Danh mục

Nghiên cứu xử lý rác thải hữu cơ tại khu dân cư Hiệp Thành I bằng mô hình nuôi giun đất

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 689.66 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu và thực nghiệm xử lý rác thải hữu cơ bằng mô hình nuôi giun đất tại khu dân cư Hiệp Thành I, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Qua đó cho thấy mô hình nuôi giun mủ và giun quế sử dụng rác thải hữu cơ không chỉ góp phần xử lý rác thải bảo vệ môi trường mà còn mang lại giá trị đáng kể về kinh tế. Nghiên cứu này tạo tiền đề cho sự nhân rộng quy mô của mô hình nuôi giun đất sử dụng rác thải hữu cơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xử lý rác thải hữu cơ tại khu dân cư Hiệp Thành I bằng mô hình nuôi giun đất NGHIÊN CỨU XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI KHU DÂN CƯ HIỆP THÀNH I BẰNG MÔ HÌNH NUÔI GIUN ĐẤT Nguyễn Thị Ngọc Nhi1, Võ Minh Trọng1 1. Viện Phát triển Ứng dụng, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Liên hệ email: nhintn@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Rác nói chung và rác thải hữu cơ nói riêng là một phần tất yếu của sản xuất và sinh hoạtcủa con người. Đây luôn được xem là một vấn nạn môi trường mang tính cấp thiết cần giải quyết.Xoay quanh các giải pháp hữu hiệu xử lý rác thải hữu cơ, phương pháp sử dụng sinh vật đượcđánh giá cao về tiềm năng ứng dụng, lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Điển hình là mô hìnhnuôi giun đất từ rác thải hữu cơ mang lại những kết quả đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, tính ứng dụngcủa phương pháp tiềm năng này vẫn chưa thực sự phổ biến. Báo cáo này trình bày kết quả nghiêncứu và thực nghiệm xử lý rác thải hữu cơ bằng mô hình nuôi giun đất tại khu dân cư Hiệp ThànhI, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Sau 30 ngày xử lý, khối lượng giun sinh khối vàgiun tinh thu được đều tăng ở tất cả các nghiệm thức, và lượng chất thải được xử lý với đáng kể.Hơn nữa, giun đất nuôi theo mô hình này dùng làm thức ăn bổ sung cho cá trê đen và cải màogà đem lại hiệu suất tăng trưởng vượt trội so với các loại thức ăn thông thường khác. Qua đó chothấy mô hình nuôi giun mủ và giun quế sử dụng rác thải hữu cơ không chỉ góp phần xử lý rácthải bảo vệ môi trường mà còn mang lại giá trị đáng kể về kinh tế. Nghiên cứu này tạo tiền đềcho sự nhân rộng quy mô của mô hình nuôi giun đất sử dụng rác thải hữu cơ. Từ khóa: nuôi giun đất, xử lý rác thải hữu cơ, rác thải hữu cơ1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2018, thế giới đã tạo ra 2,01 tỷtấn chất thải rắn hàng năm, với ít nhất 33% trong số đó không được xử lý an toàn, thân thiệnvới môi trường. Lượng rác thải mỗi người tạo ra mỗi ngày trung bình là 0,74 kg. Trong Nghịquyết 4/7 từ phiên họp thứ tư của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc(UNEP/EA.4/RES.7), một đánh giá cập nhật về quản lý chất thải toàn cầu và phân tích dữ liệuchất thải rắn toàn cầu đưa ra dự đoán rằng lượng chất thải sẽ tăng từ 2,3 tỷ năm 2023 đến 3,8tỷ năm 2050, kéo theo một con số khổng lồ về chi phí phục vụ việc quản lý chất thải. Nghiên cứu của Kinney năm 1956 cho rằng trong quá trình xử lý chất thải hữu cơ, cácloài vi sinh vật có khả năng phân hủy chất thải và phát triển nhanh sẽ chiến ưu thế. Phươngpháp sử dụng giun đất nhằm xử lý chất thải rắn sinh học đã được khởi xướng năm 1978 bởi cácnhà nghiên cứu thuộc Đại học Syracuse, New York. Năm 1980, nghiên cứu khả năng sinhtrưởng và phát triển của giun đất trong phân gia súc được Kaplan và cộng thực hiện. Vai tròcủa giun đất đối với hệ sinh thái nông nghiệp một lần nữa được khẳng định bởi nghiên cứu củaMckay et Kladivo năm 1985. Đến năm 1992, Edwards và cộng sự đã đề xuất một quy trình xửlý rác thải hữu cơ bằng giun đất. Tiếp đó, Charles Gaspar trong nghiên cứu của mình năm 1999đã đưa ra phương pháp nuôi giun đất cho hiệu quả cao.Ở Việt Nam, Lê Duy Thắng và cộng sự(1996) đã sử dụng giun quế Perionyx excavatus nhập nội từ Úc để xử lý mạt cưa thải sau trồng 336nấm, đồng thời triển khai với quy mô hộ gia đình và bán công nghiệp. Năm 2010, Tăng ThịChính đề xuất nghiên cứu sản xuất các chế phẩm vi sinh vật và ứng dụng chúng để xử lý ônhiễm môi trường. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực trong xử lý chất thải và tái sử dụng chúng một cáchhiệu quả, rác thải vẫn được xem là vấn nạn lớn cho môi trường, là mối nguy tiềm ẩn đối vớisức khỏe con người. Rác thải thải ra môi trường kết hợp với các điều kiện tự nhiên tạo ra mùikhó chịu, sản sinh các khí độc, làm ô nhiễm không khí. Lượng rác thải không được xử lý đúng,đổ trực tiếp xuống ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nguồn nước, đe dọa sự sống của các sinh vậtdưới nước. Bên cạnh các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, rác thải còn ảnh hưởng đến mỹquan đô thị, qua đó gây hệ quả xấu đến hoạt động du lịch, kinh tế, xã hội của địa phương. Xửlý chất thải là hành động sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm xử lý chất thải nhưng không làmảnh hưởng đến môi trường, đồng thời tái tạo các sản phẩm có lợi cho kinh tế - xã hội. Từ nhữnglý do trên, nghiên cứu xử lý rác thải hữu cơ bằng mô hình nuôi giun đất tại khu dân cư (KDC)Hiệp Thành I, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được tiến hành.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Rác thải sinh hoạt được thu gom từ KDC Hiệp Thành I, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnhBình Dương. Giun quế (Perionyx excavatus) sinh khối được mua tại trang trại Trùn Quế CủChi. Giun mủ (Amynthas robustus) sinh khối được cung cấp bởi trang trại phân trùn bác Thànhđường Trần Ngọc Lên, phường Định Hòa, Bến Cát, Bình Dương. Cải mào gà giống được mua tại Shop Vật Tư Nông Nghiệp NATO, 177 Huỳnh Văn Lũy,phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Cá trê giống được cung cấp bởi trại cágiống Cầu Ngang Thuận An. Vôi bột nông nghiệp được mua tại cửa hàng vật liệu xây dựngMạnh Hải, đường Phạm Ngũ Lão, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.Chế phẩm sinh học Trichoderma được mua tại Shop Vật Tư Nông Nghiệp NATO, 177 HuỳnhVăn Lũy, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1.Phương pháp xử lý rác thải hữu cơ Thu gom và xử lý phân bò: Phân bò được thu gom từ khu công nghiệp Đại Đăng vào mỗibuổi chiều và được tiến hành cân tổng khối lượng trưóc khi ủ. Thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt: Mỗi hộ dân được cung cấp 10 bọc ni lông (nylon)đen loại 5 kg dùng để chứa rác hữu cơ và 10 bọc bọc ni lông trắng loại 5 kg dùng để chứa rác vôcơ. Cân tổng khối lượng rác thu gom được của từng hộ, phân loại lại (nếu cần) và cân tổng lại saukhi đã phân loại trước khi ủ. Đối với rác thải h ...

Tài liệu được xem nhiều: