Danh mục

Ngộ độc rượu ethanol

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.26 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ethanol là thành phần của các thức uống có cồn, là dung môi của các dược phẩm, là chất pha loãng trong nhiều sản phẩm gia đình như nước súc miệng, nước hoa, và những chất chiết xuất. Việc sử dụng quá nhiều và không đúng cách các sản phẩm có chứa methanol sẽ dẫn đến ngộ độc và thậm chí là tử vong. Vậy làm cách nào để chẩn đoán và xử trí ngộ độc rượu ethanaol mời các bạn tham khảo tài liệu Ngộ độc rượu ethanol sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngộ độc rượu ethanol NGỘ ĐỘC RƯỢU ETHANOL BS CKII Phan Thị Xuân Mục tiêu: Biết chẩn đoán và xử trí ngộ độc rượu ethanol.I. Đại cương: Về luật pháp, ngộ độc ethanol là khi nồng độ ethanol máu ≥ 80-100 mg/dL. Ngộ độc ethanol thường qua đường uống: rượu, bia. Đối với các trường hợp ngộ độc cấp, biểu hiện lâm sàng thường tương ứng với nồng độ ethanol máu, với các trường hợp nghiện rượu hoặc đã dung nạp, lâm sàng khó dự đoán nồng độ ethanol máu.II. Nguồn ethanol: Ethanol là thành phần của các thức uống có cồn, là dung môi của các dược phẩm, là chất pha loãng trong nhiều sản phẩm gia đình như nước súc miệng, nước hoa, và những chất chiết xuất. Bảng 1: Nồng độ ethanol trong một số sản phẩm Sản phẩm Nồng độ ethanol (%) Bia 2-6 Rượu thường 10-20 Rượu mạnh 40-50 Thuốc ho 3-25 Nước súc miệng 16-27 Nước hoa 40-60 Chất chiết xuất vanilla 30-35 III. Đặc tính: Ethanol (ethyl alcohol, CH3 – CH2 – OH) là một hợp chất béo 2-carbon, là dung dịch không màu ở nhiệt độ phòng, có khối lượng phân tử là 46 Dalton, trọng lượng riêng là 790 mg/mL, và tạo ra 7,1kcal/g khi oxy hóa. IV. Dược lý học: 1. Cơ chế gây độc: Ethanol gây độc trên hầu hết các hệ cơ quan, một số triệu chứng nhiễm độc có liên quan đến tác dụng của chất chuyển hóa acetaldehyde. Cơ chế gây độc thật sự của ethanol vẫn còn tranh cãi. Ethanol không có thụ thể đặc hiệu như thuốc phiện hoặc benzodiazepin. Ethanol tác động lên một số protein màng tế bào tham gia vào các con đường truyền tín hiệu bao gồm các thụ thể dẫn truyền thần kinh, các men, các kênh ion. Ethanol tương tác với nhiều chất dẫn truyền thần kinh. Tác động chính của ethanol liên quan đến gia tăng sự ức chế GABA tại thụ thể GABA và ức chế NMDA (N-methyl-D-aspartate), một thụ thể EAA (excitatory amino acid).2. Đường vào gây ngộ độc: Ngộ độc ethanol chủ yếu qua đường uống. Trong điều trị, ethanol được dùng đường tĩnh mạch để điều trị ngộ độc methanol hoặc ethylene glycol.3. Hấp thu: 80% ethanol uống vào hấp thu tại ruột non, một phần nhỏ hấp thu ở miệng, thực quản, và dạ dày. Ở người lớn khỏe mạnh, đỉnh hấp thu xảy ra khoảng 30-90 phút sau khi uống. Nồng độ đỉnh sau một liều ethanol tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, cân nặng, tiền căn uống ethanol, tính chất của ethanol, như ethanol vang hấp thu nhanh hơn ethanol chưng cất, dạ dày đầy thức ăn, tắc ruột hoặc giảm nhu động ruột sẽ làm chậm sự hấp thu.4. Phân bố: Ethanol là chất phân cực nhẹ, có thể hòa tan trong nước và lipid. Thể tích phân bố (Vd) trong cơ thể vào khoảng 0,6L/kg.5. Chuyển hóa và đào thải: 80-90% ethanol được chuyển hóa ở gan, một phần nhỏ được bài tiết nguyên dạng bởi thận và phổi. Sự chuyển hóa tuân theo động học bậc 0, nghĩa là một khối lượng cố định được chuyển hóa trong một đơn vị thời gian. Người lớn không nghiện chuyển hóa khoảng 7-10g ethanol một giờ với sự giảm dần nồng độ ethanol máu xấp xỉ 15-20mg/dL/giờ. Người nghiện rượu hoặc đã dung nạp có thể chuyển hóa nhanh hơn và nồng độ ethanol máu có thể giảm với tốc độ 30-40mg/dL/giờ. Ethanol được chuyển hóa chủ yếu bởi đường alcohol dehydrogenase ở bào tương của tế bào gan: Ethanol + NAD+ Acetaldehyde + NADH + H+ Alcohol Dehydrogenase Acetaldehyde + H2O + NAD+ Acetate + NADH + H+ Alcohol Dehydrogenase Acetate AcetylCoA CO2 + H2O Chu trình Krebs Ở người nghiện rượu, đường chuyển hóa này làm gia tăng tỷ lệ NADH/NAD+, dẫn đến thay đổi điện thế oxy hóa khử của tế bào gan, góp phần vào quá trình gây nhiễm toan axít lactic và nhiễm toan ceton do ethanol. Hệ thống oxy hóa ethanol vi lạp thể là đường chuyển hóa thứ phát giúp chuyển hóa khoảng 10% ethanol, nhưng sẽ tăng lên nhiều trong trường hợp nồng độ ethanol tăng cao.V. Biểu hiện lâm sàng:1. Tiêu hóa: Bao gồm các triệu chứng của ngộ độc cấp như buồn nôn, nôn ói, đau bụng. Trong các trường hợp nghiện rượu, đau bụng có thể do viêm loét dạ dày, loét thực quản, viêm tụy cấp, viêm gan.2. Thần kinh trung ương: a. Thay đổi trạng thái thần kinh ở bệnh nhân ngộ độc cấp: ethanol hoạt động như các chất an thần gây ngủ. Nồng độ ethanol trong máu thấp gây cảm giác phấn khích, vui vẻ và những hành động theo chiều hướng giải tỏa căng thẳng. Nồng độ ethanol cao hơn làm suy yếu hệ thần kinh trung ương: nói líu nhíu, thay đổi nhận thức về môi trường xung quanh, phán đoán không chính xác, rối loạn vận động, rung giật nhãn cầu, ...

Tài liệu được xem nhiều: