Danh mục

Ngôi nhà ẩm mốc

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.98 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Hai lần tôi về quê để xin gã Tùng người hàng xóm, cho chuộc lại ngôi nhà và mảnh vườn, mà trước đây tôi đã bán. Bán để có tiền cho con mua nhà thành phố. Bán như sự ruồng bỏ đầy bản năng với quá khứ nhọc nhằn, để đến với nơi văn minh tiến bộ hơn. Nhưng thật ngậm ngùi, cả hai chuyến đi ấy đều không thành công, bởi gã hàng xóm của tôi rất lạ. Không như người khác, mua để đầu cơ, mở rộng thổ cư, mua để làm của hồi môn cho con....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngôi nhà ẩm mốc Ngôi nhà ẩm mốc TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THÁI SƠN1.Hai lần tôi về quê để xin gã Tùng người hàng xóm, cho chuộc lại ngôi nhà và mảnh vườn,mà trước đây tôi đã bán. Bán để có tiền cho con mua nhà thành phố. Bán như sự ruồng bỏđầy bản năng với quá khứ nhọc nhằn, để đến với nơi văn minh tiến bộ hơn. Nhưng thậtngậm ngùi, cả hai chuyến đi ấy đều không thành công, bởi gã hàng xóm của tôi rất lạ.Không như người khác, mua để đầu cơ, mở rộng thổ cư, mua để làm của hồi môn chocon. Gã Tùng mua nhà, đất của tôi rồi để đấy. Dăm bữa, nửa tháng, mới tới thăm căn nhàcấp bốn lợp ngói Sông Cầu cũ kỹ, như thăm cái miếu hoang, cỏ tốt ngập vườn. Chiếc aohai sào màu mỡ, trước kia mỗi vụ đã cho tôi hàng tạ cá, vậy mà bây giờ để bèo phủ kín.Lần thứ nhất, tôi đặt vấn đề: “Mua nhà đất mà chẳng để làm gì, ông cho tôi chuộc lại, lờilãi bao nhiêu tôi xin chịu”. Tùng cười khà khà, chỉ xuống ao: “Ông nhìn xem có đẹpkhông”? Tôi nhìn theo tay gã. Mặt ao lung linh tím ngát một màu hoa, đàn chuồn chuồnớt bay lượn dập dờn, có chú bói cá màu lông sặc sỡ như sắc cầu vồng, xòe đôi cánh bayvút lên cao. Đúng, đẹp thật. Tôi thành thực gật đầu. Gương mặt gã giãn ra, đầy vẻ tựmãn: “Tôi để vì thế đấy, nên không có chuyện mua đi, bán lại đâu”. Như người bước hụt,mặt tôi tái đi. Có lẽ câu nói còn hai từ “về đi”, mà gã hàng xóm giữ lại trong đầu khôngmuốn nói ra.Lần thứ hai, Tùng dẫn tôi đi dọc đường làng. Gã làm như tôi đã quên hết, không nhớ gìđến cái làng Rạch. Gã chỉ: “Nhà thằng Giản. Ông thấy hoành tráng không? Bốn tầng, cósân thượng lợp tôn lạnh, làm bằng tiền bán ruộng đấy. Tiền nhiều, vàng lắm, đổi lại haithằng con đều nghiện”. Gã đánh tay sang nhà bên cạnh. “Còn đây là nhà bà Cư, có độcmột cô con gái lại lấy chồng Tây. Cô làm nhà to vật vã, để cho mẹ già ở cứ như cún giữnhà. Đợi hai năm một lần, thằng rể xứ người về thăm”. Tùng cứ nói vanh vách nhưhướng dẫn viên du lịch, không cần biết tôi có nghe hay không.Đi đúng một vòng về lại cái ao bèo, gã hỏi: “Ông thấy làng ta bây giờ ra sao? Còn chỗnào như chỗ này không”? Tôi bảo: “Như phố. Không còn chỗ nào như chỗ này cả”. Gãvỗ tay khoái trá: “Đúng thế. Khu này là một bảo tàng vô cùng quý hiếm”. Tôi nhận ratrong đáy mắt gã hàng xóm, ngời lên sự mãn nguyện. Lúc ấy không phải thời cơ cho tôinói đến chuyện chuộc lại ngôi nhà. Buổi trưa gã mời tôi ở lại ăn cơm, thực đơn có mónốc nhồi nấu chuối xanh ngon đến lân rân cả mình mẩy. Định hết chén rượu khai vị, tôi sẽnói khó với gã về mục đích chuyến đi của mình. Nhưng như biết tâm trạng tôi, gã đứngphắt dậy cánh mũi phập phồng: “ốc tôi vớt từ cái ao bèo ấy lên đấy. Rất cảm ơn ông”.Gã Tùng nói thế khác gì bịt miệng đối tác. Tôi đành im lặng, ngẫm ngợi lời cảm ơn nhạtthếch.2.Tôi chuyển đến thành phố ở với con trai, sau ngày cô con gái cả theo chồng về Huế. Sángấy sương giăng, có tiếng vạc vọng tao tác trên bầu trời mà không nhìn thấy. Tôi đứngdưới sân ngước lên, mường tượng ra những chú vạc có cái cổ dài, chân duỗi thẳng, đangmiết mải vỗ đôi cánh rộng. Có lẽ, lúc đó lũ vạc mới kết thúc bữa ăn đêm đang bay về tổ.Liên tưởng đến sự ra đi của mình, như ngược với hành trình của vạc, lòng tôi bỗng nhiêntrĩu nặng. Dũng con trai tôi giục, cậu lái xe bấm còi. Giật mình thoát khỏi tâm trạng nhưmộng du, tôi bắt tay chào từ biệt gã hàng xóm, người chủ mới của ngôi nhà. Xe chuyểnbánh, bờ tre, cánh đồng nơi có nấm mộ vợ tôi mờ dần, rồi khuất hẳn trong màn sươngtrắng đục.Nhà của con tôi, giống hệt mấy nhà cùng phố. Tầng một có phòng khách, phòng ăn vàcông trình phụ. Tầng hai có ba phòng khép kín, vừa đủ cho gia đình bốn người. Phòngcủa vợ chồng, phòng riêng của hai cô con gái.Hết mấy ngày háo hức với phố phường. Con trai tôi nói như đùa: “Ông chơi là chính,thấy tiện thì cắm cho cái Huế nồi cơm, còn mọi việc cứ mặc vợ chồng con”. Huế là tênđứa con gái lớn của nó. Một ngày, hai ngày, rồi một tháng trôi đi. Y lời con trai, ngày tôilàm mỗi việc cắm nồi cơm điện, sau đó thì ngồi, thấy đau mình mẩy thì nằm xem phim dãsử Trung Quốc. Đợi con cháu về. Người tôi cứ u uất, rấm rứt như kẻ bị cầm tù. Nhớ ngôinhà cũ, nhớ mùi bùn đất của ruộng vườn, tôi không sao ngủ được. Gần sáng thức dậy đợinghe một tiếng gà gáy, mà chỉ thấy âm thanh tàu xe đinh tai, nhức óc. Biết tâm trạng tôi,một tối con trai bảo: “ở quê ai cũng gần gặn thân tình, ở đây thì khác, nhà nào biết nhànấy, nhưng bù lại có nhiều sân chơi. Tao nhã, thanh cao có câu lạc bộ thơ. Văn minh, lịchsự có câu lạc bộ khiêu vũ. Khỏe khoắn, trường thọ có câu lạc bộ dưỡng sinh. Bố thíchvào câu lạc bộ nào, thì đăng ký tham gia cho vui vẻ, hòa đồng”. Tôi bật cười: “Cả đời bốbám đít con trâu quên cả mặt chữ, bây giờ anh lại khuyên bố làm thơ, nhảy nhót, khoachân múa tay, thì khác gì giễu bố cho thiên hạ cười. Khu này phố mới lên phường, vẫncòn lác đác những thửa ruộng hoang, vợ chồng anh thuê lấy một mảnh để bố trồng rau.Khi không còn sức nữa, bố vào câ ...

Tài liệu được xem nhiều: