Nghiên cứu ý nghĩa hình tượng cá trong văn hóa - mỹ thuật triều Nguyễn
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 5.91 MB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Nghiên cứu ý nghĩa hình tượng cá trong văn hóa - mỹ thuật triều Nguyễn trình bày y nghĩa của biểu tượng cá trong văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung; Hình tượng cá gắn với mỹ thuật triều Nguyễn; Biểu tượng cá - sự giao thoa giữa Nho giáo, Phật giáo trong văn hóa mỹ thuật Nguyễn và ước vọng của triều đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ý nghĩa hình tượng cá trong văn hóa - mỹ thuật triều Nguyễn Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 131, Số 6B, 2022, Tr. 93–109; DOI: 10.26459/hueunijssh.v131i6B.6578 NGHIÊN CỨU Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG CÁ TRONG VĂN HÓA - MỸ THUẬT TRIỀU NGUYỄN Lê Thị Tiềm Trường Đại học Nghệ Thuật, 10 Tô Ngọc Vân, tp. Huế, Việt Nam Tác giả liên hệ: Lê Thị Tiềm < tiemmythuat82@gmail.com > (Ngày nhận bài: 01-11-2021; Ngày chấp nhận đăng: 26-04-2022)Tóm tắt: Trong văn hóa Việt Nam, biểu tượng cá gắn liền với nguồn nước, luôn mang lại sự sung túc, sumvầy, báo hiệu điềm lành và hạnh phúc. Đối với mỹ thuật triều Nguyễn, hình tượng con cá trở thành đề tàichủ đạo từ kiến trúc dân gian đến kiến trúc cung đình Huế, trên nhiều chất liệu và các hình thức biểu đạtkhác nhau như tượng tròn, phù điêu, chạm khắc, trang trí. Hình tượng cá đã góp phần tạo hiệu quả thẩmmỹ trong tạo hình, phản ánh được ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong nền văn hóa Huế.Từ khóa: Hình tượng, con cá, trang trí, kiến trúc. THE STUDY OF THE FISH SYMBOL IN THE ART AND CULTURE OF THE NGUYEN DYNASTY Le Thi Tiem University of Arts, Hue University - 10 To Ngoc Van St., Hue, Vietnam * Correspondence to Le Thi Tiem < tiemmythuat82@gmail.com > (Received: November 01, 2021; Accepted: April 26, 2022)Abstract: In Vietnamese culture, the fish is associated with the water source, always bringing prosperity,reunion, signaling auspicious and happy. For the art of the Nguyen Dynasty, the image of fish became ablooming theme from folk architecture to Hue royal architecture, on many different materials and forms ofexpression such as round statues, reliefs, carvings, decorate. The image of fish has contributed to creatingaesthetic effects in shaping, reflecting the deep spiritual meaning in Hue culture.Keywords: Image, fish, decoration, architecture.Lê Thị Tiềm Tập 131, Số 6B, 2022 Trong mỹ thuật triều Nguyễn từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, biểu tượng con cá nóichung và cá hóa rồng nói riêng xuất hiện phong phú, trang trí trên nhiều di tích. Điển hình ởlăng tẩm Huế như lăng Đồng Khánh, đường nóc mái điện kiến trúc Di Luân Đường (Quốc Tửgiám), hoặc cổng, cửa, ô hộc của Thế Miếu, Hưng Miếu, trên máng xối “Trùng thiềm điệp ốc”của cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, Dũ Khiêm Tạ (lăng Tự Đức)… Đồng thời, chúng xuấthiện trong tượng tròn hoặc phù điêu ở bình phong cùng nhiều di tích kiến trúc dân gian thôngqua các chất liệu như đá, gỗ, khảm sành sứ, nề vữa. Từ đó, hình tượng này góp phần tạo nên sựphong phú, đa dạng cho mỹ thuật triều Nguyễn.1.1. Ý nghĩa của biểu tượng cá trong văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung Trong văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng, con cá xuất phát từ môitrường nước, là con vật có thật, hết sức gần gũi, đi vào tâm thức của người Việt với mong ướcgiản dị về sự no đủ, sum vầy và may mắn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông cho rằng: “Trongtiếng Hán chữ “ngư” là cá với chữ “dư” là dư thừa, có cách phát âm là “Yu” rất giống nhau, cho nên cácòn mang biểu tượng của sự giàu có, sung túc” [5]. Cá chép từng gắn liền với tuổi thơ của mỗi ngườibằng nghệ thuật làm lồng đèn hoặc bánh trung thu hình cá chép, mang tính tạo hình cao. Trongphong thủy, cá chép cũng được xem là linh vật luôn mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ vớihình ảnh cá chép ngậm ngọc. Từ một con vật có thật, cá chép được thần linh hóa, trở thành sứgiả luôn làm nhiệm vụ liên lạc, mang theo những thông điệp của trần gian khi được ông Táoquân cưỡi về trời vào ngày 23 tháng chạp hằng năm. Trong Phật giáo, hình tượng con cá gắn liền với chiếc mõ trong chùa. Mõ hình tròn chạmkhắc hình đầu cá với nhiều ý nghĩa. Vì loài cá không bao giờ nhắm mắt, luôn tỉnh táo, vì thế,khi nhà sư tụng kinh thường gõ mõ (cá gỗ) còn gọi là mộc ngư, để tạo nên sự tôn nghiêm vàlàm cho người tụng niệm tập trung, không bị rối trí và phân tâm, nhằm chuyên chú vào lờikinh. Ngoài ra, có chiếc mõ hình dài, với cấu trúc hình cá chép kích thước lớn, thường được treođể đánh mõ ở nhà trù với ý nghĩa nhắc nhở người tu hành cần phải chuyên tâm ngày đêm gắngcông tu tập, rèn luyện để mau chóng được đạo quả.94Jos.hueuni.edu.vn Tập 131, Số 6D, 2022 Hình 1: Mõ cá gỗ hình dài (Đình làng Tường Hình 2: Mõ cá gỗ hình tròn- chùa Bảo Quốc Phiêu, Tích Giang Phú Thọ) Nguồn ảnh: Nnc Vũ Th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ý nghĩa hình tượng cá trong văn hóa - mỹ thuật triều Nguyễn Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 131, Số 6B, 2022, Tr. 93–109; DOI: 10.26459/hueunijssh.v131i6B.6578 NGHIÊN CỨU Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG CÁ TRONG VĂN HÓA - MỸ THUẬT TRIỀU NGUYỄN Lê Thị Tiềm Trường Đại học Nghệ Thuật, 10 Tô Ngọc Vân, tp. Huế, Việt Nam Tác giả liên hệ: Lê Thị Tiềm < tiemmythuat82@gmail.com > (Ngày nhận bài: 01-11-2021; Ngày chấp nhận đăng: 26-04-2022)Tóm tắt: Trong văn hóa Việt Nam, biểu tượng cá gắn liền với nguồn nước, luôn mang lại sự sung túc, sumvầy, báo hiệu điềm lành và hạnh phúc. Đối với mỹ thuật triều Nguyễn, hình tượng con cá trở thành đề tàichủ đạo từ kiến trúc dân gian đến kiến trúc cung đình Huế, trên nhiều chất liệu và các hình thức biểu đạtkhác nhau như tượng tròn, phù điêu, chạm khắc, trang trí. Hình tượng cá đã góp phần tạo hiệu quả thẩmmỹ trong tạo hình, phản ánh được ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong nền văn hóa Huế.Từ khóa: Hình tượng, con cá, trang trí, kiến trúc. THE STUDY OF THE FISH SYMBOL IN THE ART AND CULTURE OF THE NGUYEN DYNASTY Le Thi Tiem University of Arts, Hue University - 10 To Ngoc Van St., Hue, Vietnam * Correspondence to Le Thi Tiem < tiemmythuat82@gmail.com > (Received: November 01, 2021; Accepted: April 26, 2022)Abstract: In Vietnamese culture, the fish is associated with the water source, always bringing prosperity,reunion, signaling auspicious and happy. For the art of the Nguyen Dynasty, the image of fish became ablooming theme from folk architecture to Hue royal architecture, on many different materials and forms ofexpression such as round statues, reliefs, carvings, decorate. The image of fish has contributed to creatingaesthetic effects in shaping, reflecting the deep spiritual meaning in Hue culture.Keywords: Image, fish, decoration, architecture.Lê Thị Tiềm Tập 131, Số 6B, 2022 Trong mỹ thuật triều Nguyễn từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, biểu tượng con cá nóichung và cá hóa rồng nói riêng xuất hiện phong phú, trang trí trên nhiều di tích. Điển hình ởlăng tẩm Huế như lăng Đồng Khánh, đường nóc mái điện kiến trúc Di Luân Đường (Quốc Tửgiám), hoặc cổng, cửa, ô hộc của Thế Miếu, Hưng Miếu, trên máng xối “Trùng thiềm điệp ốc”của cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, Dũ Khiêm Tạ (lăng Tự Đức)… Đồng thời, chúng xuấthiện trong tượng tròn hoặc phù điêu ở bình phong cùng nhiều di tích kiến trúc dân gian thôngqua các chất liệu như đá, gỗ, khảm sành sứ, nề vữa. Từ đó, hình tượng này góp phần tạo nên sựphong phú, đa dạng cho mỹ thuật triều Nguyễn.1.1. Ý nghĩa của biểu tượng cá trong văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung Trong văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng, con cá xuất phát từ môitrường nước, là con vật có thật, hết sức gần gũi, đi vào tâm thức của người Việt với mong ướcgiản dị về sự no đủ, sum vầy và may mắn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông cho rằng: “Trongtiếng Hán chữ “ngư” là cá với chữ “dư” là dư thừa, có cách phát âm là “Yu” rất giống nhau, cho nên cácòn mang biểu tượng của sự giàu có, sung túc” [5]. Cá chép từng gắn liền với tuổi thơ của mỗi ngườibằng nghệ thuật làm lồng đèn hoặc bánh trung thu hình cá chép, mang tính tạo hình cao. Trongphong thủy, cá chép cũng được xem là linh vật luôn mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ vớihình ảnh cá chép ngậm ngọc. Từ một con vật có thật, cá chép được thần linh hóa, trở thành sứgiả luôn làm nhiệm vụ liên lạc, mang theo những thông điệp của trần gian khi được ông Táoquân cưỡi về trời vào ngày 23 tháng chạp hằng năm. Trong Phật giáo, hình tượng con cá gắn liền với chiếc mõ trong chùa. Mõ hình tròn chạmkhắc hình đầu cá với nhiều ý nghĩa. Vì loài cá không bao giờ nhắm mắt, luôn tỉnh táo, vì thế,khi nhà sư tụng kinh thường gõ mõ (cá gỗ) còn gọi là mộc ngư, để tạo nên sự tôn nghiêm vàlàm cho người tụng niệm tập trung, không bị rối trí và phân tâm, nhằm chuyên chú vào lờikinh. Ngoài ra, có chiếc mõ hình dài, với cấu trúc hình cá chép kích thước lớn, thường được treođể đánh mõ ở nhà trù với ý nghĩa nhắc nhở người tu hành cần phải chuyên tâm ngày đêm gắngcông tu tập, rèn luyện để mau chóng được đạo quả.94Jos.hueuni.edu.vn Tập 131, Số 6D, 2022 Hình 1: Mõ cá gỗ hình dài (Đình làng Tường Hình 2: Mõ cá gỗ hình tròn- chùa Bảo Quốc Phiêu, Tích Giang Phú Thọ) Nguồn ảnh: Nnc Vũ Th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa Việt Nam Biểu tượng cá Văn hóa triều Nguyễn Mỹ thuật triều Nguyễn Văn hóa HuếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 372 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 268 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 191 0 0 -
189 trang 121 0 0
-
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 120 0 0 -
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 119 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 114 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 106 0 0 -
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp
8 trang 95 2 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 88 0 0