Tham khảo tài liệu ngôn ngữ mỹ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, đồ hoạ..., văn hoá - nghệ thuật, điêu khắc - hội họa phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngôn ngữ mỹ thuật Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ, Đồ hoạ... Ngôn ngữ mỹ thuật Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ, Đồ hoạ... Nghệ thuật là một danh từ chỉ: Hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh...làmột hình thái đặc biệt của ý thức xã hội. Nghệ thuật bắt nguồn từ lao động, do đó luôn gắn liền với cuộc sống. Các môn nghệ thuật đến với con người thông qua cửa ngõ thị giác và cùng chungmột hệ thống ngôn ngữ là: đường nét, hình khối, màu sắc...như: Kiến trúc, Điêu khắc,Hội hoạ, Đồ hoạ...gọi là nghệ thuật tạo hình hay được quen gọi là Mỹ thuật. Khái niệm chung về mỹ thuật như sau Mỹ thuật là từ chỉ những loại hình nghệ thuật có quan hệ đến sự thụ cảm bằng mắtvà sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên ngoài để đưa lên mặt phẳng(gỗ, giấy, vải, trần nhà, tường...). hoặc một không gian (ngoài trời hoặc trong phòng) nàođấy. Ngôn ngữ mỹ thuật bao gồm các yếu tố như: Hình-khối, Đường -nét, màu- sắc, sựsắp xếp bố cục, nhịp điệu... Mỗi loại hình có cách biểu hiện khác nhau tuỳ thuộc vào đặc trưng ngôn ngữ củatừng loại. +Ngôn ngữ Hội hoạ +Ngôn ngữ Điêu khắc +Ngôn ngữ Đồ hoạ Ngôn ngữ hội hoạ Là loại hình Nghệ thuật đặc trưng bởi sự biểu hiện không gian trên bề mặt, đó là mộtkhông gian ảo chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác. Nói đến Hội hoạ ta phải nói đến tính không gian. Mặt khác mỗi vật thể tồn tại trong không gian đề có một hình dạng, màu sắc nhấtđịnh. ánh sáng giúp ta nhận ra hình dáng, kích thước và màu sắc của chúng. Như vậy đặctrưng nữa đó là tính tạo hình trực tiếp bằng các yếu tố ngôn ngữ tạo hình như hình khối,màu sắc, đường nét...Hình và màu là 2 yếu tố cơ bản trong Hội hoạ. Hình là yếu tố quan trọng đóng vai trò chủ yếu. Màu sắc giúp biểu hiện tình cảm vàlàm cho Hội hoạ phong phú, hấp dẫn. 1.Đường nét: đường thẳng, đường xiên, đường cong, đường gấp khúc...; nét đanh,nét thô, vung vẩy, nét chân thực, nét bay bướm, nét đóng, nét mở, nét trơn, nét gai... 2.Màu sắc: Sắc tố (là những màu gốc), Sắc loại (là hỗn hợp của các sắc tố được biểuhiện dưới dạng riêng biệt và được gọi theo liên tưởng ví dụ: cánh sen, lá mạ, hoa cà, nướcbiển...), Sắc độ (chỉ đậm nhạt của màu sắc), Sắc thái (là vẻ khác nhau của những màu cócùng một gốc như: đỏ cờ, đỏ sen, mười giờ...) 3.Hình khối: do đường nét và đậm nhạt tạo thành dưới tác động của ánh sáng. 4.Bố cục, nhịp điệu: Tuỳ theo nội dung, chủ đề, các yếu tố ngôn ngữ hội hoạ đượcngười hoạ sỹ bố trí, sắp đặt sao cho phù hợp để tạo tao tác phẩm là bố cục. Thông qua sựchuyển động của đường nét, hình khối, màu sắc...đã tạo nên nhịp điệu trong tranh. Ngôn ngữ Điêu khắc Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật sử dụng các chất liệu như: gỗ, đá, đồng, đất,thạch cao... để tạo nên tác phẩm nghệ thuật tồn tại và chiếm chỗ trong không gian thựcbằng cách tạc, đục, nặn gò...Điêu khắc cũng là một loại hình nghệ thuật tạo hình, vì vậy có chung kênh ngôn ngữ nhưnhiều loại nghệ thuật tạo hình khác, đó là hình khối, màu sắc, đường nét...nhưng do đặctrưng của điêu khắc, các yếu tố đó được khai thác ở những góc độ khác với hội hoạ hayđồ hoạ. 1.Khối, hình, đường nét: Khối lồi - Khối lõm. Khối cứng - Khối mềm. Khối đóng - Khối mở. Khối tĩnh - Khối động.... Mỗi cách tạo khối đưa lại cảm giác khác nhau: lõm, mềm, mở gây cảm giác động vàngược lại.Trong điêu khắc khối hình là có thực nó tồn tại trong không gian 3 chiều có thể cảm nhậnbằng xúc giác, có thể đi xung quanh nó và nhận ra sự biến động phong phú của nó quamỗi hướng nhìn. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của điêu khắc. Sự kết hợp giữa khối hình cũng đồng nghĩa với việc tạo nên đường nét cho tácphẩm. 2.Chất liệu: Đóng góp một phần quan trọng cho tiếng nói của điêu khắc.Chất liệu điêu khắc kháđa dạng, phong phú. Mỗi chất liệu đều có những ưu điểm nhất định giúp cho nhà điêukhắc thể hiện có hiệu quả hơn những hình tượng của mình. 3.Bề mặt tượng: Là một yếu tố ngôn ngữ, liên quan đến đường nét, hình khối của tác phẩm: Bề mặtnhẵn, láng, khối tròn ta thấy sự mềm mại, uyển chuyển gợi sự tĩnh tại, giàu chất thơ(tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, tượng A Di Đà...) ; Ngược lại với bề mặtnhẵn, láng tròn trịa, ta bắt gặp cái thô ráp của các bức như: Thánh Gióng (Ng. Hải), VõThị Sáu( Diệp Minh Châu)...đường nét cách điệu cao, bề mặt ít nhẵn, thô ráp và sần sùi.Ngôn ngữ Điêu khắc 4.Không gian: Các tác phẩm điêu khắc luôn gắn với không gian thực. Có một không gian phù hợpđể tồn tại thì giá trị của tác phẩm sẽ được tăng lên nhiều lần.Khi làm một tác phẩm điêu khắc, người ta cần tìm hiểu môi trường nơi tác phẩm tồn tạiđể tìm ra phương thức thể hiện cho phù hợp, để nội dung tác phẩm có thể bộc lộ hết bảnthân nó với công chúng thưởng thức. 5.Màu sắc: Ngoài các yếu tố trên khi nói đến điêu khắc cần chú ý đến yếu tố màu sắc. Thườngtrong tác phẩm ĐK người ta khai th ...