nhằm tổng quan phương pháp nghiên cứu Thai Baan cũng như thảo luận các hạn chế và thách thức trong quá trình áp dụng phương pháp này tại Việt Nam. Báo cáo nhằm trả lời các câu hỏi sau: 275 1. Nghiên cứu Thai Baan là gì? Phương pháp nghiên cứu Thai Baan khác gì so với nghiên cứu truyền thống ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp Thai Baan Tri thức bản địa Nghiên cứu tri thức bản địa Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quản lý tài nguyên nướcTài liệu liên quan:
-
Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT
26 trang 358 0 0 -
128 trang 232 0 0
-
2 trang 200 0 0
-
Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
214 trang 185 0 0 -
Triển khai chương trình phát triển bền vững quốc gia trong ngành thủy sản
7 trang 184 0 0 -
2 trang 60 0 0
-
Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo định hướng phát triển bền vững
10 trang 48 0 0 -
10 trang 40 0 0
-
Đề xuất bộ chỉ số phát triển bền vững nghề khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản
9 trang 38 0 0 -
Hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản nghề lưới kéo và lưới rê ở vùng biển tỉnh Bến Tre
11 trang 36 0 0