Nuốt phải thủy ngân (Hg) là tai nạn có thể xảy ra ở trẻ em nhỏ và là vấn đề mà các bậc phụ huynh khắp nơi thường quan tâm, lo lắng.Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát độc chất Hoa Kỳ, có hơn 21.000 cuộc gọi hỏi về ngộ độc Hg năm 2001, trong đó hơn 80% trường hợp hỏi về ngộ độc khi trẻ nuốt phải Hg từ nhiệt kế bị vỡ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngộ độc thủy ngân ở trẻ em Ngộ độc thủy ngân ở trẻ em Nuốt phải thủy ngân (Hg) là tai nạn có thể xảy ra ở trẻ em nhỏ và là vấn đề mà các bậc phụ huynh khắp nơi thường quan tâm, lo lắng.Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát độc chấtHoa Kỳ, có hơn 21.000 cuộc gọi hỏi về ngộ độc Hgnăm 2001, trong đó hơn 80% trường hợp hỏi về ngộđộc khi trẻ nuốt phải Hg từ nhiệt kế bị vỡ.Tại BV. Nhi Đồng I TP.HCM, những trường hợp tainạn nuốt Hg vẫn là một nguyên nhân nhập viện ở trẻem, vì biến chứng do xử trí tại nhà không đúng. Bàiviết này nhằm cung cấp cho các bậc phụ huynh mộtsố hiểu biết về ngộ độc Hg ở trẻ em và các biện phápphòng ngừa.Trẻ nhỏ dễ nuốt phải HgCháu N.H.L., 2 tuổi, nhà ở quận 5 (TP.HCM) đượcmẹ đưa đến bệnh viện vì nuốt phải Hg. Mẹ cháu rất lolắng cho biết, bà để nhiệt kế trên giường sau khi đonhiệt độ cho em của L.. Cháu đang nằm chơi cạnhđó, thấy nên cầm lấy chơi rồi cho vào miệng. Ngườinhà phát hiện khi nhìn thấy cháu nhợn ói, trên tay còncầm chiếc nhiệt kế không còn Hg. Thân nhân cố gắngmóc họng để gây ói đã làm cháu ho sặc sụa nhiều,thấy cháu tím tái nên người nhà đưa cháu đến bệnhviện. Chụp phim Xquang kiểm tra phổi, có tình trạngviêm phổi nhưng rất may cháu không bị hít Hg. Sau 7ngày điều trị và theo dõi, cháu được xuất viện và tiếptục tái khám sau đó.Có nhiều dạng HgHg hiện diện rất nhiều trong thức ăn, thuốc và môitrường sống con người, được sử dụng chủ yếu trongsản xuất các hóa chất, trong kỹ thuật điện và điện tử.Hg tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường, vìnó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinhvật. Đây là một kim loại, dạng nguyên tố ở thể lỏng,màu óng ánh như bạc, không tan trong nước và cóthể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Khi đặtgiọt Hg ở trên mặt bàn, nó có dạng giống hạt ngọctrai và rất dễ tan thành hạt nhỏ li ti và bay hơi. Có 3dạng Hg tồn tại dưới dạng nguyên tố hay kết hợp vớichất khác:Hg nguyên tố: có trong nhiệt kế, máy đo huyết áp, cácthiết bị điện, bóng đèn, pin, sơn.Hg vô cơ: dạng đôi hoặc đơn hóa trị, được sử dụngđiều chế thuốc sát trùng, làm thuốc lợi tiểu, tẩy giun.Hg hữu cơ: gồm hợp chất chuỗi alkyl ngắn có nhiềutrong môi trường bị ô nhiễm, đáng lưu ý là trong thứcăn hải sản vùng bị ô nhiễm và chuỗi alkyl dài dùngtrong nông nghiệp để làm thuốc diệt nấm. TrongĐông y, Hg gọi là chu sa được dùng làm thuốc anthần.Tổn thương não không hồi phụcHg là chất độc có khả năng tích lũy sinh học dễ dànghấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Cácdạng hóa học của Hg khác nhau về cả đặc điểm sinhhọc, dược động học và độc tính. Hg vô cơ ít độc hơnso với hợp chất Hg hữu cơ.Hg nguyên tố gây độc cho người sau khi hít vào. Trẻem nuốt phải Hg do vỡ nhiệt kế thường không gâyđộc vì nó hấp thu rất ít ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên,trường hợp trẻ bị tắc ruột hay viêm ruột thì lượng Hgđược hấp thu qua đường uống có thể cao hơn. Hgnguyên tố hít vào sẽ hấp thu nhanh qua đường hôhấp gây tổn thương, qua màng phế nang vào máuđến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương. Nồngđộ đỉnh đạt sau vài ngày. Một lượng nhỏ Hg nguyêntố thấm qua hàng rào mạch máu não và qua nhauthai dễ dàng. Thời gian bán hủy kéo dài đến 60 ngày,sau đó được thải qua phân và nước tiểu. Hg nguyêntố cũng có thể chuyển đổi dạng thành Hg hữu cơ gâyđộc khi ăn phải. Ngộ độc mãn do hít Hg nguyên tốtrong thời gian dài. Qua hàng rào máu não, Hg tích tụlại ở trong não và vỏ não. Tại đây, Hg sẽ oxy hóathành dạng ion, kết hợp với gốc sulfydryl và proteincủa tế bào, cản trở các enzyme và chức năng vậnchuyển tế bào.Hg vô cơ là chất ăn mòn nên có đặc điểm gây tácdụng phỏng trực tiếp trên niêm mạc. Tỉ lệ hấp thu quaống tiêu hóa chỉ là 10% lượng nuốt vào, Hg tích lũy ởthận gây tổn thương thận. Mặc dù kém tan trong chấtbéo nhưng nếu tiếp xúc trong thời gian dài, Hg cũngđược tích lũy dần dần trong não, vùng tiểu não và vỏnão gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Liềugây chết người của Hg vô cơ là 1 – 4g ở người lớn.Hg hữu cơ hấp thu tốt qua hít, nuốt và cả qua da.Hấp thu ở ống tiêu hóa với tỉ lệ 90%, ít hơn đối vớichuỗi dài. Độc tính của Hg hữu cơ thường xảy ra vớicác chuỗi alkyl ngắn, đặc biệt methyl Hg. Nuốt 10 –60mg/kg đủ gây tử vong, và nuốt lượng ít trong mộtthời gian dài, chỉ cần lượng 10µg/ kg đủ tác hại lên hệthần kinh và khả năng sinh sản của người lớn. Do cókhả năng tan trong mỡ nên Hg hữu cơ nhanh chóngvào màu phân bố khắp cơ thể, tích tụ trong não, thận,gan, tóc và da.Tác dụng độc rõ ràng đầu tiên và nguy hiểm nhấtlà ở não.Hg kết hợp và bất hoạt gây thoái hóa tế bào thần kinhở vỏ não va tiểu não, dẫn đến triệu chứng liệt, thấtđiều, điếc, thu hẹp thị trường. Chất này qua nhau dễdàng và tập trung trong thai gây độc tính nặng chobào tha ...