Bài báo giới thiệu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật dùng để phân tích, lựa chọn mẫu tàu cao tốc có tính năng tốt, bao gồm (i) Tiêu chuẩn về tính năng thủy động lực học: hệ số chất lượng thủy động K, góc nghiêng hông β, hoành độ trọng tâm theo chiều dọc tàu , hệ số tải trọng tĩnh CT , chiều dài tương đối λ, góc tấn của tàu khi lướt α và (ii) Tiêu chuẩn về tính năng hàng hải gồm ổn định khi lướt và ổn định ngang. Kết quả nghiên cứu cũng đã so sánh và lựa chọn được các mẫu tàu du lịch cao tốc có tính năng tốt nhằm phục vụ việc thiết kế một số mẫu tàu du lịch mang nét văn hóa của tỉnh Khánh Hòa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật để lựa chọn các mẫu tàu du lịch cao tốc có tính năng tốt
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
Số 2/2016
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ĐỂ LỰA CHỌN
CÁC MẪU TÀU DU LỊCH CAO TỐC CÓ TÍNH NĂNG TỐT
RESEARCHING OF BUILDING THE TECHNICAL STANDARDS FOR SELECTION
THE MODEL OF HIGH SPEED CRAFTS WITH GOOD NAUTICAL FEATURES
Trần Gia Thái1
Ngày nhận bài: 10/9/2015; Ngày phản biện thông qua: 13/01/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016
TÓM TẮT
Bài báo giới thiệu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật dùng để phân tích, lựa chọn mẫu tàu cao tốc
có tính năng tốt, bao gồm (i) Tiêu chuẩn về tính năng thủy động lực học: hệ số chất lượng thủy động K, góc
nghiêng hông β, hoành độ trọng tâm theo chiều dọc tàu
, hệ số tải trọng tĩnh CT, chiều dài tương đối λ, góc
tấn của tàu khi lướt α và (ii) Tiêu chuẩn về tính năng hàng hải gồm ổn định khi lướt và ổn định ngang. Kết quả
nghiên cứu cũng đã so sánh và lựa chọn được các mẫu tàu du lịch cao tốc có tính năng tốt nhằm phục vụ việc
thiết kế một số mẫu tàu du lịch mang nét văn hóa của tỉnh Khánh Hòa.
Từ khóa: tàu du lịch cao tốc, tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc trưng văn hóa của Khánh Hòa
ABSTRACT
This paper presents the researching result of building the technical standards that been used to analyze
and select the high speed crafts with good nautical features. These standards include (i) standards of
hydrodynamic: hydrodynamic qualitative coefficient K, dead rise β, longitudinal centre of gravity
, statical
load coefficient CT, longitudinal length λ, surfing attack angle α, (ii) standard of nautical features: surfing and
transversal stability. From this researching result, we compared and selected the models of high speed craft to
design the cruising boats with the culture characteristics of Khanh Hoa province.
Keywords: high speed craft, technical standard, culture characteristics of Khanh Hoa province
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiết kế tàu du lịch nói chung và tàu du lịch
cao tốc nói riêng là vấn đề không đơn giản,
vì có liên quan nhiều yếu tố phức tạp về tính
năng như ổn định, tốc độ, quay trở, lắc và khả
năng chống ồn, chống rung… Khác với nhóm
tàu làm việc dựa trên cơ sở nguyên lý lực nổi
Archimede thông thường đã biết, tàu cao
tốc thuộc nhóm làm việc theo nguyên lý
1
Khoa Kỹ thuật giao thông – Trường Đại học Nha Trang
76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
thủy động lực học (hydrodynamic support), do
đó về mặt phương pháp, các công trình nghiên
cứu ở lĩnh vực này chủ yếu dựa trên cơ sở của
lý thuyết chung về thiết kế tàu, kết hợp với lý
thuyết thủy động lực học và kết quả thử mô
hình tàu trong bể thử để tính toán, thiết kế mẫu
tàu chuẩn. Vì thế mà ở hầu hết các nước không
có điều kiện thử nghiệm như nước ta hiện nay,
thiết kế mẫu tàu du lịch cao tốc thường bắt đầu
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
Số 2/2016
từ việc phân tích, lựa chọn các mẫu tàu có sẵn
và dựa trên cơ sở đó mới tiến hành các bước
thiết kế tiếp theo về kết cấu, bố trí, ngoại hình,
tính năng... để định hình mẫu phù hợp yêu cầu
đặt ra. Tuy nhiên thực tế khảo sát cho thấy,
ở nước ta hiện đang có khá nhiều mẫu tàu
du lịch cao tốc khác nhau, do đó vấn đề đặt ra
là cần có tiêu chuẩn đánh giá được mẫu tàu
cao tốc có tính năng tốt và phù hợp yêu cầu
của khách hàng nhằm giúp các doanh nghiệp
lựa chọn định hướng phát triển dài hạn sản
phẩm của mình.
Do hiện nay chưa thấy có một tài liệu kỹ thuật
nào trình bày phương pháp định lượng để
đánh giá chất lượng kỹ thuật của các tàu cao
tốc nên bài báo trình bày phương pháp dưới
đây xem như phương pháp tham chiếu. Với
cách đặt vấn đề như thế, trong bài báo này sẽ
trình bày các nội dung chính sau.
Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh
giá các mẫu tàu du lịch cao tốc vỏ Composite.
Lựa chọn mẫu tàu có tính năng tốt trong
các mẫu tàu du lịch hoạt động ở vùng biển Nha
Trang dựa trên các tiêu chuẩn đã xây dựng.
II. PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI
NGHIÊN CỨU
Về mặt phương pháp, bài toán này sẽ
được giải quyết trên cơ sở vận dụng những
kết quả lý thuyết đã có để xây dựng các chỉ tiêu
kỹ thuật làm cơ sở so sánh, chọn lựa các mẫu
tàu phù hợp yêu cầu đặt ra. Rõ ràng để đánh
giá chất lượng kỹ thuật của tàu cao tốc cụ thể,
phải dựa vào hàng loạt đại lượng kỹ thuật đã
trình bày cụ thể trong tài liệu viết về tàu cao tốc
[1, 2] trong đó khác với loại tàu hoạt động theo
nguyên lý lực đẩy Archimedes thông thường,
trạng thái chuyển động chính của tàu cao tốc
lại là lướt trên mặt nước. Do đó đối với tàu
cao tốc chỉ chọn các đại lượng có ảnh hưởng
quyết định nhất đến chất lượng kỹ thuật là
các đại lượng phụ thuộc chế độ chạy, tức phụ
thuộc giá trị số Froude thể tích, định nghĩa theo
công thức:
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
(1)
trong đó: V - tốc độ tàu (m/s), ∆ - lượng chiếm
nước của tàu (tấn), g = 9.81 - gia tốc trọng
trường (m/s2)
Còn các đại lượng khác hoặc không có
ảnh hưởng nào hoặc có ảnh hưởng rất ít thì
sẽ không đề cập đến trong nội dung đánh
giá mà chỉ lượng hoá giá trị tối ưu hoặc đạt
yêu cầu từng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1. Xây dựng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật
Như đã nêu, khác với các loại tàu thông
thường, do tàu cao tốc hoạt động chủ yếu ở
chế độ “lướt” nhờ lực nâng thủy động nên khái
niệm chất lượng kỹ thuật của tàu cao tốc được
hiểu với hai khái niệm có ý nghĩa khác nhau,
gần như đối lập hoàn toàn với nhau là tính
năng thủy động học và tính năng hàng hải của
tàu [2]
1.1. Các tiêu chuẩn về tính năng thủy động
(a) Hệ số chất lượng thủy động K
Theo lý thuyết thủy động lực học tấm
phẳng lướt trên mặt nước, hệ số chất lượng
thủy động K thể hiện mối quan hệ giữa lực
nâng Py và lực cản toàn phần Px (hay R) [2, 3],
xác định như sau:
(2)
trong đó lưu ý : ∆ - lượng chiếm nước của tàu
(KG), R - sức cản vỏ tàu (KG)
Trong thực tế, tàu đáy phẳng là loại
phương tiện có tính năng hàng hải thấp nên
để giảm bớt hiện tượng thân tàu va đập vào
sóng, thường làm các mặt cắt ngang đáy tàu
góc nghiêng hông (góc vát) β nào đó [2, 3].
Tuy nhiên khi đó giá trị hệ số K của tàu giảm ...