Danh mục

Nghiên cứu việc đọc tại các thư viện: Thực trạng ở Liên bang Nga

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.19 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đọc là một dạng lao động trí óc, rất cần thiết và hữu ích cho mỗi người và cho xã hội. Tài liệu bàn về thực trạng cần sự cần thiết cảu việc đọc sách trong xã hội hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu việc đọc tại các thư viện: Thực trạng ở Liên bang NgaNghiên cứu việc đọc tại các thư viện: Thực trạng ở Liên bang NgaĐọc là một dạng lao động trí óc, rất cần thiết và hữu ích cho mỗi người vàcho xã hội.Trong xã hội hiện đại, để đáp ứng nhu cầu phát triển các hoạt động giáo dục,khoa học, văn hóa, kinh tế, v.v…, việc đọc sách báo (và các tài liệu khác) vớimục đích khai thác, sử dụng thông tin, tri thức, càng ngày càng trở nên cấpthiết. Con người ngừng tư duy khi ngừng đọc - Lời phát biểu của ĐơniĐiđơrô(1) cách đây đã hơn hai thế kỷ, đến nay vẫn còn giá trị như một lờicảnh tỉnh, một lời nhắc nhở, khơi gợi nhiều điều, giúp chúng ta suy ngẫm.Theo giáo sư, tiến sĩ khoa học Ju.P. Melentieva (2007) thì Phải thừa nhậnrằng, đọc (dù là đọc trên giấy, hay trên màn hình) vẫn là quy trình kỹ thuậtduy nhất của hoạt động trí tuệ, nhằm khai thác những tri thức mà nhân loạiđã tích lũy, theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này.Đọc là chiến lược quan trọng nhất trong cuộc sống của bất cứ người nào biếtsuy nghĩ. Không đọc thì không có giáo dục, không có sự hình thành thế giớiquan, không có sự trưởng thành nghề nghiệp, không có sự phát triển về cảmxúc và trí tuệ. Sự đọc thâm nhập vào mọi lĩnh vực và mọi giai đoạn phát triểncủa cá nhân, từ lúc còn thơ ấu cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, và nó quyếtđịnh phần lớn sự thành đạt trong cuộc sống. Càng ngày càng có thêm nhiềungười nhận thức rằng, đọc sách là một việc phải làm suốt đời[6].Đọc cũng là một dạng lao động hàm chứa nhiều đặc điểm, đòi hỏi phải quantâm nghiên cứu. Với mỗi độc giả, nghiên cứu việc đọc là để tìm ra nhữngcách đọc tốt nhất, giúp đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng có hiệu quảnhững điều đã đọc. Trong lĩnh vực thư viện, nghiên cứu việc đọc trước hết lànhằm mục đích tìm hiểu hứng thú và nhu cầu của độc giả, để trên cơ sở đómà tiến hành đổi mới, hoàn thiện phương pháp công tác, nâng cao chất lượngphục vụ về sách cho bạn đọc, góp phần tạo dựng hình ảnh tốt của thư viện,đảm bảo và nâng cao uy tín của thư viện. Ngoài ra, nghiên cứu việc đọc đượctiến hành còn nhằm vào nhiều mục đích khác. Kết quả nghiên cứu việc đọc,trong nhiều trường hợp, đã góp phần không nhỏ vào việc cung cấp những dữliệu phong phú, những đánh giá xác đáng về trình độ văn hóa, trình độ dân trícủa một cộng đồng, một khu vực, có khi cả một quốc gia, v.v…Bởi vậy, hoạt động nghiên cứu việc đọc đã và đang được nhiều nước trên thếgiới, như Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, v.v… quan tâm thực hiện. Kết quả sơ bộtìm hiểu cho thấy, về mặt này, Liên bang Nga thể hiện nhiều nỗ lực, thu đượcnhững thành tựu đáng kể, đúc kết được những bài học kinh nghiệm quý báu,khả dĩ tham khảo.1. Quá trình hình thành và phát triển các hoạt động nghiên cứu việc đọcở Liên bang Nga (LB Nga)So với nhiều nước châu Âu thì ở LB Nga, sự hình thành các nhóm độc giảdiễn ra tương đối muộn. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, hoạtđộng nghiên cứu việc đọc ở đây lại bắt đầu sớm hơn nhiều nước châu Âu.Vấn đề đọc sách ở Nga đã được nghiên cứu từ đầu thế kỷ XIX, nghĩa là cùngmột lúc với sự hình thành nhóm độc giả chính ở nước này. Trong những nămđầu sau khi thành lập Thư viện Công cộng Hoàng gia, theo sáng kiến củaA.N. Olenhin, Giám đốc Thư viện, những nghiên cứu đầu tiên ở Nga về cáckhía cạnh xã hội học của việc đọc đã được tiến hành, và kết quả nghiên cứuđã được nêu rõ trong Báo cáo của Thư viện, năm 1817. Nhà thư mục họcNga, N.A. Rubakin nhận định: Thật kỳ lạ, tuy nhiên, hoạt động nghiên cứuviệc đọc bằng phương pháp thực nghiệm đã được bắt đầu trên đất nước Ngacủa chúng ta sớm hơn nhiều, so với nước ngoài.Đóng góp lớn nhất vào việc nghiên cứu độc giả ở Nga thế kỷ XIX là N.A.Rubakin (1862- 1946). Ông là một nhà thư mục học nổi tiếng, một nhà thưviện học, thư tịch học, xã hội học, một ký giả, một người truyền bá tri thứckhoa học, nhà tổ chức và là nhà lý luận về vấn đề tự học. Lần đầu tiên N.A.Rubakin đã thực hiện việc tập trung nghiên cứu độc giả theo một chươngtrình riêng. Trong công trình chủ yếu của ông: Những nghiên cứu về độc giảNga (1895), N.A. Rubakin đã nêu rõ đặc điểm việc đọc của những tầng lớpkhác nhau trong xã hội Nga, lần đầu tiên ông đã áp dụng quan điểm xã hộihọc vào việc phân tích vấn đề đọc sách, đã xem xét việc đọc trong mối quanhệ ràng buộc với hoàn cảnh sống và địa vị xã hội của người đọc.Đáng chú ý là những hoạt động nghiên cứu độc giả ở Nga trong giai đoạn kểtừ sau Cách mạng XHCN tháng Mười vĩ đại (1917) cho đến cuối những năm30 của thế kỷ XX. Đó là những năm tháng có nhiều thay đổi cơ bản trongtoàn bộ nếp sống của xã hội Nga, những năm tháng hình thành cơ sở của mộtNhà nước mới, Nhà nước Xô Viết. Về hoạt động nghiên cứu độc giả, yêu cầuchủ yếu trong giai đoạn này là nghiên cứu tác dụng của việc đọc đối với cánhân con người. Đọc được xem xét như là một công cụ để tác động vào thếgiới nội tâm của con người. Ưu tiên tiến hành các nghiên cứu khía cạnh tâmlý học của việc đọc.Từ cuối những năm 30 ...

Tài liệu được xem nhiều: