Danh mục

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 948.98 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khả năng thông tin là một phần thiết yếu của chiến tranh hiện đại và ngày càng trở nên cực kỳ quan trọng cùng với sự phát triển của chiến tranh. Để đạt tới ưu thế thông tin, những hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến ra đời đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tự động hóa chỉ huy tác chiến. Bài viết này tập trung nghiên cứu để xây dựng một hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến, dựa trên phương pháp phân tích và mô phỏng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiếnThông tin khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ CHỈ HUY TÁC CHIẾN Phạm Trung Kiên* Tóm tắt: Khả năng thông tin là một phần thiết yếu của chiến tranh hiện đại và ngày càng trở nên cực kỳ quan trọng cùng với sự phát triển của chiến tranh. Để đạt tới ưu thế thông tin, những hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến ra đời đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tự động hóa chỉ huy tác chiến. Bài báo này tập trung nghiên cứu để xây dựng một hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến, dựa trên phương pháp phân tích và mô phỏng.Từ khóa: Công nghệ thông tin; Hệ thống truyền thông và máy tính; Hệ thống chỉ huy tác chiến. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc áp dụng một cách mạnh mẽ công nghệ thông tin vào lĩnh vực quân sự đã dẫnđến sự hình thành và phát triển của những khái niệm quân sự hoàn toàn mới. Hơn lúcnào hết, thông tin trở thành mặt hàng có giá trị nhất. Ai chiếm được ưu thế thông tin,người đó nắm được thế chủ động trên chiến trường. Tốc độ chỉ huy tác chiến là việcrút ngắn thời gian cần thiết để đưa ra quyết định, lập kế hoạch và phối hợp tác chiến.Để đạt tới ưu thế thông tin, những hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến ra đời đã trởthành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tự động hóa chỉ huy tác chiến. Hệ thốnghỗ trợ chỉ huy tác chiến là một hệ thống tích hợp đa chức năng bao gồm chỉ huy,quản lý, truyền thông, máy tính, trinh sát, quan sát, nhận thức cho các đơn vị tácchiến, giúp họ có thể hành động một cách nhanh chóng chính xác và đồng bộ, tạo raưu thế thông tin trước kẻ thù. Nó cung cấp cho các đơn vị quân đội từ những ngườilính đến người chỉ huy những thông tin đầy đủ, kịp thời cũng như những công cụ hữuích cho việc lập kế hoạch và thực thi các nhiệm vụ mà họ được giao. Trong nhữngnăm gần đây, việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến đượcquân đội rất nhiều nước đặc biệt quan tâm. Những năm cuối thập niên 90, ở Mỹ xuấthiện thuật ngữ “Chiến tranh mạng trung tâm” – “Network –centric warface” [1]. Đếnnăm 2003 chương trình phát triển “Hệ thống tác chiến tương lai” – “Future CombatSystems” được khởi động [2]. Tiếp nối những thành quả đạt được từ chương trìnhnày, hiện nay Quân đội Mỹ đang phát triển chương trình “Army Brigade CombatTeam Modernization Program”, đây là chương trình đầu tiên của quân đội Mỹ đượcxây dựng phù hợp với học thuyết Tác chiến Mạng trung tâm [3]. Khái niệm Chiếntranh Mạng trung tâm được chấp nhận ở các nước thành viên NATO dưới cái tên“NATO Network Enable Capabilities” [4]. Ở Nga, ngay từ những năm 1980, Quânđội Liên Xô mà sau này là Quân đội Nga đã xác định ưu thế của quân đội Nga trongcuộc cách mạng các vấn đề quân sự sẽ dựa trên việc xây dựng các hệ thống hỗ trợchỉ huy tác chiến. Còn ở Trung Quốc, ngay từ những năm 2000, quân Giải phóngNhân dân Trung Quốc đã xác định các hệ thống “tự động hóa chỉ huy tác chiến” làthước đo quan trọng để đánh giá năng lực tác chiến của các lực lượng vũ trang. Mộttrong những thành quả quan trọng nhất mà quân đội Trung Quốc đạt được là đã pháttriển thành công một hệ thống kết nối dữ liệu, được gọi là Mạng phân phối dữ liệuchiến thuật - TIS. Hệ thống này cũng tương tự như hệ thống JTIDS của Mỹ. TIS cóthể làm việc trong tầm nhìn thẳng lên tới 500 dặm ở dải tần 960-1.215 MHz. Giốngnhư JTIDS, TIS sử dụng các biện pháp nhảy tần và trải phổ trực tiếp để tránh nhiễu[5]. Trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét kỹ cấu trúc của một hệ thống hỗ trợ chỉhuy tác chiến và khả năng xây dựng hệ thống phục vụ cho việc hỗ trợ chỉ huy tácchiến cho quân đội ta .190 Phạm Trung Kiên, “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến.”Thông tin khoa học công nghệ 2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT2.1. Xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến của quân đội Hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến là một hệ thống phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếutố, trong đó cơ cấu tổ chức của quân đội là yếu tố liên quan trực tiếp. Tổ chức Bộ Quốcphòng bao gồm Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, các Tổng cục, Quân khu, Quânđoàn, Binh chủng, Quân chủng và các cơ quan tổ, chức trực thuộc Bộ. Dưới các cơ quan,tổ chức quân sự chiến lược là các đơn vị quân sự chiến dịch, bao gồm các sư đoàn, trungđoàn, lữ đoàn và các cấp độ tương đương. Dưới các tổ chức quân sự chiến dịch là cấpchiến thuật từ tiểu đoàn, đại đội, trung đội, tiểu đội và từng người. Hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến sẽ phân chia thành 3 cấp độ: Chiến lược, chiến dịchvà chiến thuật. Tùy thuộc vào đơn vị đó thuộc cấp độ nào mà hệ thống hỗ trợ chỉ huy tácchiến sẽ cung cấp cho họ những dịch vụ tương ứng: - Ở cấp độ từng người, tiểu đội: Có khả năng truyền giọng nói, dữ liệu và thông tin về vị trí địa lý. - Ở cấp độ trung đội, đại đội: Có khả năng truyền giọng nói, dữ liệu, thông tin ...

Tài liệu được xem nhiều: