Danh mục

Nghiên cứu và định hướng phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.29 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rừng tràm Trà sư là một vùng rừng trồng đặc dụng với đầy đủ hệ sinh vật và cảnh quan phong phú, tạo nên một vùng tiểu khí hậu ôn hoà và bầu không khí trong lành. Đây là một địa điểm thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Rừng tràm Trà sư còn là nơi kết nối các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, nên cũng được xem là trạm dừng chân lý tưởng của du khách trong tuyến du lịch về vùng sông nước. Cùng tham khảo tài liệu “Nghiên cứu và định hướng phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư” để nắm bắt được nội dung chi tiết hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu và định hướng phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà SưNGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ STUDY AND ORIENTATE ECOTOURISM DEVELOPMENT AT TRA SU FOREST, AN GIANG PROVINCE Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Hà Vy, Bùi Xuân An Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm TP.HCM ĐT: 08.3722.0291 E-mail: quoctuan@hcmuaf.edu.vn ABSTRACT In developing society, relaxing desire, entertainment of people is neccessary in cleanand safe environment. Therefore, ecotourism has been appeared to create natural ambient withlandscapes and creatures to serve people’s needs after their hard working days. Ecotourism isalso a sustainable developing model by exploiting available resources to satisfy localcommunities lasting many generations but not damaging the environment. Tra Su forest isspecial planted one with high animal and plant biodiversity. It produce a mild climate regionand peaceful atmosphere. It is considered as a place to develop ecotourism. Tra Su forest isalso a connector of famous tourist points in An Giang province and a ideal stopping point fortourists on the way of traveling to Mekong delta. TÓM TẮT Trong xã hội phát triển, nhu cầu được nghỉ ngơi, được giải trí của người dân trong mộtmôi trường trong lành là một điều cần thiết. Vì thế, du lịch sinh thái đã ra đời nhằm tạo ra mộtkhông gian thiên nhiên với những cảnh quan và sinh vật hài hoà để phục vụ nhu cầu nghỉdưỡng của người dân sau những ngày làm việc mệt nhọc. Du lịch sinh thái còn là một môhình phát triển bền vững theo phương thức khai thác nguồn tài nguyên có sẵn để phục vụ đờisống của người dân địa phương qua nhiều thế hệ nhưng không làm tổn thương đến môitrường. Rừng tràm Trà sư là một vùng rừng trồng đặc dụng với đầy đủ hệ sinh vật và cảnhquan phong phú, tạo nên một vùng tiểu khí hậu ôn hoà và bầu không khí trong lành. Đây làmột địa điểm thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Rừng tràm Trà sư còn là nơi kết nối cácđiểm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, nên cũng được xem là trạm dừng chân lý tưởng củadu khách trong tuyến du lịch về vùng sông nước.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm khá mới ở Việt Nam. Nhiều cơ quan banngành đã và đang xây dựng các dự án về DLST cho một số vườn Quốc Gia như Cúc Phương,Bạch Mã, Nam Cát Tiên, Côn Đảo, Phú Quốc. Tuy nhiên, đến bây giờ vẫn còn ít công trìnhnghiên cứu nào mang tính học thuật chuyên sâu về DLST mặc dù nhu cầu trong nước rấtnhiều, các cơ quan quản lý nhà nước cũng ban hành khá nhiều văn bản cho công tác này. Việcphát triển DLST ở Việt Nam vẫn còn mang tính đơn lẽ và bột phát, tiềm năng khai thác vàphát triển DLST trong những năm vừa qua chưa cao. Vai trò của DLST là không giới hạn nhưng các mạo hiểm của DLST sẽ rất nhiều nếuchúng ta không tiếp cận một cách tổng hợp đa lĩnh vực, quy hoạch cẩn thận, hướng chỉ đạo vàluật lệ nghiêm túc để có thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Sẽ không thể có DLST nếunhư không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự hấp dẫn của thiên nhiên để thưởng thức.Chính vì vậy, đánh giá đúng hiện trạng và tiềm năng là một yêu cầu thiết yếu để quy hoạch,sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững DLST tại Việt Nam. Rừng tràm Trà Sư nằm trong khu vực Thất Sơn hùng vĩ, thuộc xã Văn Giáo huyện TịnhBiên, tỉnh An Giang. Nơi đây đang là điểm du lịch hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoàinước đến tham quan và nghiên cứu khoa học...(Đất Mũi Online). Với diện tích rộng 845 ha, cósự tồn tại của nhiều loài động thực vật quý hiếm và vẫn còn mang tính hoang dã đã làm cho 1rừng tràm Trà Sư có một đặc tính rất riêng của hệ sinh thái đất ngập nước tại đồng bằng sôngCửu Long. Những lợi thế có sẵn sẽ tạo nên một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khu hệ sinhthái rừng tràm này thành một khu DLST. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có mộtnghiên cứu mang tính chuyên sâu, một đánh giá tác động có giá trị sử dụng trong quá trình khaithác và sử dụng, cũng như có sự đồng bộ về quản lý nhằm khai thác hiệu quả khu rừng tràmsau khi đã trở thành một khu DLST.2. TỒNG QUAN RỪNG TRÀM TRÀ SƯVị trí địa lý Rừng tràm Trà Sư diện tích 845 ha, nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên,tỉnh An Giang, cách sông MêKong 15km về phía đông bắc và cách Campuchia 10km về phíaTây Bắc.Điều kiện khí hậu tỉnh An Giang An Giang nằm trong khoảng vĩ tuyến 10 - 11° Bắc, nằm gần với xích đạo, nên các quátrình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo. Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang Nguồn: UBND Tỉnh An Giang 2 Hình 1.2. Cổng vào Khu du lịch sinh thái Hình 1.3. Các phân khu chức năng, quy định và cảnh báoĐặc điểm dân cư Dân cư sống quanh rừng là đồng bào người Khmer và Kinh. Ngành nghề sinh sống: thủ công mỹ nghệ truyền thống như dệt thổ cẩm, lụa Khmer,nấu đường thốt nốt, tinh cất tinh dầu tràm, nuôi mật ong…Tài nguyên du lịchTài nguyên thiên nhiênCảnh quan: Hệ sinh thái đất ngập nước 3 Hình 1.4. Rừng Tràm Hình 1.5. Sân còHệ động thực vật: Hệ động vật ở Trà Sư có 11 loài thú (6 họ, 4 bộ), 70 loài chim (31 họ, 3 bộ), trong đócó 2 loài quý hiếm là cò lạo (Mycteria leucocephala) và cò rắn được ghi trong Sách Đỏ ViệtNam. Là vùng đất rừng ngập nước, Trà Sư có đến 20 loài bò sát, 5 loài ếch nhái, 23 loài cá.Trong đó nhóm cá cư trú quanh năm (gọi là cá đen) có 10 loài. Nhóm cá này chịu được nướcph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: