Nghiên cứu xác định độ ồn của xe ô tô con khi chuyển động trên đường bê tông nhựa
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 428.28 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Nghiên cứu xác định độ ồn của xe ô tô con khi chuyển động trên đường bê tông nhựa trình bày những kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả điều tra khảo sát, đo đạc tiếng ồn của xe ô tô con chuyển động ở các vận tốc khác nhau, nghiên cứu đã xây dựng được phương trình quan hệ giữa độ ồn và vận tốc của xe ô tô con (xe Ford Ecosport) khi chuyển động trên đường bê tông nhựa là L = 48,42 + 11,73.log (V).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xác định độ ồn của xe ô tô con khi chuyển động trên đường bê tông nhựa NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐỘ ỒN CỦA XE Ô TÔ CON KHI CHUYỂN ĐỘNG TRÊN ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA Ngô Quang Dự Trường Đại học Giao thông vận tải Tóm tắt Tiếng ồn do hoạt động của phương tiện vận tải đường bộ là một trong những vấn đề môi trường cần được kiểm soát. Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả điều tra khảo sát, đo đạc tiếng ồn của xe ô tô con chuyển động ở các vận tốc khác nhau, nghiên cứu đã xây dựng được phương trình quan hệ giữa độ ồn và vận tốc của xe ô tô con (xe Ford Ecosport) khi chuyển động trên đường bê tông nhựa là L = 48,42 + 11,73.log (V). Từ khóa: Tiếng ồn giao thông; Giao thông đường bộ. Abstract The research aims to determine the noise level of cars which move on asphalt roads Road traffic noise is one of environmental problems that needs to be controlled. This paper presents the results of based on the result of noise measurement at different speeds, the research has established the correlation equation between noise levels and cars speed (vehicle of Ford Ecosport): L = 48,42 + 11,73.log (V). Keywords: Traffic noise; Road traffic. 1. Đặt vấn đề Tiếng ồn từ giao thông đường bộ là một trong những vấn đề môi trường giao thông cần được kiểm soát. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các dòng phương tiện vận tải (PTVT) lưu thông trên tuyến đường. Để xác định chính xác độ ồn chung của cả dòng xe thì phải xác định được độ ồn gây ra bởi một phương tiện khi chuyển động và từng loại dòng PTVT phù hợp với điều kiện về cơ sở hạ tầng, điều kiện khí hậu khác của khu vực nghiên cứu và những yếu tố có liên quan đến phương tiện vận tải (thường tiếng ồn của các dòng PTVT sẽ được phân thành các dòng phương tiện xe con, xe trung bình và xe lớn) [2, 4, 7]. Tiếng ồn do hoạt động của PTVT được hình thành từ nhiều nguồn, bao gồm [7]: (i) Tiếng ồn từ động cơ; (ii) Tiếng ồn từ hệ thống truyền lực; (iii) Tiếng ồn do ma sát của bánh xe và mặt đường; (iv) Tiếng ồn gây ra do lực cản không khí (gió); (v) Tiếng ồn do rung động của thân vỏ; (vi) Tiếng ồn do va chạm các kết cấu (như đóng cửa xe); (vii) Tiếng ồn khi phanh xe (vii); Tiếng ồn khi sử dụng còi xe. Tiếng ồn của phương tiện khi chuyển động còn phụ thuộc vào tải trọng, vật liệu và kết cấu mặt đường, độ nhẵn, độ phẳng và độ dốc của mặt đường [4, 7]. Cơ chế lan truyền tiếng ồn của ô tô khi chuyển động được trình bày trên Hình 1. Để tính toán, dự báo được mức ô nhiễm tiếng ồn phát sinh từ dòng PTVT trên đường, cần xác định được các yếu tố gây ồn trên. Tuy nhiên, khi xác định tiếng ồn do sự chuyển động của phương tiện vận tải trên đường sẽ rất khó để tách các yếu tố trên, do vậy, cần phải có thực nghiệm để xác định được công thức tính mức ồn đó cho từng loại PTVT, tức là, tìm được các hệ số mà nó sẽ phản ánh cho các yếu tố gây ồn trên. Bài báo này sẽ trình bày nghiên cứu xác định công thức thực nghiệm tính mức ồn cho xe ô tô con khi chuyển động trên đường bê tông nhựa ở khu vực Hà Nội [4, 7]. 302 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Truyền bởi rung động. Truyền bởi không khí. Hình 1: Cơ chế lan truyền rung động và tiếng ồn của ô tô khi chuyển động 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Quy trình dự báo, xác định mức ồn của các dòng PTVT trong giao thông đường bộ được thực hiện theo các bước như sau (Hình 2) [5]. Hình 2: Các bước xác định mức ồn tương đương cho dòng phương tiện vận tải Ở bước 2, trong dự báo mức ồn do hoạt động của dòng PTVT trên đường bộ thì các yếu tố liên quan đến vận tốc dòng phương tiện, cấp đường, chất lượng mặt đường,… là rất khác nhau và ảnh hưởng đến việc phát sinh tiếng ồn của dòng PTVT. Để xác định được mức ồn tương đương của một PTVT chuyển động trên tuyến đường, người ta thường sử dụng công thức thực nghiệm như sau [4, 7, 8]: L = A + B.log (V). Trong đó: L: Tiếng ồn tương đương của phương tiện. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 303 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững A: Hệ số phụ thuộc vào loại đường, loại phương tiện và chất lượng mặt đường. B: Hệ số kể đến các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ chuyển động. V: Vận tốc của phương tiện (km/h). Như vậy, với mỗi loại PTVT ở các điều kiện khác nhau thì sẽ có hệ số A, B khác nhau. 2.2. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu sử dụng 01 xe ô tô thực nghiệm có các thông số kỹ thuật như sau: + Loại xe: Ô tô con nhãn hiệu Ford Ecosport, biển kiểm soát 29A - 022.06. + Chủ sở hữu: Trung tâm Khoa học công nghệ môi trường giao thông, Trường Đại học Giao thông vận tải. + Số khung: RL05TSBAMGDR08283. + Số động cơ: UEJA 08283. + Thể tích làm việc của động cơ: 1.498 cm3. + Công suất cực đại (PS/vòng/phút): 123/6.500 hoặc 90,5 kW/6.500. + Khối lượng bản thân: 1.275 kg. + Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông: 1.690 kg. + Nhiên liệu sử dụng: Xăng. + Xe được kiểm định chất lượng xuất xưởng và được đăng ký lưu hành ngày 21/07/2016. + Xe được kiểm tra bảo dưỡng đạt tiêu chuẩn lưu hành trước khi tiến hành thí nghiệm. Hình 3: Giấy tờ pháp lý và hình ảnh xe thí nghiệm đo tiếng ồn - Loại đường: Thí nghiệm trên đoạn đường bê tông nhựa, đoạn nghiên cứu được xem như là thẳng, nhẵn, không có độ dốc. Độ dài của đoạn đường thử nghiệm đủ dài (khoảng 500 - 600 m) để phương tiện chuyển động ổn định ở các vận tốc thí nghiệm trong khu vực đặt má ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xác định độ ồn của xe ô tô con khi chuyển động trên đường bê tông nhựa NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐỘ ỒN CỦA XE Ô TÔ CON KHI CHUYỂN ĐỘNG TRÊN ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA Ngô Quang Dự Trường Đại học Giao thông vận tải Tóm tắt Tiếng ồn do hoạt động của phương tiện vận tải đường bộ là một trong những vấn đề môi trường cần được kiểm soát. Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả điều tra khảo sát, đo đạc tiếng ồn của xe ô tô con chuyển động ở các vận tốc khác nhau, nghiên cứu đã xây dựng được phương trình quan hệ giữa độ ồn và vận tốc của xe ô tô con (xe Ford Ecosport) khi chuyển động trên đường bê tông nhựa là L = 48,42 + 11,73.log (V). Từ khóa: Tiếng ồn giao thông; Giao thông đường bộ. Abstract The research aims to determine the noise level of cars which move on asphalt roads Road traffic noise is one of environmental problems that needs to be controlled. This paper presents the results of based on the result of noise measurement at different speeds, the research has established the correlation equation between noise levels and cars speed (vehicle of Ford Ecosport): L = 48,42 + 11,73.log (V). Keywords: Traffic noise; Road traffic. 1. Đặt vấn đề Tiếng ồn từ giao thông đường bộ là một trong những vấn đề môi trường giao thông cần được kiểm soát. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các dòng phương tiện vận tải (PTVT) lưu thông trên tuyến đường. Để xác định chính xác độ ồn chung của cả dòng xe thì phải xác định được độ ồn gây ra bởi một phương tiện khi chuyển động và từng loại dòng PTVT phù hợp với điều kiện về cơ sở hạ tầng, điều kiện khí hậu khác của khu vực nghiên cứu và những yếu tố có liên quan đến phương tiện vận tải (thường tiếng ồn của các dòng PTVT sẽ được phân thành các dòng phương tiện xe con, xe trung bình và xe lớn) [2, 4, 7]. Tiếng ồn do hoạt động của PTVT được hình thành từ nhiều nguồn, bao gồm [7]: (i) Tiếng ồn từ động cơ; (ii) Tiếng ồn từ hệ thống truyền lực; (iii) Tiếng ồn do ma sát của bánh xe và mặt đường; (iv) Tiếng ồn gây ra do lực cản không khí (gió); (v) Tiếng ồn do rung động của thân vỏ; (vi) Tiếng ồn do va chạm các kết cấu (như đóng cửa xe); (vii) Tiếng ồn khi phanh xe (vii); Tiếng ồn khi sử dụng còi xe. Tiếng ồn của phương tiện khi chuyển động còn phụ thuộc vào tải trọng, vật liệu và kết cấu mặt đường, độ nhẵn, độ phẳng và độ dốc của mặt đường [4, 7]. Cơ chế lan truyền tiếng ồn của ô tô khi chuyển động được trình bày trên Hình 1. Để tính toán, dự báo được mức ô nhiễm tiếng ồn phát sinh từ dòng PTVT trên đường, cần xác định được các yếu tố gây ồn trên. Tuy nhiên, khi xác định tiếng ồn do sự chuyển động của phương tiện vận tải trên đường sẽ rất khó để tách các yếu tố trên, do vậy, cần phải có thực nghiệm để xác định được công thức tính mức ồn đó cho từng loại PTVT, tức là, tìm được các hệ số mà nó sẽ phản ánh cho các yếu tố gây ồn trên. Bài báo này sẽ trình bày nghiên cứu xác định công thức thực nghiệm tính mức ồn cho xe ô tô con khi chuyển động trên đường bê tông nhựa ở khu vực Hà Nội [4, 7]. 302 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Truyền bởi rung động. Truyền bởi không khí. Hình 1: Cơ chế lan truyền rung động và tiếng ồn của ô tô khi chuyển động 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Quy trình dự báo, xác định mức ồn của các dòng PTVT trong giao thông đường bộ được thực hiện theo các bước như sau (Hình 2) [5]. Hình 2: Các bước xác định mức ồn tương đương cho dòng phương tiện vận tải Ở bước 2, trong dự báo mức ồn do hoạt động của dòng PTVT trên đường bộ thì các yếu tố liên quan đến vận tốc dòng phương tiện, cấp đường, chất lượng mặt đường,… là rất khác nhau và ảnh hưởng đến việc phát sinh tiếng ồn của dòng PTVT. Để xác định được mức ồn tương đương của một PTVT chuyển động trên tuyến đường, người ta thường sử dụng công thức thực nghiệm như sau [4, 7, 8]: L = A + B.log (V). Trong đó: L: Tiếng ồn tương đương của phương tiện. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 303 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững A: Hệ số phụ thuộc vào loại đường, loại phương tiện và chất lượng mặt đường. B: Hệ số kể đến các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ chuyển động. V: Vận tốc của phương tiện (km/h). Như vậy, với mỗi loại PTVT ở các điều kiện khác nhau thì sẽ có hệ số A, B khác nhau. 2.2. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu sử dụng 01 xe ô tô thực nghiệm có các thông số kỹ thuật như sau: + Loại xe: Ô tô con nhãn hiệu Ford Ecosport, biển kiểm soát 29A - 022.06. + Chủ sở hữu: Trung tâm Khoa học công nghệ môi trường giao thông, Trường Đại học Giao thông vận tải. + Số khung: RL05TSBAMGDR08283. + Số động cơ: UEJA 08283. + Thể tích làm việc của động cơ: 1.498 cm3. + Công suất cực đại (PS/vòng/phút): 123/6.500 hoặc 90,5 kW/6.500. + Khối lượng bản thân: 1.275 kg. + Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông: 1.690 kg. + Nhiên liệu sử dụng: Xăng. + Xe được kiểm định chất lượng xuất xưởng và được đăng ký lưu hành ngày 21/07/2016. + Xe được kiểm tra bảo dưỡng đạt tiêu chuẩn lưu hành trước khi tiến hành thí nghiệm. Hình 3: Giấy tờ pháp lý và hình ảnh xe thí nghiệm đo tiếng ồn - Loại đường: Thí nghiệm trên đoạn đường bê tông nhựa, đoạn nghiên cứu được xem như là thẳng, nhẵn, không có độ dốc. Độ dài của đoạn đường thử nghiệm đủ dài (khoảng 500 - 600 m) để phương tiện chuyển động ổn định ở các vận tốc thí nghiệm trong khu vực đặt má ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiếng ồn giao thông Tiếng ồn từ giao thông đường bộ Giao thông đường bộ Đường bê tông nhựa Phương tiện vận tải đường bộGợi ý tài liệu liên quan:
-
42 trang 380 7 0
-
Nghị định số 107/2012/NĐ-CP
9 trang 330 0 0 -
48 trang 249 7 0
-
Tiểu luận: Giao thông đường bộ Hà Nội thực trạng và giải pháp
13 trang 194 0 0 -
TIỂU LUẬN TRIẾT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
9 trang 152 0 0 -
Quyết định số 143/QĐ-BCĐGTVT
3 trang 131 0 0 -
Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND
6 trang 129 0 0 -
Quyết định số 65/2012/QĐ-UBND
5 trang 123 0 0 -
2 trang 121 0 0
-
Quyết định số 2640/QĐ-BGTVT
3 trang 121 0 0