Danh mục

Ngôn ngữ học, nhân học văn hóa và tâm lí học hành vi - Một phối hợp liên ngành theo đường hướng nghiên cứu văn học dân gian trong bối cảnh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 366.85 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ trong nguồn gốc, bản chất và chức năng, văn học dân gian (VHDG) gắn liền với giao tiếp xã hội. Do vậy, tiếp cận VHDG trong bối cảnh là một đường hướng nghiên cứu thích hợp. Trong đó, ngôn ngữ học, nhân học văn hóa và tâm lí học hành vi là một trong những kết hợp liên ngành khả thi và có nhiều triển vọng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngôn ngữ học, nhân học văn hóa và tâm lí học hành vi - Một phối hợp liên ngành theo đường hướng nghiên cứu văn học dân gian trong bối cảnhNguyễn Hữu NghĩaTẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM_____________________________________________________________________________________________________________NGÔN NGỮ HỌC, NHÂN HỌC VĂN HÓA VÀ TÂM LÍ HỌCHÀNH VI - MỘT PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH THEO ĐƯỜNG HƯỚNGNGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG BỐI CẢNHNGUYỄN HỮU NGHĨA*TÓM TẮTTừ trong nguồn gốc, bản chất và chức năng, văn học dân gian (VHDG) gắn liền vớigiao tiếp xã hội. Do vậy, tiếp cận VHDG trong bối cảnh là một đường hướng nghiên cứuthích hợp. Trong đó, ngôn ngữ học, nhân học văn hóa và tâm lí học hành vi là một trongnhững kết hợp liên ngành khả thi và có nhiều triển vọng.Từ khóa: văn học dân gian, hướng tiếp cận bối cảnh, giao tiếp xã hội, ngôn ngữ học,nhân học văn hóa, tâm lí học hành vi.ABSTRACTLinguistics, Cultural Anthropology and Behavioral Psychology:an interdisciplinary combination of contextual approach for the study of folkloreFrom the original, natural and functional characteristics, folklore and socialcommunication are often associated. For this reason, contextual approach is anappropriate method for the study of folklore in which the interdisciplinary combination ofLinguistics, Cultural Anthropology and Behavioral Psychology is feasible and promising.Keywords: folklore, contextual approach, social communication, linguistics, culturalanthropology, behavioral psychology.Như một quy luật, càng tiếp cận vàxử lí thông tin từ những hiện tượng riênglẻ, các nhà khoa học nhận ra rằng họ càngxa rời hơn những quy ước làm việc banđầu và mọi nỗ lực phân loại càng tiến gầnhơn một sự thật đầy mai mỉa rằng đóchẳng qua là việc cố tình gắn lên đốitượng nghiên cứu những nhãn hiệu dotham vọng chốt chặt các lằn ranh mỏngmanh của thế giới. VHDG, trước khi trởthành một đối tượng nghiên cứu chuyênbiệt, là một thành phần của “hỗn hợp” vănhóa dân gian và việc nghiên cứu VHDG,trước khi trở thành một ngành khoa họcđộc lập, thuộc địa hạt của dân tộc học.Năm 1971, Dan Ben-Amos (1934), nhà*nghiên cứu văn hóa dân gian, giáo sư đạihọc Pennsylvania, Philadelphia (Hoa Kì),chỉ ra một thực tế khá trớ trêu trongnghiên cứu folklore khi ông cho rằng đốivới các nhà nhân học và nhà nghiên cứuvăn học “folklore trở thành một chủ đềngoại lai, một đám cỏ xanh bên kia hàngrào rất hấp dẫn họ, nhưng, than ôi, khôngnằm trong lĩnh vực của họ” và “trong khicác nhà nhân học coi folklore là văn học,thì các nhà nghiên cứu văn học lại địnhnghĩa nó là văn hóa” [6, tr.3]. Trước đómột phần tư thế kỉ, nhà cấu trúc luậnngười Nga, Vladimir. Ia. Propp (1895 –1970), trong bài nghiên cứu Đặc tính củafolklore (1946) cho rằng “xét về cội nguồnThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: minhphong6@yahoo.com117TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCMSố 8(86) năm 2016_____________________________________________________________________________________________________________thì folklore cần phải gần, không phải vớivăn học mà với ngôn ngữ”. Ở một đoạnkhác, ông lại nhấn mạnh: “Tách khỏi dântộc học thì không thể có cách tiếp cận duyvật đối với việc nghiên cứu folklore” [14,tr.9]… Ở Việt Nam, Đỗ Bình Trị cho rằngsự thiếu nhất quán và lúng túng trong cáchtiếp cận VHDG là do “tình trạng dở dang,không dứt điểm trong việc nghiên cứunhững vấn đề lí luận và sự phân tán ý kiếntrong quan niệm về những vấn đề phứctạp của lí luận và phương pháp luậnnghiên cứu folklore” [4, tr.27]. Theo nhànghiên cứu Chu Xuân Diên, “sự dao độngtrong quan niệm lí thuyết về đối tượng vàchức năng của folklore học hiện nay thựcchất là sự dao động giữa quan niệmfolklore là folk culture được tiếp cận dướigiác độ thẩm mĩ với quan niệm folklore làmột bộ phận trong văn hóa nói chung…”[3, tr.226]. Thực tế cho thấy, sự phát triểnchuyên ngành hẹp trong khoa học, mộtmặt khẳng định tư cách phát triển độc lậpcủa từng lĩnh vực nghiên cứu nhưng đồngthời càng thúc đẩy sự quan tâm sâu sắcviệc thắt chặt hơn nữa mối quan hệ liênngành để tiến gần hơn các mục tiêu khoahọc. Là một sản phẩm nghệ thuật ngôn từcủa dân chúng, VHDG không xa lạ vớilĩnh vực giao tiếp của con người trong sựtổng hòa các mối quan hệ của đời sống xãhội - văn hóa. Nếu làm một tổng kết sơ bộcác đường hướng nghiên cứu VHDG, chođến thời điểm hiện tại, chúng ta sẽ thấyngôn ngữ học, nhân học văn hóa và tâm líhọc hành vi là một sự phối hợp thích hợpcho những kì vọng đi đúng hướng và đạtnhững hiệu quả thiết thực trong lĩnh vựcnghiên cứu này.1181. Folklore học và ngôn ngữ học:những hiện tượng song songTrong số những thế lưỡng phân trứdanh của nhà ngôn ngữ học Thụy SĩFerdinand de Saussure (1857–1913), cácnhà folklore học chú ý nhiều nhất đến cặpđôi đối lập “ngôn ngữ/ lời nói”. TrongGiáo trình ngôn ngữ học đại cương(1916), Saussure định nghĩa ngôn ngữ(langue) là toàn thể những quy ước đượcmột cộng đồng chấp nhận để đảm bảo sựthấu hiểu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: