Danh mục

Nghiệp vụ hành chính - NCS.ThS. Nguyễn Nam Thắng

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 850.73 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Nghiệp vụ hành chính" trình bày với bạn đọc một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính, văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản, tổ chức công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước, chương công tác văn phòng của ủy ban nhân dân cấp xã và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiệp vụ hành chính - NCS.ThS. Nguyễn Nam Thắng Trang 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ VÀ KỸ THUẬT HÀNH CHÍNH1.1.KHÁI NIỆM NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH Đến nay, ở nước ta chưa có tài liệu nào đưa ra được khái niệm về nghiệp vụ hànhchính một cách khoa học. Tuy nhiên, khoa học và thực tiễn những năm gần đây thường đềcập đến các thuật ngữ: hành chính văn phòng, nghiệp vụ hành chính văn phòng, hành chínhcông sở, nghiệp vụ hành chính... Để hiểu như thế nào là nghiệp vụ hành chính cần làm rõcác thuật ngữ “nghiệp vụ” và “hành chính”. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “nghiệp vụ” được hiểu là: “công việc chuyênmôn riêng của từng nghề, trình độ nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ”1. Thuật ngữ “hànhchính” được hiểu dưới ba góc độ: l. Thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo luật định: cơ quan hành chính, đơn vị hànhchính; 2. Thuộc những công việc giấy tờ, văn thư, kế toán trong cơ quan nhà nước: cán bộhành chính, ăn lương hành chính; 3. Có tính chất nghiêm minh, thẳng tay xử phạt, không nới lỏng để giáo dục, thuyếtphục: dùng biện pháp hành chính”2. Theo Từ điển Luật học, thuật ngữ “hành chính” được hiểu dưới hai góc độ: “1. Hoạt động dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước cao nhất là Chính phủ để tổchức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhànước; 2. Thi hành pháp luật hành chính, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị nhằm quảnlý, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan, đơn vị. Ví dụ: công tác hànhchính văn thư”3. Từ các cách hiểu khác nhau về các thuật ngữ “nghiệp vụ”, “hành chính” nêu trên thìdưới góc độ khoa học hành chính, khái niệm nghiệp vụ hành chính được hiểu là kỹ năngnghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, công chức nhà nước trong cơ quan sự nghiệp, đơn vịhành chính. Kỹ năng nghiệp vụ hành chính bao gồm: - Kỹ năng xây dựng chế độ làm việc và lập chương trình công tác của cán bộ, côngchức hành chính. - Kỹ năng công vụ hành chính của thủ trưởng cơ đơn vị - Nghiệp vụ về tổ chức lao động khoa học trong cơ quan, đơn vị. - Kỹ năng nghiệp vụ công tác hành chính – văn phòng. - Kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong công tác hành chính...1.2. NHỮNG KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH CHỦ YẾU1.2.1.Xây dựng chế độ làm việc và lập chương trình công tác của cán bộ, công chứchành chính nhà nước Căn cứ và chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức mà xây dựng chế độ, chươngtrình công tác và lịch làm việc cho phù hợp. Khi có chế độ, chương trình công tác cụ thể thìcán bộ, công chức phải tuân thủ nghiêm chỉnh. Thông thường chế độ, chương trình nàygồm:a. Chế độ lập chương trình công tác và lịch làm việc Muốn làm việc một cách khoa học và có hiệu quả cao thì mỗi cán bộ, công chức căncứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng cho mình một chế độ, chương trình làmviệc cụ thể và khoa học.1 Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, H. 1998, tr. 1199.2 Sđd, tr. 799.3 Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa, H. 1999, tr.183. Người thực hiện: NCS.ThS.Nguyễn Nam ThắngTrang 2 Điều đó giúp cho bản thân mỗi người chủ động được việc làm, tránh được tình trạnglàm việc nhỏ, bỏ việc lớn, giải quyết công việc trước mắt, quên mất công việc lâu dài.Thường mỗi cán bộ, công chức cần phải xây dựng cho mình: - Chương trình công tác hàng năm, sáu tháng và hàng tháng. Chương trình này là cụthể hóa chương trình công tác của cơ quan, đơn vị. - Lịch làm việc hàng tuần và hàng ngày: + Lịch làm việc này được xây dựng dựa trên cơ sở lịch làm việc hàng tuần của cơquan, đơn vị. Cần chú ý những ngày trong tuần có những cuộc họp gì thì đánh dấu vàokhung của ngày đó để nhớ không bố trí công việc khác. + Buổi sáng của ngày làm việc, cán bộ, công chức đến công sở làm việc phải dự kiếnvà ghi vào lịch những việc cần làm trong ngày để tự nhắc nhở; phải xây dựng thành thóiquen làm việc theo lịch đã ghi. Tuy nhiên, có những việc đột xuất trong ngày không dự kiếntrước được thì cần chuyển ngay công việc ngày đó sang ngày sau hoặc tuần sau.b. Chế độ báo cáo, thông tin Chế độ báo cáo, thông tin là chế độ bắt buộc đối với cán bộ, công chức hành chínhnhà nước. Tùy từng đối tượng và loại công việc đảm trách, cán bộ, công chức có thể thựchiện chế độ báo cáo hàng ngày, báo cáo tuần và báo cáo tháng. Tùy theo tính chất và nộidung báo cáo có thể dùng các hình thức báo cáo như: báo cáo bằng văn bản, báo cáo khôngbằng văn bản. Chế độ báo cáo phải theo quy trình và trình tự luật định. Luật Cán bộ, côngchức quy định: “Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên, khi có căn cứđể cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: