Danh mục

Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa protein và axít amin hồi tràng biểu kiến trên lợn của một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.05 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được tiến hành trên 104 lợn đực thiến giống Yorkshire x Landrace có khối lượng 32 đến 3 kg. Thiết kế theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, chia làm nhiều đợt thí nghiệm, thời gian cho 1 đợt là 14 ngày. Mẫu dưỡng chấp được lấy vào ngày thứ 14 sau khi cho ăn 9 giờ, lợn đã được giết và dịch hồi tràng được thu thập ngay lập tức ở 20.cm của đoạn cuối hồi tràng. Kết quả cho thấy các loại nguyên liệu cung cấp năng lượng có chất lượng tốt và tỷ lệ xơ thấp sẽ có tỷ lệ tiêu hóa protein và axít amin cao hơn nguyên liệu có chất lượng kém và tỷ lệ xơ cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa protein và axít amin hồi tràng biểu kiến trên lợn của một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA PROTEIN VÀ AXÍT AMIN HỒI TRÀNG BIỂU KIẾN TRÊN LỢN CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM Nguyễn Văn Phú1, Lã Văn Kính1, Đoàn Vĩnh1 TÓM TẮT Hiện nay ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu tiêu hóa hồi tràng trên lợn còn tương đối ít và còn hạn chế trên một số ít nguyên liệu. Những kết quả đã đạt được chưa thể đáp ứng yêu cầu xây dựng khẩu phần ăn cho lợn dựa trên các chất dinh dưỡng tiêu hóa của rất nhiều loại nguyên liệu hiện nay. Nghiên cứu được tiến hành trên 104 lợn đực thiến giống Yorkshire x Landrace có khối lượng 32  3 kg. Thiết kế theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, chia làm nhiều đợt thí nghiệm, thời gian cho 1 đợt là 14 ngày. Mẫu dưỡng chấp được lấy vào ngày thứ 14 sau khi cho ăn 9 giờ, lợn đã được giết và dịch hồi tràng được thu thập ngay lập tức ở 20 cm của đoạn cuối hồi tràng. Kết quả cho thấy các loại nguyên liệu cung cấp năng lượng có chất lượng tốt và tỷ lệ xơ thấp sẽ có tỷ lệ tiêu hóa protein và axít amin cao hơn nguyên liệu có chất lượng kém và tỷ lệ xơ cao. Các loại nguyên liệu cung cấp protein có nguồn gốc động vật và có hàm lượng protein cao sẽ có kết quả tiêu hóa protein và axít amin cao hơn các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và hàm lượng protein thấp. Trong cùng loại nguyên liệu nhưng cách chế biến khác nhau sẽ có kết quả tiêu hóa khác nhau. Tỷ lệ tiêu hóa các axít amin thiết yếu hồi tràng biểu kiến của nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng tương đương với nhóm nguyên liệu cung cấp protein nhưng thấp hơn về tỷ lệ tiêu hóa protein. Từ khóa: Axít amin, protein, lợn, tiêu hóa hồi tràng biểu kiến. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 10 McDonald và đồng tác giả (2002) thông báo rằng lập khẩu phần thức ăn dựa vào tỷ lệ tiêu hoá các axít amin qua hồi tràng có tương quan chặt chẽ với tăng khối lượng của lợn hơn là tiêu hoá toàn phần (r2 = 0,76 so với r2 = 0,3). Ở Việt Nam, nghiên cứu về tiêu hóa hồi tràng trên lợn còn ít và mới chỉ thực hiện từ những năm gần đây. Phương pháp đặt ống dò trường diễn sau van hồi-manh tràng (PVTC) đã được giới thiệu vào những năm 1999-2000 (Lê Văn Thọ, 2000; Ngoan và Lindberg, 2001; Phuc và Lindberg, 2001). Các nghiên cứu tập trung xác định tỷ lệ tiêu hoá biểu kiến protein và axít amin thiết yếu qua hồi tràng trên một số nguyên liệu cơ bản như: đậu tương ép đùn, đậu tương rang, khô dầu đậu tương Argentina và khô dầu đậu tương Ấn Độ (Lê Văn Thọ, 2000); khô dầu cao su, khô dầu dừa, lá sắn phơi khô, lá sắn ủ chua, dây lạc và lá bình linh (Phuc, 2000); bột cá, bột đầu tôm tươi, bột đầu tôm ủ chua (Ngoan và Lindberg, 2001); bắp, tấm, cám gạo, cám mỳ, sắn, cá sấy 60% protein, khô dầu đậu tương các loại (Lã Văn Kính và đồng tác giả, 2002); ngô vàng đồng bằng sông Hồng, 1 cám gạo tẻ, tấm gạo tẻ, sắn lát khô cả vỏ, bột cá nhạt 65% protein thô, khô dầu đỗ tương Ấn độ cả vỏ (Ninh Thị Len và đồng tác giả, 2010). Để nghiên cứu về tiêu hóa ngoài phương pháp đặt ống dò van hồi manh tràng, hiện nay các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp giết mổ (Donkoh và đồng tác giả, 1994; Nyachoti và đồng tác giả, 1997a; Rutherfurd và Moughan, 2003). Ưu điểm của phương pháp này là: thu dịch dễ dàng và đầy đủ, có thể đánh giá được khả năng tiêu hóa hấp thu ở từng phần trong toàn bộ đường tiêu hóa của lợn; dễ thực hiện, không cần phẫu thuật, chuyên gia phẫu thuật và sử dụng cannula (ống thông dò); không có rủi ro; không gây ảnh hưởng đến sinh lý của lợn nên kết quả sẽ có độ tin cậy cao hơn. Những kết qủa nghiên cứu ban đầu rất đáng khích lệ, tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ thực hiện trên một số ít nguyên liệu. Theo Viện Chăn nuôi (2001), nước ta có hơn 1.000 loại nguyên liệu làm thức ăn cho lợn. Do đó, nghiên cứu xây dựng một cơ sở dữ liệu về tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng và axít amin của các lọai nguyên liệu thức ăn cho lợn là cần thiết để đánh giá một cách chính xác giá trị dinh dưỡng thức ăn và đồng thời đáp ứng Phân viện Chăn nuôi Nam bộ - Viện Chăn Nuôi N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - kú 2 - Th¸ng 9/2014 73 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ những yêu cầu ngày càng cao của các nhà chăn nuôi trong công việc lập khẩu phần tối ưu cho lợn. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thí nghiệm đã được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi heo Bình Thắng và phòng phân tích Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam (nay là Phân viện Chăn nuôi Nam bộ) từ tháng 11/2011 đến 5/2012. 2.1. Gia súc và thức ăn thí nghiệm Gia súc thí nghiệm là 104 lợn đực thiến giống Yorkshire x Landrace trong giai đọan sinh trưởng có khối lượng ban đầu 32 ± 3 kg. Thức ăn thí nghiệm là 25 loại nguyên liệu thường dùng trong thức ăn cho lợn. 2.2. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 26 nghiệm thức (khẩu phần) và 4 lần lặp. Do quy mô lớn nên thí nghiệm chia làm nhiều đợt, thời gian cho 1 đợt là 14 ngày, tổng thời gian thí nghiệm là 70 ngày. Lợn đã được nuôi cá thể trên cũi tiêu hóa chuyên biệt với kích thước 1,6 m x 0,5 m x 0,4 m và có thể điều chỉnh các chiều cho phù hợp với chiều cao lợn thí nghiệm theo từng giai đoạn. Cũi được bố trí máng ăn, núm uống. Cũi tiêu hóa được bố trí trong dãy chuồng kiểu thông thoáng tự nhiên, nhiệt độ chuồng trong thời gian thí nghiệm được ghi nhận hàng ngày. 2.3. Khẩu phần và nuôi dưỡng Khẩu phần cơ sở (KPCS): Tinh bột ngô: 74,64%; Cazein: 0,8%; DCP: 3,75%; Muối: 0,51%; Premix khoáng vitamin: 0,3%. Khẩu phần được cân đối khóang, vitamin theo nhu cầu, tỷ lệ protein thô 18% (theo NRC, 1998). tỷ lệ 1,5%. Cách cho ăn: Lợn được cho ăn 2 lần/ngày vào các thời điểm 8:00 và 15:00 h, chế độ ăn bằng 90% so với lượng cho ăn tự do. Thức ăn được trộn đều với nước theo tỷ lệ 1:1. Nước uống được cung cấp tự do bằng nguồn nước giếng khoan với núm uống tự động. 2.4. Lấy mẫu dưỡng chấp Thu dưỡng chấp tiêu hóa: Mẫu dưỡng chấp được lấy theo phương pháp của Donkoh và đồng tác giả (1994), Nyachoti v ...

Tài liệu được xem nhiều: