Danh mục

Người bệnh tưởng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 93.29 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một hôm ở Munich, nhà soạn nhạc Karl Amadeus Hartmann lại thăm Igor Strawinsky, ông này đêm đó sẽ phải điều khiển ở Munich cuộc hòa tấu vài nhạc phẩm của mình. Hartmann thấy nhạc sư ngồi trong chiếc ghế bành, cổ quấn chiếc khăn choàng bằng len, miệng ngậm một chiếc hàn thử biểu: Hartmann hỏi: - Trời! Ông đau ư? Strawinsky đáp: - Chưa Đó là thái độ điển hình của những người bị chứng ưu uất, lúc nào cũng sợ bị bệnh, tưởng tượng rằng mình sắp đau tới nơi, hoặc đương đau rồi nữa. Đàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người bệnh tưởng Người bệnh tưởng Một hôm ở Munich, nhà soạn nhạc Karl Amadeus Hartmann lại thămIgor Strawinsky, ông này đêm đó sẽ phải điều khiển ở Munich cuộc hòa tấuvài nhạc phẩm của mình. Hartmann thấy nhạc sư ngồi trong chiếc ghế bành,cổ quấn chiếc khăn choàng bằng len, miệng ngậm một chiếc hàn thử biểu: Hartmann hỏi: - Trời! Ông đau ư? Strawinsky đáp: - Chưa Đó là thái độ điển hình của những người bị chứng ưu uất, lúc nàocũng sợ bị bệnh, tưởng tượng rằng mình sắp đau tới nơi, hoặc đương đau rồinữa. Đàn ông hay đàn bà cũng có thể bị bệnh đó. Tư tưởng của họ nhưquay cuồng hoài, chung quanh cái bản ngã của họ, nghĩa là họ chỉ nghĩ tớihọ thôi, đặc biệt là lo lắng về sức khỏe của họ, chứ không nghĩ tới ngườikhác hoặc vạn vật chung quanh. Tôi biết một bà nọ, lần nào gặp tôi, vừa mới chào hỏi xong, là đã chỉngay một phần nào đó trên thân thể rồi rên rỉ: Đây, tôi đau ở đây! Hơi mỏilưng ư, là bà tin rằng bị chứng phong thấp, sưng khớp xương rồi. Mới nổi umột chút ở chỗ nào đó là đã nghĩ rằng có căng-xe (cancer), tim hơi đập mạnhdo thời tiết thay đổi, thế là bà quả quyết rằng sắp lên cơn đau tim. Mà tới naytôi quen biết bà đã hơn mười lăm năm, chưa hề thấy bà bị một bệnh nàonặng cả. Bà còn khỏe mạnh hơn ai nữa mà cứ tưởng tượng là mình đau. Vìbiết cuộc đời của bà, nên tôi hiểu được bệnh ưu uất của bà vì đâu mà phát ravà phát từ hồi nào. Nguyên do là một lần bà bị thất vọng chua chát: bàkhông cưới được người bà yêu. Không chịu an phận mà lại không vượt lênkhỏi cái bản ngã nhỏ nhoi của mình được, nên cứ nghĩ hoài về nỗi khổ củamình. Do cái thói coi mình là trung tâm của vũ trụ đó, người ưu uất là khổcho các người chung quanh và cả cho chính họ nữa. Lo lắng hoài về sứckhỏe, họ hóa ra dễ bị những bệnh mà đáng lẽ, theo thể chất của họ, họ khôngbị. Một y sĩ Anh, sau khi nghiên cứu kĩ các tương quan giữa trí tưởngtượng và bệnh tật, bảo rằng có nhiều người sợ bệnh nào nhất thì mắc đứngcái bệnh đó, nhất là khi bệnh đó đương phát mạnh ở trong miền. Có nhữngbệnh đúng mốt thời đại, lúc thì có mối đau bao tử, lúc thì mốt huyết áp cao... Có lẽ vì vậy mà ta hiểu được tại sao có thời trong một trường nọ hoặc tỉnhnọ, người ta mắc chứng đau ruột dư như mắc một bệnh dịch. Y sĩ và y tá có khi do nghề nghiệp, mắc rồi chết vì những bệnh bí mật,kì cục chỉ riêng cho họ biết, còn người thường không bị vì không nghe nóitới những bệnh đó bao giờ. Nguyên do là tại họ tự kỉ ám thị. Sức mạnh của tự kỉ ám thị lớn tới nỗicó thể gây trạng thái có thai thần kinh: suốt chín tháng, người đàn bà có đ ủnhững triệu chứng mang thai, mà sự thực là chưa thụ thai, và dĩ nhiên khôngsanh đẻ. Nguyên nhân thường là người đó mong có con quá mà bao lâu vẫnkhông có thai; nhưng c ũng có thể là do quá sợ phải sanh đẻ, trường hợp nàyhiếm hơn. Sự tự kỉ ám thị có thể gây hiện tượng lớn lao như vậy là có thaithần kinh thì tất nhiên cũng gây được một cách dễ dàng nhiều bệnh tưởngtượng khác, gây được cả những hỗn loạn có thực trong cơ thể nữa. Theo tôi nhận xét thì bệnh ưu uất thường là một hiện tượng có tínhcách hỗn độn, xung đột, vì bệnh nhân nửa sợ nửa muốn có bệnh, muốn v ìkhi có bệnh rồi thì họ được nghỉ ngơi, trút hết những trách nhiệm họ gánh. Bệnh ưu uất thường xuất hiện vào tuổi già, điều đó dễ hiểu: tuổi đósức lực suy kém, người ta sợ chết, cho nên hơi sổ mũi, nóng lạnh là hoảngrồi. Người trẻ mà tiên thiên bất túc, cũng dễ bị bệnh đó. Nhưng tôi biết mộtngười coi thường cái chết mà rồi thắng được bệnh. Văn sĩ Carl Zuckmayerbị chứng đau tim nặng, y sĩ cấm đi du lịch, ra nắng, uống rượu, mà ông tacần những cái đó mới sống được. Một hôm trong thời mới khỏi bệnh, ôngđược một thiếu nữ xinh đẹp lại thăm, và ông nhất định không nghe lời y sĩ,đi chơi mấy giờ dưới ánh nắng với thiếu nữ, khát thì uống rượu cho đã. Ôngta bảo: Thế là tôi hết bệnh tức thì. Ông chủ quan mà nói vậy: nhưng y sĩkhám lại thì quả nhiên ông hết bệnh tật. Chúng ta đều thấy những người sức khỏe rất kém mà hoạt động kinhkhủng. Người ta bảo những người đó có một nghị lực không thắng nổi. Nh ưvậy nghĩa là làm sao? Tại sao mà khi ra trận, các chiến sĩ chịu nổi những cựcnhọc ghê gớm? Tại sao mà hễ không sợ bị lây bệnh thì giữa lúc bệnh dịchhoành hành, người ta săn sóc các bệnh nhân mà không mắc bệnh? Chỉ tại trong những trường hợp đó, người ta không nghĩ tới bản thânnữa. Không muốn mà cũng không có gì lo lắng về sinh mạng, sức khỏe củamình. Khi hi sinh cho một cái gì cao cả, người ta vượt lên khỏi cái bản ngãnhỏ nhoi của mình, mà hòa đồng với một nguồn sinh lực lớn hơn của tanhiều lắm. Thắng được tánh vị kỉ là có một sức mạnh rất lớn. Vì vậy, nhữngngười khỏe mạnh nhất là những người hoài bão một lí tưởng, được sức mạnhcủa lí tưởng đó nâng đỡ kéo đi, không có thì giờ nghĩ tới những nổi lặt vặtcủa mình. ...

Tài liệu được xem nhiều: