Ngọt vị hến sông quê
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 102.69 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quê tôi nằm giữa 2 con sông, bên này là dòng Nông giang tưới tiêu cho ruộng đồng xanh mướt; bên kia là con sông Chu mênh mông vươn mình qua những triền cát trắng. Hai dòng sông ấy đã "ban phát" vô số sản vật, trong đó có món canh hến ngọt thanh, dân dã.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngọt vị hến sông quêNgọt vị hến sông quêQuê tôi nằm giữa 2 con sông, bên này là dòng Nông giang tưới tiêu choruộng đồng xanh mướt; bên kia là con sông Chu mênh mông vươn mình quanhững triền cát trắng. Hai dòng sông ấy đã ban phát vô số sản vật, trong đócó món canh hến ngọt thanh, dân dã.Cùng là hến sông song hến ở 2 con sông chảy qua Thanh Hóa này rất khácnhau về vị . Nếu như con sông Nông giang với đặc thù nước sâu, có nhiềubùn đất, chảy qua khu dân cư nên cho những con hến to đầy, vỏ màu đen, vịhến ngọt đậm thì hến của sông Chu lại khác hẳn. Những con hến bé xíu, cóvỏ màu vàng trắng nhạt, nằm ngay trên mặt nước nông. Vị của hến ngọtthanh, man mát. Dù là hến được mò từ dòng sông nào cũng đều là món ănkhoái khẩu của người dân quê tôi.Hến sau khi được mò về đem ngâm vào nước gạo một đêm cho bớt bùn đất.Sau đó đem luộc chín. Phần nước luộc hến để cho lắng, lọc lấy phần nướcsạch. Nước hến có màu đục. Ruột hến sau khi vớt ra làm sạch, vắt sơ cho ráonước. Cho dầu vào chảo, thêm ít hành phi thơm, đổ ruột hến vào xào, nêmnếm chút gia vị. Khi nào thấy ruột hến hơi vàng, thịt săn lại thì nhấc xuốngbếp.Kế tiếp là bắc nồi lên bếp, đổ phần nước hến đã luộc vào đun, khi nước sôicho rau, ruột hến đã xào vào, nêm thêm gia vị vừa ăn là được. Nồi hến nhấcxuống tỏa mùi thơm ngạt ngào, đánh thức vị giác.Những đứa trẻ ham chơi mẹ gọi mãi không về , chỉ cần nhác thấy khói lamchiều trên nóc bếp, thoang thoảng đâu đây mùi canh hến đậm đà thì thể nàocũng chạy ù về. Cả nhà quây quần bên mâm cơm đạm bạc.Chan canh hến vào bát, hít hà vì mùi thơm nồng nàn, vị ngọt không lẫn vàođâu được của con hến quê hương. Màu xanh của cọng rau sau vườn nhà, đođỏ màu ớt trái, đùng đục màu nước hến. Tất cả hòa quyện vào nhau trongcuống họng, để lại dư vị đậm đà, ngọt nơi đầu lưỡi. Chẳng mấy chốc bụngđã no vậy mà vẫn cứ muốn húp thêm bát canh nữa!Hến mùa nào cũng có, nhưng ngon nhất là vào mùa hè. Lúc đó sông NôngGiang cạn, hến béo và ngon. Ở sông Chu (chảy tự nhiên) nên mùa nào cũngmò được nhưng hến cũng chỉ ngon nhất khi hè đến. Thú nhất là vào nhữngđêm trăng sáng, trên những doi cát trắng rộn ràng tiếng cười tiếng nói củangười đi cào hến. Dưới ánh trăng, dòng sông lấp lánh, người đi cào hến chỉcần lội xuống nước lấy chân cào xuống những chỗ nước nông, lập tứcnhững con hến bé xíu sẽ hiện ra.Để có bữa canh ngon chỉ cần lội qua lội lại vài vòng là đã thu được cả rổ. Đểrổ hến lên bờ các cô các chị lại tung tăng bơi lội xuống sông tắm táp. Tiếngcười đùa vang cả khúc sông. Ngày ấy, tôi còn bé cứ mỗi lần theo chị đi càohến đêm trăng là niềm thích thú, háo hức. Nhìn cảnh tượng đó tôi liền nghĩvề giấc mơ cổ tích nơi có những nàng tiên giáng trần, đang say sưa với cảnhđẹp nhân gian mà lỡ quên đường về. Chị bảo bé mơ mộng quá.Có lẽ bát canh hến ngày xưa ngon vì nhiều lẽ. Vì đó là sản vật quê mình; vìở đó có tiếng cười rộn ràng của thiếu nữ thôn quê; vì đó là một mảng màutrong ký ức tuổi thơ. Dần theo thời gian tôi lớn khôn, xa làng quê, xa consông tuổi thơ. Bươn trải qua bao dòng đời vậy mà không sao nguôi được nỗinhớ quê hương: Nhớ tiếng ru ầu ơi của mẹ, nhớ cánh đồng, dòng sông vàmón canh hến đậm đà thấm vị quê hương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngọt vị hến sông quêNgọt vị hến sông quêQuê tôi nằm giữa 2 con sông, bên này là dòng Nông giang tưới tiêu choruộng đồng xanh mướt; bên kia là con sông Chu mênh mông vươn mình quanhững triền cát trắng. Hai dòng sông ấy đã ban phát vô số sản vật, trong đócó món canh hến ngọt thanh, dân dã.Cùng là hến sông song hến ở 2 con sông chảy qua Thanh Hóa này rất khácnhau về vị . Nếu như con sông Nông giang với đặc thù nước sâu, có nhiềubùn đất, chảy qua khu dân cư nên cho những con hến to đầy, vỏ màu đen, vịhến ngọt đậm thì hến của sông Chu lại khác hẳn. Những con hến bé xíu, cóvỏ màu vàng trắng nhạt, nằm ngay trên mặt nước nông. Vị của hến ngọtthanh, man mát. Dù là hến được mò từ dòng sông nào cũng đều là món ănkhoái khẩu của người dân quê tôi.Hến sau khi được mò về đem ngâm vào nước gạo một đêm cho bớt bùn đất.Sau đó đem luộc chín. Phần nước luộc hến để cho lắng, lọc lấy phần nướcsạch. Nước hến có màu đục. Ruột hến sau khi vớt ra làm sạch, vắt sơ cho ráonước. Cho dầu vào chảo, thêm ít hành phi thơm, đổ ruột hến vào xào, nêmnếm chút gia vị. Khi nào thấy ruột hến hơi vàng, thịt săn lại thì nhấc xuốngbếp.Kế tiếp là bắc nồi lên bếp, đổ phần nước hến đã luộc vào đun, khi nước sôicho rau, ruột hến đã xào vào, nêm thêm gia vị vừa ăn là được. Nồi hến nhấcxuống tỏa mùi thơm ngạt ngào, đánh thức vị giác.Những đứa trẻ ham chơi mẹ gọi mãi không về , chỉ cần nhác thấy khói lamchiều trên nóc bếp, thoang thoảng đâu đây mùi canh hến đậm đà thì thể nàocũng chạy ù về. Cả nhà quây quần bên mâm cơm đạm bạc.Chan canh hến vào bát, hít hà vì mùi thơm nồng nàn, vị ngọt không lẫn vàođâu được của con hến quê hương. Màu xanh của cọng rau sau vườn nhà, đođỏ màu ớt trái, đùng đục màu nước hến. Tất cả hòa quyện vào nhau trongcuống họng, để lại dư vị đậm đà, ngọt nơi đầu lưỡi. Chẳng mấy chốc bụngđã no vậy mà vẫn cứ muốn húp thêm bát canh nữa!Hến mùa nào cũng có, nhưng ngon nhất là vào mùa hè. Lúc đó sông NôngGiang cạn, hến béo và ngon. Ở sông Chu (chảy tự nhiên) nên mùa nào cũngmò được nhưng hến cũng chỉ ngon nhất khi hè đến. Thú nhất là vào nhữngđêm trăng sáng, trên những doi cát trắng rộn ràng tiếng cười tiếng nói củangười đi cào hến. Dưới ánh trăng, dòng sông lấp lánh, người đi cào hến chỉcần lội xuống nước lấy chân cào xuống những chỗ nước nông, lập tứcnhững con hến bé xíu sẽ hiện ra.Để có bữa canh ngon chỉ cần lội qua lội lại vài vòng là đã thu được cả rổ. Đểrổ hến lên bờ các cô các chị lại tung tăng bơi lội xuống sông tắm táp. Tiếngcười đùa vang cả khúc sông. Ngày ấy, tôi còn bé cứ mỗi lần theo chị đi càohến đêm trăng là niềm thích thú, háo hức. Nhìn cảnh tượng đó tôi liền nghĩvề giấc mơ cổ tích nơi có những nàng tiên giáng trần, đang say sưa với cảnhđẹp nhân gian mà lỡ quên đường về. Chị bảo bé mơ mộng quá.Có lẽ bát canh hến ngày xưa ngon vì nhiều lẽ. Vì đó là sản vật quê mình; vìở đó có tiếng cười rộn ràng của thiếu nữ thôn quê; vì đó là một mảng màutrong ký ức tuổi thơ. Dần theo thời gian tôi lớn khôn, xa làng quê, xa consông tuổi thơ. Bươn trải qua bao dòng đời vậy mà không sao nguôi được nỗinhớ quê hương: Nhớ tiếng ru ầu ơi của mẹ, nhớ cánh đồng, dòng sông vàmón canh hến đậm đà thấm vị quê hương.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa ẩm thực Xu hướng ẩm thực bữa ăn của người Việt ẩm thực Việt Nam khuynh hướng ẩm thựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 246 5 0 -
69 trang 228 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 193 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 181 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 149 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 142 6 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 95 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
201 trang 87 1 0