Danh mục

Ngô Nhân Tĩnh và tâm sự một Nho thần _1

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.85 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

2. Tâm sự của một Nho thần 2.1. Niềm ưu ái của một Nho thần Chịu ơn nhà Nguyễn ngay từ buổi đầu khi vua Gia Long còn đang giành chính quyền từ tay Tây Sơn, Ngô Nhân Tĩnh bao giờ cũng mang ý thức trách nhiệm của một Nho thần mong được thờ phụng đấng quân vương, báo đền tổ quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngô Nhân Tĩnh và tâm sự một Nho thần _1Ngô Nhân Tĩnh và tâm sự một Nho thần 2. Tâm sự của một Nho thần 2.1. Niềm ưu ái của một Nho thần Chịu ơn nhà Nguyễn ngay từ buổi đầu khi vua Gia Long còn đang giành chínhquyền từ tay Tây Sơn, Ngô Nhân Tĩnh bao giờ cũng mang ý thức trách nhiệm của mộtNho thần mong được thờ phụng đấng quân vương, báo đền tổ quốc. Tổ tịch tuy ngườiTrung Quốc, Minh hương nhưng trong dòng máu của Ngô Nhân Tĩnh dường như ngầmchảy một luồng nhiệt huyết Việt Nam, vì thế, ông coi đất nước này là đất nước của ông,quê hương này là quê hương của ông và việc phụng sự quê hương, đất nước là tráchnhiệm của thần dân trên mảnh đất mới này. Nhân Tĩnh thuở nhỏ từng theo học Xử sĩ Võ Trường Toản, đọc sách thánh hiền,nên ít nhiều đã được hun đúc tư tưởng Nho gia từ rất sớm. Đã là nhà Nho thì hành xửtheo kiểu của nhà Nho: hết lòng tận trung phò vua, giúp nước; ưu tư, lo lắng làm trònbổn phận của một bầy tôi. Niềm ưu quân ái quốc ấy, những khi chưa được bề trên biết đến, chưa được dịp đểthi thố, thì bao giờ cũng được kết tinh thành những nỗi niềm dằn vặt trong tâm hồnngười tráng sĩ: Phủ kiếm vị thù bang quốc hận, Bất tài mỗi ngộ hữu bằng lân. (Đồng Trần Tuấn Hà Bình xích hạ chu trung tạp vịnh, 1) (Vỗ kiếm hận chưa đền nợ nước, Bất tài thường khiến bạn bè thương). Đọc lời thơ ấy của Ngô, bất giác nhớ lời bài thơ Khất thực trong Thanh Hiên thitập của Nguyễn Du: chống kiếm dài ngạo nghễ dựa trời xanh, lăn lộn trong đám bùn dơba chục năm, chữ nghĩa văn chương nào có ích gì cho ta, chỉ có cái đói cái rét của mìnhkhiến người khác thương cảm (Tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên, triển chuyển nê đồtam thập niên. Văn tự hà tằng vi ngã dụng, Cơ hàn bất giác thụ nhân liên…). Với ông, làm sao để đền đáp ơn tri ngộ của vua đối với mình, chứ chưa bao giờ vàcó lẽ không bao giờ dám nghĩ đến việc mưu cầu công danh phú quý cho riêng mình nhưlời ông bộc bạch: Tráng sĩ tự năng thù quốc trái, Trượng phu thuỳ khẳng vị thân mưu. Phiến tâm vị đoạt môn trùng toả, Nhất sự vô thành lệ ám lưu. (Đồng Trần Tuấn Hà Bình, Xích hạ chu trung tạp vịnh, 2) (Tráng sĩ tự mình dốc lòng đền nợ nước, Bậc trượng phu ai người chịu mưu cầu cho riêng mình. Tấm lòng thành chưa thấu đến cửu trùng, Một việc chưa xong khiến lệ rỏ thầm) Trên đường xa vạn dặm, nếu không nhớ đến quê hương, đất nước thì nhớ đến vua: Giang sơn hữu mộng ngu thần niệm, Thân sự vô liêu thánh chủ tri. (Đồng Trần Tuấn Hà Bình, Xích hạ chu trung tạp vịnh, 4) (Sông núi mơ màng, ngu thần thường nhớ nghĩ đến, Thân thế của mình chưa vẹn, hẳn thánh chúa biết cho) Gian quan vạn lý phùng nguyên đán, Dao vọng Nam sơn hiến thọ bôi. (Nguyên đán ngẫu thành) (Cách trở vạn dặm đường dài, gặp ngày tết nguyên đán, Nơi xa trông về núi Nam dâng chén chúc vua thánh thọ) Hiểu phong đạm đãng xuy trần lự, Cố quốc phân minh tục mộng hồn. (Hà bắc đạo trung hiểu hành) (Gió mai man mác xua phiền muộn, Nước cũ rành rành nối giấc mơ) Những dòng thơ chan chứa tình quê hương: Tâm tại Nam bang thân tại bắc, Thuỷ quy đông hải nguyệt quy tây. (Nhâm tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tâyhoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp ông tam thập vận, 8) (Lòng ở nước Nam, thân ở bắc, Sông về Đông hải, nguyệt về tây) Dao vọng cố viên thiên vạn lý, Tối quan tình xứ thị Nam san. (Nhâm tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tâyhoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp ông tam thập vận, 28) (Xa ngóng vườn xưa ngàn vạn dặm, Nơi tình tứ nhất ấy Nam sơn) Ngô Nhân Tĩnh thường lo nghĩ đến nhiệm vụ đi sứ, coi việc trì trệ do nhà Thanhgây ra là tội của mình: Quân ân đa sủng tứ, Thần tội tại lưu liên. Bách ưu hà xứ kết, Ngũ dạ bất thành miên. (Khách trung tạp cảm, 7) (Ơn vua ban cho nhiều sủng ái, mà tội của thần cứ phải chần chừ nơi đất khách. Trăm mối lo biết kết vào đâu, năm canh dài vẫn không thành giấc) Còn ở Trịnh Hoài Đức, trì trệ mãi nơi đất khách, việc sứ chưa thành, vẫn khôngdằn vặt như ở Ngô Nhân Tĩnh, mà chỉ là tiếng than thở xen lẫn trong niềm nhớ bè bạnquê hương(25): Minh nhật tiêu hoa nan viễn hiến ...

Tài liệu được xem nhiều: