1. Ngữ pháp là thuật ngữ dịch từ "grammaire" (tiếng Pháp), "grammar" (tiếng Anh) mà gốc là grammatikè technè ("nghệ thuật viết") của tiếng Hi Lạp. Thuật ngữ này có hai nghĩa: (1) là một bộ phận của cấu trúc ngôn ngữ, nó có đơn vị khác với đơn vị của từ vựng và ngữ âm; (2) là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu sự hoạt động, hành chức theo những quy tắc nhất định để biến các đơn vị ngôn ngữ thành các đơn vị giao tiếp. Để phân biệt rạch ròi hai nghĩa trên có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngữ pháp và ngữ pháp học
Ngữ pháp và ngữ pháp học
1. Ngữ pháp là thuật ngữ dịch từ grammaire (tiếng Pháp), grammar (tiếng
Anh) mà gốc là grammatikè technè (nghệ thuật viết) của tiếng Hi Lạp. Thuật
ngữ này có hai nghĩa: (1) là một bộ phận của cấu trúc ngôn ngữ, nó có đơn vị khác
với đơn vị của từ vựng và ngữ âm; (2) là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu
sự hoạt động, hành chức theo những quy tắc nhất định để biến các đơn vị ngôn
ngữ thành các đơn vị giao tiếp. Để phân biệt rạch ròi hai nghĩa trên có thể dùng
thuật ngữ ngữ pháp cho nghĩa (1) và ngữ pháp học cho nghĩa (2). Với ý nghĩa
đó mà nói thì ngữ pháp học là khoa học nghiên cứu về ngữ pháp.
2. Ngữ pháp học gồm hai bộ phận: từ pháp học và cú pháp học (theo cách
phân chia truyền thống).
a- Từ pháp học chuyên nghiên cứu về các quy tắc biến hình của từ, các phương
thức cấu tạo từ và các đặc tính ngữ pháp của từ loại.
b- Cú pháp học nghiên cứu những quy tắc kết hợp từ, nhóm từ thành các kết cấu
cú pháp để ngôn ngữ trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài
người.
Hai bộ phận trên đây có mối quan hệ khăng khít với nhau: nếu biết cách đặt
câu nhưng khong nắm vững quy tắc biến hình và các đặc điểm ngữ pháp của từ thì
đặt câu sữ không không đúng, trái lại, nếu chỉ biết các quy tắc biến hình từ mà
không biết cách kết hợp từ thành câu, thành phát ngôn thì vẫn không giao tiếp
được. Chỉ có trong cú pháp học, các nhân tố thông báo mới trở th ành hiện thực,
hành vi ngôn ngữ mới có ý nghĩa. Và cũng chính ở địa hạt này, các đơn vị bậc
thấp hành chức và thể hiện nét khu biệt của mình trong hệ thống các đơn vị ngôn
ngữ. Nói một cách nôm na, cú pháp học là việc tổ chức câu nói thành các phát
ngôn, thành văn bản. Và văn bản là sản phẩm cuối cùng của hoạt động ngôn ngữ.
Ngữ pháp học lại có thể chia thành ngữ pháp học đại c ương và ngữ pháp học
cụ thể.
Ngữ pháp học đại c ương nghiên cứu những quy luật chung của hoạt động ngữ
pháp trong tất cả các ngôn ngữ. Ngữ pháp học cụ thể nghiên cứu đặc trưng ngữ
pháp của từng ngôn ngữ. Trong ngữ pháp học cụ thể có thể chia ra ngữ pháp lí
luận và ngữ pháp thực hành. Song dù ở góc độ nào, nhà ngữ pháp học cũng phải
đề cập đến những vấn đề cơ bản dưới đây:
- Đặc trưng trừ tượng ngữ pháp khác với trừu tượng từ vựng và trừu tượng ngữ â m
ở chỗ nào?
Đơn vị của ngữ pháp là
- gì?
- Những quy tắc nào làm thành cơ chế của ngữ pháp mà nhờ đó ngôn ngữ trở
thành phương tiện tàng trữ và truyền đạt thông tin tuyệt vời của xã hội?
Hiện tượng nêu trên đây, thực tế, trừ sách Ngữ pháp tiếng Việt của GS. Nguyễn
Tài Cẩn có đề cập và biện giải về mặt ngữ pháp một cách hiển ngôn, còn hầu hết
các nghiên cứu khác về ngữ pháp tiếng Việt nói chung, về danh ngữ nói riêng, đều
đã bỏ qua. Trong phần nói về hai bộ phận trung tâm của danh ngữ từ trang 216 đến
223 [xem 10.], sách này nói rõ:
- Trung tâm của danh ngữ không phải là một từ mà là một bộ phận ghép gồm
hai vị trí nhỏ là T1 và T2, trong đó T1 là trung tâm về mặt ngữ pháp, trung tâm chỉ
về đơn vị đo lường.
- Có một số danh từ chuyên dùng để chỉ đơn vị và cũng có những danh từ lâm
thời chuyển làm đơn vị mà phần lớn bắt nguồn từ danh từ thường. Trong trường
hợp cần xác định có phải một danh từ bình thường lâm thời chuyển làm danh từ
chỉ đơn vị hay không, chúng ta phải có những kiểm nghiệm để kết luận.
Như vậy, khi hiện diện trong các danh ngữ loại A, nghĩa phái sinh S2: Vật có
hình giống như hạt gạo, hạt ngô của danh từ hạt đã tham gia vào sự kết hợp từ
vựng của nó với danh từ muối, cát, sạn, sỏi, gạo... Nói rõ hơn, chính nghĩa phái
sinh S2 này làm cho hạt kết hợp (về mặt) từ vựng được với những danh từ
như muối, cát, sạn, sỏi, gạo... đồng thời, lại cũng không ai khác ngoài nó, là kết
quả của chính các kết hợp đó. Nhờ thế mà danh từ hạt mới có thể kết hợp với các
số từ, lượng từ như mấy, mỗi, một, từng, vài, đôi, dăm, những (Ví dụ: một hạt, mấy
hạt, mỗi hạt, từng hạt, vài hạt, đôi hạt, dăm hạt, những hạt) - phân biệt với danh từ
khối, là loại danh từ không có khả năng ấy (không trực tiếp đếm được) [xem 3].
Điều đó có nghĩa rằng, về mặt ngữ pháp, tại các danh ngữ loại A hạt có ý nghĩa
chỉ đơn vị, để làm cho cái khối (loại/ chủng/ loài) do các danh từ không trực tiếp
đếm được đứng sau nó biểu thị (muối, cát, sạn gạo...), được vật hoá, được phân
xuất ra thành những phần tử; và vì thế, cương vị, chức năng, cùng với các ứng xử
ngữ pháp của nó không khác gì so
với viên (sỏi), hòn (gạch), tảng (đá), cục (đất), bức (tranh),ngôi (sao), tấm (vải), qu
e (kem), mảng (tường), cây (đa), con (gà), cái (chổi), chiếc(dép)... (là những từ mà
trước nay vẫn quen được gọi là loại từ, vừa dùng để chỉ đơn vị tự nhiên, vừa góp
phần miêu tả, quy về t ...