Danh mục

Ngừng tuần hoàn – Phần 2

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.23 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuốc trong cấp cứu * Chỉ có 2 thuốc được khuyến cáo bởi hiệp hội tim mạch Mỹ là adrenalin và Atropine. Liều đầy đủ của Atropine là (0.04 mg/Kg) và adrenalin liều-cao (0.20 mg/Kg). a, Oxy 100% sử dụng càng sớm càng tốt. b, Adrenalin: + Thuốc có ích lợi nhất trong thời gian tim ngừng đập là adrenalin bởi tác động alpha-adrenergic của nó kích thích thụ thể adrenergic trên hệ thần kinh tự động của tim (đặc biệt là nút xoang) làm cho tim đập lại, còn làm tăng lưu lượng máu tới cơ tim và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngừng tuần hoàn – Phần 2 Ngừng tuần hoàn – Phần 24. Thuốc trong cấp cứu* Chỉ có 2 thuốc được khuyến cáo bởi hiệp hội tim mạch Mỹ là adrenalin vàAtropine. Liều đầy đủ của Atropine là (0.04 mg/Kg) và adrenalin liều-cao(0.20 mg/Kg).a, Oxy 100% sử dụng càng sớm càng tốt.b, Adrenalin:+ Thuốc có ích lợi nhất trong thời gian tim ngừng đập là adrenalin bởi tácđộng alpha-adrenergic của nó kích thích thụ thể adrenergic trên hệ thần kinhtự động của tim (đặc biệt là nút xoang) làm cho tim đập lại, còn làm tăng lưulượng máu tới cơ tim và não trong thời gian CPR.- adrenalin hữu ích trong vô tâm thu, mất mạch do hoạt động điện (pulselesselectrical activity:PEA), rung tâm thất và trong chậm nhịp và huyết áp thấp.+ Thường đóng ống 1mg/1ml, liều tối ưu vẫn còn đang tranh luận; hiệp hộitim mạch Mỹ khuyến cáo cách dùng như sau:- Liều dùng là 1mg cho 1 lần tiêm, nhắc lại 3-5 phút một lần nếu như timchưa đập lại, có thể tăng liều lên 3mg cho một lần tiêm nếu như dùng liều1mg không có hiệu quả, hoặc 0,1 mg/kg IV mỗi 3-5 phút nếu cần.- Truyền tĩnh mạch adrenalin: được chuẩn bị bằng việc thêm 30 mgadrenalin (30 ml của dd 1: 1000) vào 250 ml của 5% D/W hay NaCl 0,9% vàcho truyền nhịp độ ban đầu là 100 ml/giờ (tương đương 1 mg adrenalin mỗi5), chuẩn độ tới khi đạt kết quả. Đường tiêm thuốc tốt nhất vào tĩnh mạchtrung tâm vì đây là con đường nhanh nhất đưa thuốc tới nút xoang.- Với những bệnh nhân nhịp tim chậm và huyết áp thấp, cho 1 mg adrenalinvào 500 ml của 5% D/W hay NaCl 0,9% và cho truyền chuẩn độ tới khi đạtkết quả mong muốn (thường 1-10 mcg/phút).+ Nếu tiêm vào tĩnh mạch ngoại vi - cần chọn tĩnh mạch cảnh ngoài, tĩnhmạch đầu hoặc tĩnh mạch nền cánh tay. Liều adrenalin cần pha trong 20 mlhuyết thanh mặn 0,9% và được tiêm nhanh vào tĩnh mạch, khi tiêm vào tĩnhmạch cánh tay cần nâng cao cánh tay lên, nếu đã đặt được một dây truyềntĩnh mạch thì sau khi tiêm thuốc vào dây truyền cần nâng cao chi thể và chodịch truyền chảy nhanh lên với mục đích làm cho thuốc về tuần hoàn nhanhhơn.- Không sử dụng các tĩnh mạch ở chi dưới vì ít hiệu quả.+ Con đường dự phòng để đưa thuốc vào khi chưa tiêm được thuốc vào tĩnhmạch, đó là tiêm thuốc vào khí quản bệnh nhân.- Liều dùng theo đường này cần cao hơn là 5mg adrenalin pha trong 5mlhuyết thanh mặn 0,9%.- Vị trí tiêm là khe sụn giáp-nhẫn, vừa chọc kim vừa hút nhẹ bơm tiêm đếnkhi thấy không khí tràn vào trong lòng bơm tiêm một cách dễ dàng chứng tỏmũi kim đã nằm trong lòng khí quản, bơm nhanh thuốc vào, sau khi rút kimra, bệnh nhân phải được thông khí và ép tim ngay.- Nhờ động tác thông khí, thuốc được đưa vào phế nang rồi ngấm sangmàng phế nang - mao mạch vào tuần hoàn phổi rồi nhờ động tác ép tim vềtim làm tim đập lại.- Không nên nhắc lại việc tiêm thuốc vào khí quản quá nhiều lần vì làmngập nước phổi bệnh nhân.+ Con đường cuối cùng để đưa thuốc vào - khi các con đường trên khôngthực hiện được, hoặc không có hiệu quả là tiêm thuốc vào buồng tim:- Cần chọn kim tiê m dài 7 - 10cm để có thể chọc tới buồng tim, kim mảnhcỡ 18 - 20Gauge để hạn chế tổn thương cơ tim.- Vị trí tiêm là khoang liên sườn 4 - 5 sát cạnh xương ức bên trái, sát bờ trênxương sườn dưới để tránh màng phổi và bó mạch thần kinh liên sườn.- Hướng kim là từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong, từ trước ra sau, vừachọc vừa hút nhẹ bơm tiêm đến khi máu trào vào bơm tiêm một cách dễdàng chứng tỏ mũi kim đã nằm trong buồng tim thì bơm nhanh thuốc vào.- Sau khi rút kim ra bệnh nhân cần được ép tim và thông khí ngay.Các thuốc khác:c, Sodium bicarbonate:Các thuốc kiềm máu chỉ thực sự cần thiết khi tim đập lại và có huyết áp,nhưng khi cấp cứu hồi sinh kéo dài có thể sử dụng với liều 1mEq HCO3 cho1kg cân nặng cho 30 phút cấp cứu .d, Atropine:Có thể hữu ích ở BN vô tâm thu, PEA chậm. Ít hiệu quả trong block AV độIII và có hại trong block AV độ II kiểu Mobitz II; Liều ghi nhận là 0.5-1 mg(1mg trong ngưng tim) IV mỗi 3-5 khi cần tới tổng liều 3mg. Khuyến cáoliều lượng là 0.5-1.0mg (1 mg trong tim ngừng đập) IV q3-5 min khi cần tớitổng liều 3 mg.e, IsoproterenolLà một chủ vận bêta thuần khiết với thuộc tính inotropic and chronotropicmạnh ( làm tăng nhu cầu oxi cơ tim). Được chỉ định cho xoán đỉnh bất trị vàchậm nhịp ảnh hưởng nghiêm trọng huyết động; liều thấp 1-3 mcg/phút cóthể công hiệu; truyền liều 1mg pha trong 500ml 5% D/W (2mcg/ml) vàchuẩn liều tác dụng (1-10mg/phút) để đạt tần số tim mang muốn. Có bằngchứng là isoproterenol có thể có hại trong ngừng tim, bằng việc giảm bớt sứckháng của mạch máu, và giảm tưới động mạch vành trong thời gian CPR.f, Calcium:Ca++ gây tổn thương tế bào nên hiện chỉ dùng cho các trường hợp ngừngtim do hạ Ca++ máu hoặc ngộ độc các thuốc ức chế Ca++.Liều lượng là 2ml (2-4 mg/Kg) dung dich canxi clorua 10% IV, lặp lại mỗi10 phút khi cần. Can xi gluceptate 5-7 ml, và Canxi gluconat 5-8 ml, cungcấp lượng tương đương Can xi như trên.g, Lidocain:Lidocain là t ...

Tài liệu được xem nhiều: