Nghiên cứu xác định độ che phủ thực vật tỉnh Đắk Lắk từ dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 593.57 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày nghiên cứu xác định độ che phủ thực vật tỉnh Đắk Lắk từ dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI. Kết quả cho thấy, độ che phủ thực vật FVC ở tỉnh Đắk Lắk giữa mùa khô và mùa mưa có sự khác biệt rõ ràng. Lớp phủ rừng ở Đắk Lắk chủ yếu là rừng khộp - kiểu rừng đặc trưng với cây họ Dầu lá rộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xác định độ che phủ thực vật tỉnh Đắk Lắk từ dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ VDoi: 10.15625/vap.2022.01650F 1 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐỘ CHE PHỦ THỰC VẬT TỈNH ĐẮK LẮK TỪ DỮ LIỆU ẢNH VỆ TINH LANDSAT 8 OLI Nguyễn Huy Anh1*, Nguyễn Thị Ánh Thu1, Nguyễn Trịnh Minh Anh2, Phạm Thị Thanh Mai1 1 Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, 236B Lê Văn Sỹ, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 2 Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Độ che phủ thực vật (Fractional Vegetation Cover - FVC) được hiểu là tỷ lệ diện tích thực vật chiếuxuống trên một đơn vị diện tích. Đắk Lắk là một tỉnh có diện tích lớn thứ 4 của Việt Nam nằm ở trung tâmvùng Tây Nguyên, với độ cao trung bình 400 – 800 m so với mặt nước biển. Tính đến năm 2021, tổng diệntích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh hơn 720.000 ha. Trong đó diện tích đất có rừng là 508.564 ha độ che phủđạt 39,3 %. Kết quả nghiên cứu sử dụng ảnh Landsat 8 OLI chụp vào 2 thời điểm là 08/10/2018 (đại diệnmùa khô) và 16/02/2020 (đại diện mùa mưa). Trên cơ sở chỉ số khác biệt thực vật (NDVI) ứng dụng mô hìnhphân giải pixel hỗn hợp tuyến tính xác định độ che phủ thực vật. Kết quả cho thấy, độ che phủ thực vật FVCở tỉnh Đắk Lắk giữa mùa khô và mùa mưa có sự khác biệt rõ ràng. Lớp phủ rừng ở Đắk Lắk chủ yếu là rừngkhộp - kiểu rừng đặc trưng với cây họ Dầu lá rộng. Vào mùa khô rừng khộp rụng lá chính vì vậy độ che phủthực vật (FVC) thấp. Từ khóa: NDVI, độ che phủ thực vật, ảnh Landsat 8 OLI, khu vực tỉnh Đắk Lắk. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Độ che phủ thực vật (Fractional Vegetation Cover - FVC) được hiểu là tỷ lệ diện tích thực vật(bao gồm lá, cành và thân cây) chiếu xuống trên một đơn vị diện tích [1]. Độ che phủ thực vật FVClà thông số quan trọng thể hiện mức độ che phủ thực vật trên bề mặt Trái đất. FVC có ý nghĩa quantrọng trong nghiên cứu môi trường sinh thái như: nghiên cứu quy luật phân bố và các yếu tố ảnhhưởng đến sự phân bố của thảm thực vật trên bề mặt Trái đất, phân tích đánh giá môi trường sinhthái, giám sát sự biến động lớp phủ thực vật một cách chính xác và kịp thời, phân tích xu thế pháttriển của thảm thực vật đối với việc bảo vệ cân bằng sinh thái [2]. Đối với đô thị, thảm thực vật làyếu tố quan trọng nhất của hệ thống môi trường sinh thái, có tác dụng to lớn đối với việc bảo vệmôi trường sinh thái đô thị, như là: làm suy giảm một cách hiệu quả “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” vàcải thiện vi khí hậu [3]. Hiện nay, hai phương pháp chủ yếu để xác định độ che phủ thực vật là đo đạc ngoài thực địavà phương pháp viễn thám [4]. Đo đạc ngoài thực địa là phương pháp truyền thống bao gồmphương pháp ước lượng bằng mắt, phương pháp lấy mẫu và phương pháp sử dụng các thiết bị đochuyên dụng với các chế độ đo khác nhau [5]. Ngày nay, công nghệ viễn thám ngày càng được ứngdụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực từ khí tượng, thủy văn, địa chất, môi trường chođến nông – lâm – ngư nghiệp,… trong đó có theo dõi độ che phủ thực vật với độ chính xác khá cao,từ đó có thể giúp các nhà quản lý có thêm nguồn tư liệu để giám sát mức độ che phủ thực vật.* Tác giả liên hệ, địa chỉ email: huyanhgis@gmail.com 111Nguyễn Huy Anh, Nguyễn Thị Ánh Thu, Nguyễn Trịnh Minh Anh, Phạm Thị Thanh Mai Trên thế giới, hiện nay chủ yếu sử dụng ba phương pháp cơ bản xác định độ che phủ thực vậttừ tư liệu ảnh vệ tinh gồm có mô hình hồi quy, phương pháp chỉ số thực vật (Vegetation Index) vàphân tích lẫn phổ tuyến tính đa đối tượng thuần (multi-endmember linearspectral mixture analysis -SMA) [6, 7, 8] ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính trong tính toán FVC thông qua xác định mốiquan hệ tuyến tính giữa (Normalized Difference Vegetation Index) NDVI với một hoặc nhiều kênhảnh phát hiện NDVI và GreenNDVI có mối quan hệ phi tuyến tính với FVC của lúa mạch [9, 10]. Đắk Lắk là một tỉnh có diện tích lớn thứ 4 của Việt Nam nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên,với độ cao trung bình 400 – 800 m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độcao 2.444 m so với mực nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk. Ngày nay, dosự gia tăng dân số, sự phát triển của các đô thị, sự tăng trưởng kinh tế - xã hội và một số vấn đềkhác đã và đang tác động rất lớn tới rừng, đặc biệt đối với một tỉnh đang có nhiều sự thay đổi lớnvề kinh tế cũng như những hoạt động khác trong kinh doanh của tỉnh Đắk Lắk. Tính đến năm 2021diện tích đất có rừng của tỉnh Đắk Lắk là 508.564 ha, trong đó, rừng tự nhiên 437.734 ha và rừngtrồng 70.829 ha. Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng là 238.461,6ha; ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xác định độ che phủ thực vật tỉnh Đắk Lắk từ dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ VDoi: 10.15625/vap.2022.01650F 1 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐỘ CHE PHỦ THỰC VẬT TỈNH ĐẮK LẮK TỪ DỮ LIỆU ẢNH VỆ TINH LANDSAT 8 OLI Nguyễn Huy Anh1*, Nguyễn Thị Ánh Thu1, Nguyễn Trịnh Minh Anh2, Phạm Thị Thanh Mai1 1 Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, 236B Lê Văn Sỹ, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 2 Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Độ che phủ thực vật (Fractional Vegetation Cover - FVC) được hiểu là tỷ lệ diện tích thực vật chiếuxuống trên một đơn vị diện tích. Đắk Lắk là một tỉnh có diện tích lớn thứ 4 của Việt Nam nằm ở trung tâmvùng Tây Nguyên, với độ cao trung bình 400 – 800 m so với mặt nước biển. Tính đến năm 2021, tổng diệntích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh hơn 720.000 ha. Trong đó diện tích đất có rừng là 508.564 ha độ che phủđạt 39,3 %. Kết quả nghiên cứu sử dụng ảnh Landsat 8 OLI chụp vào 2 thời điểm là 08/10/2018 (đại diệnmùa khô) và 16/02/2020 (đại diện mùa mưa). Trên cơ sở chỉ số khác biệt thực vật (NDVI) ứng dụng mô hìnhphân giải pixel hỗn hợp tuyến tính xác định độ che phủ thực vật. Kết quả cho thấy, độ che phủ thực vật FVCở tỉnh Đắk Lắk giữa mùa khô và mùa mưa có sự khác biệt rõ ràng. Lớp phủ rừng ở Đắk Lắk chủ yếu là rừngkhộp - kiểu rừng đặc trưng với cây họ Dầu lá rộng. Vào mùa khô rừng khộp rụng lá chính vì vậy độ che phủthực vật (FVC) thấp. Từ khóa: NDVI, độ che phủ thực vật, ảnh Landsat 8 OLI, khu vực tỉnh Đắk Lắk. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Độ che phủ thực vật (Fractional Vegetation Cover - FVC) được hiểu là tỷ lệ diện tích thực vật(bao gồm lá, cành và thân cây) chiếu xuống trên một đơn vị diện tích [1]. Độ che phủ thực vật FVClà thông số quan trọng thể hiện mức độ che phủ thực vật trên bề mặt Trái đất. FVC có ý nghĩa quantrọng trong nghiên cứu môi trường sinh thái như: nghiên cứu quy luật phân bố và các yếu tố ảnhhưởng đến sự phân bố của thảm thực vật trên bề mặt Trái đất, phân tích đánh giá môi trường sinhthái, giám sát sự biến động lớp phủ thực vật một cách chính xác và kịp thời, phân tích xu thế pháttriển của thảm thực vật đối với việc bảo vệ cân bằng sinh thái [2]. Đối với đô thị, thảm thực vật làyếu tố quan trọng nhất của hệ thống môi trường sinh thái, có tác dụng to lớn đối với việc bảo vệmôi trường sinh thái đô thị, như là: làm suy giảm một cách hiệu quả “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” vàcải thiện vi khí hậu [3]. Hiện nay, hai phương pháp chủ yếu để xác định độ che phủ thực vật là đo đạc ngoài thực địavà phương pháp viễn thám [4]. Đo đạc ngoài thực địa là phương pháp truyền thống bao gồmphương pháp ước lượng bằng mắt, phương pháp lấy mẫu và phương pháp sử dụng các thiết bị đochuyên dụng với các chế độ đo khác nhau [5]. Ngày nay, công nghệ viễn thám ngày càng được ứngdụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực từ khí tượng, thủy văn, địa chất, môi trường chođến nông – lâm – ngư nghiệp,… trong đó có theo dõi độ che phủ thực vật với độ chính xác khá cao,từ đó có thể giúp các nhà quản lý có thêm nguồn tư liệu để giám sát mức độ che phủ thực vật.* Tác giả liên hệ, địa chỉ email: huyanhgis@gmail.com 111Nguyễn Huy Anh, Nguyễn Thị Ánh Thu, Nguyễn Trịnh Minh Anh, Phạm Thị Thanh Mai Trên thế giới, hiện nay chủ yếu sử dụng ba phương pháp cơ bản xác định độ che phủ thực vậttừ tư liệu ảnh vệ tinh gồm có mô hình hồi quy, phương pháp chỉ số thực vật (Vegetation Index) vàphân tích lẫn phổ tuyến tính đa đối tượng thuần (multi-endmember linearspectral mixture analysis -SMA) [6, 7, 8] ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính trong tính toán FVC thông qua xác định mốiquan hệ tuyến tính giữa (Normalized Difference Vegetation Index) NDVI với một hoặc nhiều kênhảnh phát hiện NDVI và GreenNDVI có mối quan hệ phi tuyến tính với FVC của lúa mạch [9, 10]. Đắk Lắk là một tỉnh có diện tích lớn thứ 4 của Việt Nam nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên,với độ cao trung bình 400 – 800 m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độcao 2.444 m so với mực nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk. Ngày nay, dosự gia tăng dân số, sự phát triển của các đô thị, sự tăng trưởng kinh tế - xã hội và một số vấn đềkhác đã và đang tác động rất lớn tới rừng, đặc biệt đối với một tỉnh đang có nhiều sự thay đổi lớnvề kinh tế cũng như những hoạt động khác trong kinh doanh của tỉnh Đắk Lắk. Tính đến năm 2021diện tích đất có rừng của tỉnh Đắk Lắk là 508.564 ha, trong đó, rừng tự nhiên 437.734 ha và rừngtrồng 70.829 ha. Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng là 238.461,6ha; ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Độ che phủ thực vật Ảnh Landsat 8 OLI Cây họ Dầu lá rộng Đo đạc ngoài thực địa Phương pháp viễn thám Phát triển rừng nguyên liệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hiện trạng và nguyên nhân biến động sử dụng đất của tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997–2017
19 trang 210 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Quy hoạch môi trường
5 trang 28 0 0 -
89 trang 23 0 0
-
13 trang 18 0 0
-
Hệ thống hồ ở thành nội Huế và khả năng giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị
10 trang 16 0 0 -
7 trang 15 0 0
-
10 trang 15 0 0
-
20 trang 15 0 0
-
92 trang 14 0 0
-
Đánh giá tiềm năng sử dụng phương pháp viễn thám trong nghiên cứu thành lập bản đồ rạn san hô
7 trang 12 0 0