Danh mục

Ngộ nghĩnh chuyện 'tình yêu' của trẻ mẫu giáo

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.50 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Con buồn lắm, con và bạn Bin yêu nhau thế mà vẫn phải xa nhau. Buổi trưa hôm nay hai đứa đút cho nhau ăn để chia tay”, bé Su Su kể với bà.Với giọng bà cụ non, bé Su Su (5 tuổi, sống ở Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội), nói với cả nhà rằng việc phải chuyển sang trường mẫu giáo khác là một “cú sốc nhỏ”, nhưng vì mẹ đã đổi chỗ làm, khôngđưa đón ở chỗ cũ được nên bé cũng đành thông cảm cho mẹ thôi. “Nhưng con phải hy sinh tình yêu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngộ nghĩnh chuyện tình yêu của trẻ mẫu giáo Ngộ nghĩnh chuyện tình yêu của trẻ mẫu giáo “Con buồn lắm, con và bạn Bin yêu nhau thế mà vẫn phải xa nhau. Buổi trưa hôm nay hai đứa đút cho nhau ănđể chia tay”, bé Su Su kể với bà.Với giọng bà cụ non, bé Su Su (5 tuổi, sống ở ThanhXuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội), nói với cả nhàrằng việc phải chuyển sang trường mẫu giáo khác làmột “cú sốc nhỏ”, nhưng vì mẹ đã đổi chỗ làm, khôngđưa đón ở chỗ cũ được nên bé cũng đành thông cảmcho mẹ thôi. “Nhưng con phải hy sinh tình yêu đẹpcủa con với bạn Bin. Chắc là con sẽ không yêu aikhác được mất”, Su Su tuyên bố.Sau buổi học cuối cùng của Su Su ở trường cũ, cảnhà ai cũng quan tâm chuyện bé từ giã “người yêu”ra sao. Nàng công chúa nhỏ không chịu kể ngay, màra bộ buồn rầu, im lặng một lúc. Nhưng sau đó, Su Suríu rít kể với giọng cực kỳ hào hứng: “Bạn Bin giậncon, bảo con phản bội bạn ấy, con giải thích mãi, bạnmới không giận nữa”. Hai đứa chia tay bằng cách…đút cho nhau ăn trong bữa trưa, sau đó dắt tay nhauđi mấy vòng quanh lớp.“Chuyện tình” của cu Kem (5 tuổi, Khâm Thiên, HàNội) thì đến nay vẫn đang tốt đẹp, ngoại trừ một sựcố nho nhỏ: Một cậu bé khác trong lớp cũng muốn“yêu” Trang, cô bạn gái của Kem. Vì lo lắng nên mặcdù muốn giấu kín chuyện tình cảm của mình, Kemcũng đành tâm sự với mẹ. Mẹ chưa kịp tư vấn gì,hôm sau cu cậu về đã tươi roi rói khoe: “Mẹ ơi, bạnTrang từ chối bạn Phúc rồi”. Lý do “tình địch” củaKem bị “nốc ao” rất đơn giản: Trang không thíchnhững cậu bé cắt đầu đinh và sún răng. Thật maycho Kem, vì cu cậu có mái tóc chải mái lật rất điệu,còn răng thì trắng tinh.Giải thích tại sao lại “yêu” bạn Phương cùng lớp năngkhiếu vẽ ở trường mầm non, bé Khoai ở Vĩnh Tuy,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nói: “Vì bạn ấy thích tônền màu vàng giống con, lại còn hay mặc váy vàngnữa”.Thế nhưng cách đây ít ngày, cậu bé buồn rầu thôngbáo đã… chia tay. Giận cô bạn, Khoai thay đổi cáchxưng hô: “Nó làm hỏng bức tranh con đang vẽ, nhưnglại bảo là tại con”. Trận cãi nhau sau đó đã khiến chođôi bạn vàng tuyên bố ngừng “yêu”. Tức giận vì bị“cắt đứt”, cô bạn gái chộp lấy tay Khoai cắn mộtmiếng rõ đau, khiến cổ tay cu cậu sưng lên.Còn cô bé Nấm, nhà ở tập thể Quỳnh Mai, Hà Nội, lạivì “tình yêu” mà giận cả cô giáo. Chị Hoa, mẹ bé, kể:“Có hôm đi đón con, thấy mẹ cu Phong cùng lớp hỏichị định chuyển trường cho cháu à, mình ngớ ra. Haimẹ nói chuyện một lúc, mới biết tất cả là kế hoạchcủa Nấm”.Nấm và Phong chính thức nhận nhau là người yêu,nhưng Phong thì về tâm sự hết với mẹ, còn Nấmtuyệt đối không, dù tối nào cũng ríu rít kể các chuyệntrên lớp. Hôm nọ, vì đánh nhau, Phong bị cô giáophạt, bắt úp mặt vào tường. Nấm bênh Nam, máchvới cô là bạn trai kia có lỗi nhiều hơn, nhưng cô vẫnkhông giảm hình phạt. Vừa tức vừa thương bạn,nhân lúc cô giáo đi chỗ khác, Nấm bảo: “Nam yêntâm đi, nếu cô giáo cứ thế này, Thu (tên thật củaNấm) sẽ chuyển cho Nam sang trường H., cô giáo ởđó hiền lắm, không bao giờ phạt học sinh cả”.Cương quyết bảo vệ “người yêu” như vậy, nhưng“tình yêu” của Nấm chỉ kéo dài một tháng. Mới đây,mẹ Phong kể cho mẹ Nấm: “Cu Phong mấy hôm liềnrầu rĩ, hỏi thì bảo bạn Thu chia tay với con rồi. Bâygiờ bạn ấy yêu bạn Hưng mới đến, vì Hưng biết gấpmáy bay”.Chuyện trẻ “yêu nhau” như vậy rất phổ biến ở cácnhà mẫu giáo hay các khu tập thể. Theo chuyên giatâm lý Linh Nga, Trung tâm nghiên cứu, đào tạo vàphát triển cộng đồng, đây thực chất cũng chỉ là tìnhbạn của trẻ con, trẻ đặc biệt thích một bạn khác giớivì bạn ấy có điểm đáng yêu nào đó, và gọi là tình yêudo tâm lý thích bắt chước người lớn.Thực ra trẻ tuổi mầm non ở thế hệ nào cũng có hiệntượng “yêu” như vậy, nhưng với thế hệ hiện nay, xuhướng này rõ rệt hơn do tiếp xúc nhiều hơn với cácphim về đề tài tình yêu trên TV, sự thể hiện tình yêucủa người lớn cũng “công khai” hơn trước.Theo chuyên gia Linh Nga, các phụ huynh không nênlo lắng khi trẻ nói con yêu bạn X hay Y nào đó.Những “mối tình” này không có hại và thường khôngkéo dài. Thậm chí, có thể nhân chuyện “yêu đương”này để dạy con, chẳng hạn hỏi tại sao con thích bạnấy. Khi bé liệt kê ra một loạt ưu điểm của bạn, ngườimẹ khen phụ họa và khuyến khích con học nhữngđiểm tốt đó.Tuy nhiên, có những đứa trẻ bắt chước “quá đà”chuyện yêu đương của người lớn nên có những hànhvi không hợp với lứa tuổi. Phụ huynh nên tìm hiểuxem con mình có nằm trong trường hợp này khôngđể kịp thời uốn nắn. Nếu biết trẻ hôn vào môi, hay sờvào người bạn, nên cho con biết điều đó là khôngđược làm. Và bạn cũng đừng quên dặn con không đểngười khách có hành vi như vậy với mình. ...

Tài liệu được xem nhiều: